Vì Sao Thổ Nhĩ Kỳ đổi Tên Nước? - Báo Nghệ An
Có thể bạn quan tâm
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đất nước tiếp tục bị liên tưởng đến gà tây và việc đổi tên dường như cũng nằm trong tính toán chính trị của Tổng thống Erdogan.
Cái tên Turkey lâu nay đã gắn liền Thổ Nhĩ Kỳ với loài gà tây, loại gia cầm là biểu tượng của ngày Lễ Tạ ơn ở Bắc Mỹ.
Hôm 2/6, Liên hợp quốc đã phê chuẩn yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đổi tên thành Türkiye, cách viết tên nước này theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, trong một động thái mà Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu ca ngợi rằng sẽ "gia tăng giá trị thương hiệu cho đất nước".
"Lý do chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ đổi tên là để loại bỏ mối liên hệ với gà tây", Sinan Ulgen - Chủ tịch viện nghiên cứu EDAM, trụ sở ở Istanbul cho hay. "Ngoài ra, trong khẩu ngữ, từ này được sử dụng để ám chỉ thất bại".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trước các thành viên đảng cầm quyền AK của ông trong cuộc họp tại quốc hội ở Ankara hôm 18/5. Ảnh: Reuters. |
Türkiye là cách viết tên nước theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đã được sử dụng từ năm 1923, khi Thổ Nhĩ Kỳ thành quốc gia mới sau khi Đế chế Ottoman tan rã. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng tên Turkey trên trường quốc tế. Turkey và Türkiye có phát âm tương tự, song Türkiye có thêm âm tiết "yay" ở cuối.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói rằng, cái tên mới thể hiện "văn hóa, văn minh và các giá trị của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ một cách tốt nhất".
Các tổ chức quốc tế giờ đây có nghĩa vụ sử dụng cái tên mới, nhưng công chúng sẽ không thể lập tức quen với điều này, Ulgen nhận định. "Có thể sẽ mất nhiều năm để công chúng quốc tế chuyển từ Turkey sang Türkiye".
Theo ông, đây không phải lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng thay đổi tên của mình. Một nỗ lực tương tự từng được thực hiện vào giữa những năm 1980 dưới thời Thủ tướng Turgut Ozal nhưng không thu hút được nhiều chú ý.
Có thể cũng tồn tại những động cơ chính trị đằng sau động thái này khi người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bầu cử tổng thống vào tháng 6 năm sau, trong bối cảnh đất nước đang đối mặt khủng hoảng kinh tế gay gắt và ông Erdogan sẽ tái tranh cử.
Đây là "chiến lược được Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ triển khai nhằm tiếp cận với các cử tri theo chủ nghĩa dân tộc trong một năm quan trọng đối với nền chính trị đất nước", Francesco Siccardi, chuyên gia từ viện nghiên cứu Carnegie châu Âu, nhận định.
Thời điểm thay đổi tên có liên quan mật thiết tới cuộc bầu cử năm tới, ông nói. "Quyết định về việc đổi tên được công bố vào tháng 12 năm ngoái, khi Tổng thống Erdogan đang thất thế trong các cuộc thăm dò dư luận và đất nước phải đối mặt một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất 20 năm qua".
Vị trí của ông Erdogan trong các cuộc thăm dò vài năm gần đây đã suy giảm đáng kể. Các cuộc thăm dò cuối năm ngoái cho thấy ủng hộ dành cho đảng cầm quyền AK của ông vào khoảng 31-33%, giảm từ 42,6% trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2018, theo Reuters.
Thâm hụt thương mại nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 98,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6,11 tỷ USD vào tháng 4, theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ. Lạm phát hàng năm đã tăng lên 73,5% vào tháng trước, mức cao nhất trong 22 năm.
Các nhà phân tích cho rằng, vào thời điểm khủng hoảng, các tổng thống có xu hướng vận dụng những động thái dân túy để làm chệch hướng chú ý của dư luận khỏi các vấn đề trong nước.
"Cái tên mới sẽ khiến người dân trong nước phân tâm khỏi những vấn đề cụ thể hơn, cấp bách hơn, đồng thời giúp Tổng thống Erdogan thúc đẩy quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ cần mạnh mẽ hơn, truyền thống hơn", Siccardi đánh giá.
Trong một động thái dân túy khác vào năm 2020, Tổng thống Erdogan đã ban hành sắc lệnh chuyển Bảo tàng Byzantine Hagia Sofia lịch sử của Istanbul, từng là Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương, thành một nhà thờ Hồi giáo.
"Giữa bối cảnh không có các chính sách cụ thể để xử lý những vấn đề kinh tế và chính trị của đất nước, ông Erdogan đã tìm kiếm lối thoát với một nền chính trị bản sắc dân túy", nhà phân tích chính trị Seren Korkmaz viết về động thái chuyển bảo tàng thành nhà thờ Hồi giáo thời điểm đó. "Ông ấy thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa Hồi giáo của Thổ Nhĩ Kỳ".
Siccardi cũng cho rằng, cái tên mới mang giá trị biểu tượng vì nó bắt đầu được người dân trong nước sử dụng sau khi thoát khỏi đống tro tàn của Thế chiến I. Việc áp dụng nó trên toàn cầu sẽ "củng cố vị trí của Erdogan trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, gây liên tưởng đến nhà sáng lập nước cộng hòa Mustafa Kemal Ataturk", Siccardi đánh giá.
Từ khóa » đất Nước Gà Tây Là Nước Nào
-
Thổ Nhĩ Kỳ đổi Tên Nước Vì Không Muốn Bị Gọi Là... Gà Tây - PLO
-
Chính Xác, Tên Nước Thổ Nhĩ Kỳ Trùng Với Từ 'gà Tây' Trong Tiếng Anh
-
Tên Nước Nào Trùng Với Từ 'gà Tây' Trong Tiếng Anh? - VnExpress
-
Thổ Nhĩ Kỳ, Gà Tây Và Câu Chuyện Xung Quanh Cái Tên Turkey “nhạy ...
-
Thổ Nhĩ Kỳ Chính Thức đổi Tên Nước - Báo Lao Động
-
Thổ Nhĩ Kỳ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thịt Gà Tây – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gà Tây Và Turkey - Nước Mỹ
-
Con Gà "gây Lú" Nhất Quả đất: Người Anh Gọi Là Thổ Nhĩ Kỳ, Nhưng ...
-
Gà Tây Trong Tiếng Anh Là "Turkey" Và Tại đất Nước Thổ ... - Cười Đã
-
Thổ Nhĩ Kỳ đổi Tên Gọi Quốc Tế Vì Trùng Với Tên Gọi Loài Gà Tây?
-
Gà Tây Trong Tiếng Anh Là "Turkey" Và Tại đất Nước ... - MarvelVietnam
-
Con Gà Tây Có Liên Quan đến Nước Thổ Nhĩ Kỳ Không? - Mỵ Nương
-
Thổ Nhĩ Kỳ đổi Tên Nước, Không Muốn Bị Nhầm Là 'con Gà Tây'