Vì Sao Phụ Nữ Hay Bị Nhức đầu Hơn Nam Giới?
Có thể bạn quan tâm
Tỷ lệ đau nửa đầu ở nữ giới gấp 3 lần nam giới
Ở nước ta có khoảng 20% dân số nói chung mắc chứng đau nửa đầu (hay còn gọi là đau đầu Migraine). Đây là một bệnh lý của não và có liên quan đến vấn đề gen, di truyền, đến lúc nào đó khi gặp các yếu tố tác động sẽ bị kích hoạt, các peptit trong AND bị xáo trộn và tạo nên những chất dẫn truyền thần kinh hoạt động một cách quá mức gây nên co mạch và các bệnh lý của não.
Trong đó, tần suất phụ nữ gặp phải cơn đau nửa đầu gấp 3 lần nam giới. Bởi nam giới khả năng chịu áp lực lớn hơn và dễ dàng bày tỏ, bộc lộ để giải tỏa nên các gen lặn vẫn còn ở đó và không gây ảnh hưởng nhiều. Ngược lại, người phụ nữ rất nhạy cảm với cuộc sống, đối diện với nhiều áp lực công việc, gia đình thường có xu hướng âm thầm chịu đựng, rất khó để giãi bày.
Mặt khác, người ta nhận thấy, người phụ nữ đến giai đoạn 30-50 tuổi giấc ngủ không còn được điều hòa bình thường như thời còn trẻ, đặt mình xuống không thể ngủ ngay. Khi qua tuổi 30, các chị em sẽ bắt đầu có rối loạn về cảm giác giấc ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ, điều này cũng dẫn đến các cơn đau nửa đầu.
Ngoài vấn đề gen, di truyền, người phụ nữ với vô số bộn bề lo toan trong cuộc sống nên dễ bị đau nửa đầu (Ảnh minh họa)
Bên cạnh vấn đề về di truyền, có gen lặn trong não thì phụ nữ còn đối diện với những yếu tố kích hoạt khác như sự nhạy cảm trong đời sống kinh nguyệt, đời sống sinh sản. Chẳng hạn như người phụ nữ sau sinh rất dễ đối diện với trầm cảm, khi đó lượng serotonin nhiều hơn bình thường khiến não bị kích thích, từ đó gây ra cơn đau đầu dữ dội.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng thấy rằng, chính những yếu tố khởi phát kích hoạt đã tạo ra stress, vì vậy ngay cả khi chưa sinh nở, người phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai sẽ có tần suất bị đau đầu nhiều hơn những người sau khi mãn kinh hoặc chưa đến giai đoạn có kinh nguyệt.
Điều này là do các nội tiết tố như estrogen, testosterone trong cơ thể phụ nữ biến động theo từng tháng. Như vậy, mỗi năm các chị em có 12 lần thay đổi, không chỉ một vài ngày mà quá trình này sẽ kéo dài từ đầu tháng đến cuối tháng, dẫn đến chu kỳ sinh học bị xáo trộn.
Một nguyên nhân khác ít được chị em quan tâm, đó là thói quen ăn uống thất thường, nhịn ăn để giảm cân, sử dụng nhiều đồ hộp, đồ khô, thức ăn nhanh… cũng dẫn đến các cơn đau nửa đầu.
Bệnh dễ chẩn đoán nhưng thường bị nhầm lẫn
Triệu chứng sớm của đau nửa đầu thường rất điển hình nhưng nếu để tình trạng này sang đến giai đoạn muộn, khoảng 3 tháng hoặc thậm chí kéo dài hơn nữa thì việc chẩn đoán sẽ phức tạp và dễ nhầm lẫn với đau đầu căng thẳng, viêm xoang mãn, u não hay một số bệnh lý khác.
Đau nửa đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của người phụ nữ, thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm (Ảnh minh họa)
Các chị em cần biết rằng, đau nửa đầu là một bệnh lý về não do yếu tố thần kinh mạch máu và cả vùng chi phối bị tổn thương,… nên không thể chủ quan. Nếu bệnh được điều trị sớm, khi cơn đau nửa đầu còn thưa, chỉ 1 lần/ tuần, vài ba lần/ tháng hoặc giảm bớt những yếu tố kích hoạt thì không phải là vấn đề đáng ngại.
Song nếu đau đầu kéo dài liên tục trên 3 tháng hoặc thời gian kéo dài nhiều hơn, lâu dần sẽ khiến chất lượng cuộc sống, công việc bị suy giảm, thường xuyên mất ngủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, thậm chí là có đến 60% các trường hợp đau nửa đầu gây ra trầm cảm.
Bệnh đau nửa đầu thường xuất hiện kịch phát, đau tăng lên và sau 2 tiếng mới giảm dần. Cơn đau chỉ khu trú ở một nửa đầu (nếu để mạn tính có thể đau sang hai bên), đau giật giật theo nhịp mạch đập khiến người bệnh có cảm giác đầu bị bóp, siết, nhịp tim nhói và đập với cường độ cao. Trong cơn đau có thể kèm với nôn ói.
Bệnh thường khởi phát gắn liền với các yếu tố kích thích như ánh sáng, tiếng ồn, đặc biệt là khi thực hiện những hoạt động gắng sức như lên - xuống lầu, gặp phải các yếu tố tâm lý bất lợi, đến chu kỳ kinh nguyệt. Một đặc điểm dễ nhận biết đau nửa đầu là cơn đau theo từng cơn, tăng lên sau đó giảm xuống và có thể tiếp tục cơn thứ 2, một cơn đau ít nhất là 2 tiếng cho đến 72 giờ.
Các chị em nên ứng phó thế nào với cơn đau nửa đầu?
Nhiều chị em phụ nữ nhầm tưởng sau khi mãn kinh sẽ hết tình trạng đau nửa đầu. Thực tế không phải vậy, dù trong giai đoạn có kinh nguyệt, sinh nở hay mãn kinh thì vẫn có những trường hợp bị đau nửa đầu.
Thậm chí, cơn đau nửa đầu sau mãn kinh còn phức tạp hơn rất nhiều, vì khi đó các chất dẫn truyền thần kinh trong não teo lại, đồng thời các nội tiết tố trong cơ thể cũng giảm đi nên người phụ nữ phải đối diện một loạt bệnh lý nguy hiểm như rối loạn lo âu, trầm cảm, các yếu tố nguy cơ của đột quỵ nhiều hơn.
Nhưng, giai đoạn cực phát nhất, xảy ra cơn đau nửa đầu thường xuyên nhất là khi ở độ tuổi 20-40, đây được xem là giai đoạn “chạy đua marathon” gay cấn nhất của mỗi người. Nhất là chị em phụ nữ vào ngưỡng 30-40 tuổi, khoảng thời gian này vừa phải phát triển sự nghiệp, vừa lo xây tổ ấm, vẹn tròn con cái, tạo dựng hạnh phúc nên áp lực vì thế cũng nhiều hơn, dễ bị cơn đau nửa đầu hành hạ hơn.
Một vấn đề nan giải hơn, ngày nay cùng với cuộc sống ngày càng hiện đại thì đau nửa đầu ngày càng có xu hướng trẻ hóa, 20 tuổi đã gặp phải tình trạng này. Đây là thời kỳ cũng rất quan trọng, rất nhiều nỗi lo trong cuộc sống ập đến, cạnh tranh từ việc học hành, ra trường xoay sở để tìm được công việc phù hợp, vì thế áp lực vào đời không hề nhỏ.
Đau nửa đầu không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân, bởi nó thuộc nhóm bệnh lý về gen. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều trị cắt cơn và phòng ngừa tái phát. Vì đau nửa đầu là kiểu đau đầu có cơn, thường chỉ kéo dài trong 2 tiếng và sau đó giảm dần. Do đó, nếu tác động ngay vào giai đoạn này thì sau 30 phút cơn đau sẽ giảm đi.
Đối với các thể nhẹ, cơn đau xảy ra thưa, nhanh chấm dứt, cường độ đau nhẹ hoặc vừa phải, thuốc giảm đau đầu tay có thể sử dụng là paracetamol hiệu quả và tương đối an toàn.
Điều quan trọng là dùng đúng hàm lượng, liều dùng. Với người có cân nặng từ 43-65kg thì có thể dùng paracetamol 650mg là hợp lý nhất. Lưu ý, theo khuyến cáo chung, không sử dụng paracetamol quá 4.000mg/ ngày, nhưng ở Việt Nam thì thường dùng khoảng 2.000 mg/ ngày. Như vậy, người bệnh có thể sử dụng 3 viên paracetamol 650 mg/ ngày, chia đều cách nhau khoảng 4-6 giờ.
Bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau, người bệnh có thể kết hợp với chườm lạnh, xoa bóp, massage… để giúp xoa dịu sự khó chịu.
Nếu trong tuần cơn đau này xuất hiện một vài lần, người bệnh vẫn có thể dùng thuốc nhiều lần, điều này trong giới hạn cho phép. Nhưng trong trường hợp người bệnh đã dùng thuốc giảm đau nhưng không cắt được cơn đau hoặc quá 7 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh.
Tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc, vì các loại thuốc điều trị cắt cơn trong đau nửa đầu có rất nhiều chống chỉ định, tăng huyết áp, tăng nhãn áp, đau đầu tăng áp lực nội sọ… Đặc biệt là phụ nữ mang thai thuốc cắt cơn sẽ làm co thắt mạch máu, rất nguy hiểm, các chị em vẫn có thể sử dụng paracetamol để giảm đau cách ngày hoặc khi đau nhưng không được lạm dụng.
Bên cạnh đó, ngoài việc dùng thuốc, để phòng ngừa đau nửa đầu, người bệnh cần có chế độ ăn uống thích hợp: kiêng rượu và thuốc lá (tránh hít phải khói thuốc), hạn chế bia, cà phê. Ngoài ra, người bệnh cần tránh những cơn căng thẳng về thần kinh, hạn chế đến nơi có tiếng ồn, đảm bảo ngủ đủ (tối thiểu 7 giờ mỗi ngày), tập luyện thân thể đều đặn để giảm huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu.
PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị - Phó chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam
Đôi nét về tác giả PGS.TS.BS Vũ Anh Nhị là Trưởng bộ môn Thần kinh Đại học Y dược TPHCM; Phó chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Động kinh Việt Nam. Năm 1980, BS Vũ Anh Nhị tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ đa khoa và nhận công tác tại chuyên khoa Thần kinh, BV Đại học Y Dược TPHCM từ năm 1981. Đến năm 1987, ông theo đuổi chuyên khoa Thần kinh tại Đức và đi sâu vào nghiên cứu các bệnh lý thần kinh. Ông nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành Nội khoa Thần kinh năm 1997 và chức danh Phó giáo sư năm 2001. Bên cạnh 34 năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện, BS Vũ Anh Nhị đặc biệt dành nhiều thời gian cho nghiên cứu. Tính riêng từ năm 2001 tới nay, ông đã tham gia 56 đề tài được đăng trên các tạp chí y học uy tín; gần 30 công trình khoa học. Hơn 10 cuốn sách chuyên khảo về chuyên ngành thần kinh học đều do ông chấp bút. Hầu hết các sách này đều tập trung vào chẩn đoán và điều trị cho người bệnh tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ, nhiễm trùng thần kinh, thần kinh cơ, nhược cơ hoặc động kinh. |
Thuốc giảm đau Hapacol 650mg phù hợp với người có cân nặng từ 43 - 65kg
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Từ khóa » Vì Sao Nhức đầu
-
Bệnh đau đầu Hình Thành Thế Nào? | Vinmec
-
Hay Bị đau đầu Có Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất?
-
Đau đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Đau đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Đau đầu: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
Các Loại đau đầu Thường Gặp: Nguyên Nhân, Cách điều Trị | Hapacol
-
Tình Trạng đau đầu Kéo Dài, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Hapacol
-
Tiếp Cận Bệnh Nhân đau đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Tại Sao đau đầu, Mất Ngủ Hậu Covid-19? - VnExpress
-
Hay Bị đau đầu Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? Đọc Và Cảnh Giác!
-
Thường Xuyên Bị đau đầu Có Thể Mắc Bệnh Gì? - Báo Tuổi Trẻ
-
Một Số Tác Nhân Gây đau đầu Phổ Biến
-
Bệnh đau đầu Do Nguyên Nhân Nào, Những Ai Dễ Bị đau đầu?
-
Ðau Nửa đầu Và Cách điều Trị - Bệnh Viện Hồng Ngọc