Vì Sao Thường Bị đau Vai Gáy Mùa Lạnh Và Cách Phòng Ngừa

1. Tại sao thường bị đau vai gáy mùa lạnh?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy bị co cứng dẫn đến đau nhức, khó chịu kèm theo hạn chế trong vận động quay đầu - cổ. Đau vai gáy có thể là triệu chứng tạm thời do nhức mỏi cơ song cũng có thể là dấu hiệu của nhóm bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp - mạch máu vùng vai gáy.

Mùa lạnh khiến đau vai gáy tái phát nặng hơn

Mùa lạnh khiến đau vai gáy tái phát nặng hơn

Tình trạng đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột sau một đêm ngủ dậy hoặc khi quay đầu đột ngột. Ban đầu thường chỉ là những cơn đau mỏi nhẹ, hạn chế quay đầu hoặc xoay sang trái - phải song khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng hoặc thời tiết lạnh thì cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân là do khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp khiến lưu thông máu trong cơ thể kém hơn, vùng vai gáy cũng bị ảnh hưởng dẫn đến thiếu máu nuôi và dịch nuôi xương khớp. Ngoài ra, thời tiết lạnh còn gây co cứng cơ vai gáy, khiến bệnh cột sống tái phát gây triệu chứng đau nhức khó chịu.

Thời tiết lạnh còn là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh qua đường hô hấp. Đặc biệt triệu chứng ho, hắt hơi do những bệnh lý này cũng là nguyên nhân khiến đau vai gáy mùa lạnh nghiêm trọng hơn.

Nhiệt độ thấp làm giảm lưu thông máu đến vai gáy gây đau mỏi

Nhiệt độ thấp làm giảm lưu thông máu đến vai gáy gây đau mỏi

Triệu chứng và tình trạng cơn đau vai gáy mùa lạnh ở mỗi người khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Song đặc điểm chung là cơn đau vai gáy tăng lên khi đi đứng, ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc khi vận động cơ quá mức. Cơn đau kéo dài là dấu hiệu cho thấy đây là bệnh lý nặng, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm tránh gây ảnh hưởng tới hoạt động, sinh hoạt thường ngày.

2. Ứng phó với đau vai gáy mùa lạnh như thế nào?

Để ứng phó với cơn đau vai gáy nói chung và cơn đau nặng hơn vào mùa lạnh nói riêng, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài. Đặc biệt cần kiểm tra có tổn thương xương cột sống cổ hay chèn ép dây thần kinh hay không, nếu có sẽ cần can thiệp khắc phục sớm.

Trước đó, để giảm đau vai gáy mùa lạnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

2.1. Hạn chế vận động cổ và vai gáy quá mức

Khi bị đau vai gáy, cơ hoặc thậm chí là dây thần kinh đã bị tổn thương, do đó người bệnh không nên cố gắng quay đầu hoặc quay cổ. Việc này chỉ khiến cơn đau vai gáy trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến tổn thương nặng hơn.

Nên hạn chế xoay đầu cổ nếu bị đau vai gáy

Nên hạn chế xoay đầu cổ nếu bị đau vai gáy

Thay vào đó, bạn chỉ nên vận động xoay cổ - vai gáy một cách nhẹ nhàng theo khả năng, nên dừng lại nếu bị đau nặng. Ngoài ra, nên hạn chế việc nghiêng đầu, quay đầu cho đến khi cơn đau vai gáy biến mất.

2.2. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh

Tình trạng đau vai gáy sẽ nặng hơn nếu bạn bị nhiễm lạnh hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, hãy giữ ấm tốt cho cơ thể trong thời tiết lạnh, đặc biệt là vùng cổ, đầu, tai, chân tay để đảm bảo lưu thông khí huyết tốt.

Quần áo ấm cùng các loại khăn quàng sẽ giúp bạn giữ ấm hiệu quả cho vùng vai gáy cũng như toàn cơ thể. Ngoài ra, người bệnh nên tránh ngồi trực tiếp dưới máy lạnh, điều hòa hoặc quạt vì hơi lạnh trực tiếp dễ khiến các cơ bị co cứng, gây đau vai gáy nặng hơn.

2.3. Chườm ấm vùng cổ - vai gáy

Có thể dùng đèn chiếu hồng ngoại hoặc đá, khăn ấm để chườm cho vùng cổ vai gáy. Các mạch máu được giãn nở tốt hơn, gân cơ cũng được thư giãn nên cơn đau vai gáy sẽ được cải thiện tốt hơn.

2.4. Xoa bóp nhẹ nhàng

Cơn đau vai gáy được đẩy lùi hiệu quả với biện pháp xoa bóp nhẹ nhàng vùng này từ 10 - 15 phút mỗi ngày. Động tác xoa bóp sẽ tác động để làm thư giãn các cơ, giúp máu lưu thông tốt, giảm đau cơ hiệu quả.

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm đau vai gáy hiệu quả

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm đau vai gáy hiệu quả

2.5. Tắm nước ấm

Khi bị đau vai gáy, nên tắm nước ấm nóng trong điều kiện kín gió để vừa làm ấm cơ thể, vừa xông giúp mạch máu giãn nở và máu lưu thông tốt hơn.

Hầu hết các trường hợp đau vai gáy không quá nặng hoặc có liên quan đến tình trạng thiếu máu, co mạch thì các biện pháp hỗ trợ trên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Song nếu đau vai gáy mùa lạnh tiếp tục tái phát, bệnh nhân vẫn cần đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị triệt để.

Với cơn đau vai gáy nặng hơn, bệnh nhân có thể cần sử dụng đến thuốc giảm đau, giả viêm hoặc miếng dán Salonpas. Tuy nhiên khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả dùng tốt nhất và cơ thể ít bị ảnh hưởng tác dụng phụ nhất.

Với các trường hợp đau vai gáy nặng, biện pháp điều trị sau sẽ được chỉ định: châm cứu để điều hòa hoạt động của dây thần kinh, sử dụng thuốc ức chế thần kinh, phẫu thuật giải phóng chèn ép dây thần kinh,…

3. Các biện pháp phòng ngừa đau vai gáy

Với những người thường xuyên bị đau vai gáy do bệnh lý thần kinh - mạch máu hoặc các nguyên nhân khác, nên điều trị bệnh và áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao phù hợp, chọn các bài tập giúp vận động toàn thân, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.

Làm việc quá lâu một tư thế khiến đau vai gáy nặng hơn

Làm việc quá lâu một tư thế khiến đau vai gáy nặng hơn

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá lâu ở một tư thế.

  • Tư thế ngồi làm việc, đánh máy hoặc đọc sách đúng tư thế, không gập cổ quá lâu hoặc con người.

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, bổ sung các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: Kali, Canxi, Vitamin B, C, F,…

Đau vai gáy mùa lạnh phổ biến và nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể trở thành nỗi ám ảnh của người mắc bệnh xương khớp, thoái hóa cột sống cổ. Do vậy, không nên chủ quan nếu do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » đau Mỏi Vai Gáy Là Bị Sao