Vì Sao Số Ca Mắc COVID-19 Tại TP.HCM Giảm Sâu Nhưng Hà Nội Lại ...
Có thể bạn quan tâm
2 nguyên nhân giúp TP.HCM có số ca mắc COVID-19 giảm mạnh
Trước đây, TP.HCM từng là “tâm dịch” COVID-19 của cả nước với số ca mắc mỗi ngày từ 5.000 đến 7.000 ca, thậm chí có ngày lên đến hơn 10.000 ca; còn số ca tử vong có lúc lên đến 340 ca/ngày. Tuy nhiên thời gian gần đây, mỗi ngày TP chỉ còn dưới 100 ca mắc COVID-19, đặc biệt là trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vừa qua số ca mắc mỗi ngày chỉ khoảng 50 đến 70 ca, số ca tử vong chỉ còn vài ca mỗi ngày.
Trong khi đó, liên tục nhiều ngày qua, Hà Nội và một số tỉnh miền Trung số ca mắc COVID-19 tăng cao, đặc biệt là Hà Nội trong nhiều tuần qua số ca mắc COVID-19 luôn dao động ở mức 3.000 ca mỗi ngày.
Bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại một cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM- Ảnh: PV
Câu hỏi được đặt ra lúc này, vì sao TP.HCM từng là “tâm dịch” COVID-19 - nơi có mật độ dân cư đông nhất nước, giao thương lớn lại có số ca mắc giảm mạnh còn Hà Nội và nhiều địa phương khác tăng cao?
Phân tích về điều này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP.HCM đã chỉ ra 2 nguyên nhân chính giúp cho TP mở cửa, nhưng dịch bệnh COVID-19 vẫn giảm sâu, đó là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch do vắc xin của người dân TP cao hơn so với các địa phương khác cũng như Hà Nội.
Bác sĩ Dũng cho rằng, TP.HCM trải qua một “trận dịch” COVID-19 kinh hoàng gây thiệt hại lớn về người là một điều không may, nhưng lại là điều thuận lợi cho việc mở cửa trở lại. Khi TP có một lượng lớn bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh điều đó đồng nghĩa với việc có một lượng lớn người đã có miễn dịch tự nhiên.
“Miễn dịch tự nhiên luôn cao hơn so với miễn dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, kháng thể của người mắc bệnh có kháng nguyên rất đa dạng, nên kháng thể có tính chất đa dạng sẽ có miễn dịch tốt hơn. Miễn dịch do mắc COVID-19 tạo ra kháng thể trên niêm mạc ở mũi, họng nên nguy cơ mắc bệnh trở lại thấp, còn những người tiêm vắc xin chỉ có kháng thể trong máu”, bác sĩ Dũng giải thích.
Trong bối cảnh TP.HCM bùng phát dịch COVID-19, những người dù không bị nhiễm COVID-19 nhưng cũng bị phơi nhiễm trong môi trường có dịch, ít nhiều cũng sẽ có miễn dịch tăng lên.
Bên cạnh đó trong thời gian qua, TP đã tích cực tiêm mũi 3 với số lượng khá cao (khoảng 4 triệu người); còn mũi 2 đã tiêm tất cả những người đủ điều kiện nên có miễn dịch tốt hơn so với các địa phương khác.
"Như vậy, chúng ta thấy nguyên nhân chính giúp TP.HCM dù mở cửa, nhưng số ca mắc COVID-19 giảm mạnh là do người dân có miễn dịch tự nhiên và miễn dịch do tiêm vắc xin cao hơn so với các địa phương khác”, bác sĩ Dũng nói.
TP.HCM đã có miễn dịch trong cộng đồng
Với tỷ lệ tiêm chủng như hiện nay cũng như số ca mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, bác sĩ Dũng khẳng định, TP.HCM đã có miễn dịch trong cộng đồng (với điều kiện là duy trì 5K ở mức độ hiện tại - nghĩa là chúng ta đạt trạng thái bình thường mới chứ không phải là bình thường cũ).
“Khi TP đã có miễn dịch trong cộng đồng, nếu trong thời gian tới có gia tăng số ca mắc COVID-19 tạm thời do thăm viếng người thân, đến địa phương khác để thăm gia đình, đi du lịch… thì khả năng lây lan cũng rất thấp và sẽ giảm trở lại, chứ không tạo ra một làn sóng dịch mới như trước đây”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho rằng, sở dĩ hiện nay số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM giảm mạnh, xuống ở mức thấp nhất là do nhóm người tiêm vắc xin chưa tạo đủ miễn dịch đều đã mắc COVID-19. Do đó hiện nay TP.HCM đã có miễn dịch cộng đồng an toàn với COVID-19.
Thực tế cho thấy, có một lượng lớn người đã tiêm đủ liều vắc xin vẫn mắc COVID-19. Đây là những người đã tiêm đủ liều vắc xin, nhưng không tạo đủ miễn dịch như những người khác nên vẫn bị nhiễm.
“Những người sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 sẽ hình thành 3 nhóm gồm: nhóm không bị lây bệnh, nhóm lây bệnh không có triệu chứng và nhóm lây bệnh có triệu chứng lâm sàng. Đối với nhóm lây bệnh có triệu chứng phải để cho họ mắc bệnh hết, khi đó sẽ có miễn dịch hoàn hảo. Nhóm này chiếm khoảng 20%. Do đó, khi nào tất cả nhóm người này mắc COVID-19 thì số ca mắc ở Hà Nội sẽ giảm và đi xuống”, bác sĩ Khanh chia sẻ.
Đối với TP.HCM dù đã có miễn dịch trong cộng đồng, nhưng bác sĩ Dũng lưu ý người dân TP phải tuân thủ 5K để tránh nguy cơ số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, nhất là khi biến chủng Omicron xâm nhập thì số ca mắc sẽ gia tăng, dù tỷ lệ tiêm chủng cao, nhưng chủng Omicron có thể “trốn thoát” vắc xin.
Riêng các tỉnh, thành khác, nhất là Hà Nội, miễn dịch không cao bằng TP.HCM, nếu không thực hiện tốt 5K thì có nguy cơ số ca mắc COVID-19 sẽ tăng khá nhanh.
Nhận định về tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội, bác sĩ Dũng cho biết, nhiều khả năng số ca mắc ở địa phương này còn tiếp tục gia tăng do người dân chưa có miễn dịch tự nhiên trong cộng đồng cao, còn tiêm vắc xin thì vẫn không thể đạt miễn dịch 100%. “Trong thời gian tới, ngoài thực hiện 5K, Hà Nội nên vận động người dân giảm các hoạt động lễ hội, ít nhất trong năm nay để cho người dân tiêm chủng đầy đủ mũi 3, nếu không tỷ lệ tử vong sẽ gia tăng”, bác sĩ Dũng khuyến cáo.
Hồ QuangNguồn tin : MỘT THẾ GIỚITừ khóa » Số Ca Dương Tính Tại Tp Hcm
-
Cổng Thông Tin Covid-19 TP.HCM: Trang Chủ
-
Covid 19 - Bộ Y Tế
-
TP.HCM: Số Ca Mắc COVID-19 Tiếp Tục Gia Tăng - HCDC
-
Bản Tin COVID-19 Tối 28/9: TP.HCM Ghi Nhận Thêm 377 Ca Nhiễm ...
-
TPHCM: Số Ca Mắc Mới Tiếp Tục Tăng Mạnh, Omicron đang Là Biến ...
-
Dịch Covid-19 Hôm Nay: 15.935 Ca Nhiễm, Số Mắc Và Tử Vong ở TP ...
-
Dịch Covid-19 Hôm Nay: 15.218 Ca Nhiễm Mới, Số Mắc ở TP HCM ...
-
Ngày 19/10: Có 3.034 Ca Mắc COVID-19 Tại TP HCM Và 48 Tỉnh ...
-
TP.HCM: Số Ca Nặng, Tử Vong Thấp Nhất Trong đợt Dịch Thứ 4, Dự Báo ...
-
Tối 1/9: Thêm 11.434 Ca Mắc COVID-19, TP HCM Nhiều Nhất Với ...
-
Ngày 1/10: Số Ca Tử Vong Tại TP.HCM Giảm Xuống Mức 2 Con Số | Y Tế
-
TPHCM: Số Ca Mới Mắc COVID-19 Tăng Trở Lại - Tiền Phong
-
Tin Tức Dịch Covid-19 TP HCM Mới Nhất Trên VnExpress