Vì Sao Trẻ Gắt Ngủ? Cách Dễ Dàng đối Phó Với Cơn Gắt Ngủ Của Trẻ

Bé khóc thét trước khi ngủ là dấu hiệu rất phổ biến thường gọi là Gắt ngủ.

Gắt ngủ là hiện tượng trẻ sơ sinh quấy khóc trước khi ngủ hoặc khi ngủ dở giấc mức độ từ bình thường cho đến dữ dội. Bên cạnh khóc đêm thì đây cũng là hiện tượng làm ba mẹ bối rối, nhiều khi bất lực vì không biết làm gì để đối phó. Hãy để POH tiếp lộ bí kíp giúp mẹ cho con đi ngủ trong êm đềm mà không phải “đánh vật” với những cơn gắt ngủ như thế nhé!

MỤC LỤC

Gắt ngủ là gì?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ dữ dội

Biểu hiện trẻ sơ sinh gắt ngủ

Một số quan niệm sai lầm khi trẻ sơ sinh gắt ngủ

Gắt ngủ đến khi nào? Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ?

Trẻ sơ sinh gắt ngủ phải làm sao? Cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ sơ sinh từ sớm

Gắt ngủ là gì?

Gắt ngủ là hiện tượng bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và trở nên cáu kỉnh, quấy khóc khi đến giờ ngủ hoặc buồn ngủ nhưng không thể tự đi vào giấc ngủ, dù đã được dỗ dành bằng cách bế ru, cho ti, hoặc áp dụng các biện pháp khác.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ dữ dội

Nhiều mẹ không hiểu tại sao con mình thường xuyên gắt ngủ dữ dội như thế. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh gắt ngủ mà ba mẹ cần biết:

1. Ngủ chưa đủ giấc: Xảy ra khi con ngủ giấc ngắn, vẫn muốn ngủ nhưng không thể ngủ được tiếp. Con ngủ chưa đủ giấc dẫn đến mệt mỏi và gắt gỏng. Nguyên nhân có thể do lúc vào giấc mẹ cho ti, bế ru, rung lắc để ngủ.

Trẻ ngủ chưa đủ giấc dễ mệt mỏi, gắt gỏng (gắt ngủ) Trẻ ngủ chưa đủ giấc thường mệt mỏi và dễ gắt gỏng

2. Ti mẹ để ngủ: Con mút mát được một ít sữa đầu loãng và nhiều oxytocin gây buồn ngủ. Con ăn chưa đủ no đã ngủ gật trên ti mẹ. Ăn ít thì nhanh đói. Đói thành ra ngủ không ngon giấc. Con chỉ ngủ được một lúc rồi lại dậy quấy khóc do đói.

3. Mẹ lừa đặt khi con đã ngủ say ở chu kỳ NREM: Mẹ chờ con ngủ say, mẹ đặt đặt con xuống giường. Khi bé chuyển giấc ở giữa chu kỳ REM và NREM kéo dài 20-40 phút, bé có thể tỉnh dậy và thấy môi trường bị thay đổi. Bé thấy bất an và lạc lõng. Con cảm thấy không hề an toàn và an tâm.

Giống như việc lúc vào giấc, mẹ nằm trên chiếc giường êm ái, cùng cái gối, cùng cái chăn đó. Nhưng khi thức dậy mẹ thấy ở nơi hoàn toàn khác. Không phải giường mình, không phải nhà mình. Liệu mẹ có thể ngủ tiếp?

Chính vì vậy, duy trì môi trường ngủ nhất quán là tiền đề rất quan trọng giúp con ngủ ngon, không cáu gắt khi ngủ. Với những em bé có môi trường ngủ nhất quán, biết tự ngủ, trước khi bước vào giấc ngủ và khi tỉnh dậy ở cùng một môi trường, giấc ngủ của con sẽ êm đềm hơn.

Đó là khi con buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, con được đặt vào môi trường đó. Cùng là cái cũi này, cùng là âm thanh này, cùng là ngón tay, ti giả này để mút... Khi tỉnh dậy giữa giấc, con cảm thấy thực sự an toàn và yên tâm để ngủ tiếp.

4. Con bị quá mệt do quá giấc: Điều này thường xảy ra khi thời gian thức giữa các giấc ngủ của con nhiều hơn tuần tuổi của con.

Ví dụ: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thời gian thức tối đa là 1 tiếng. Nhưng mẹ lại để con chơi quá lâu, thậm chí 2-3 tiếng giữa mỗi giấc dẫn đến con bị quá mệt và cáu gắt khi vào giấc.

5. Con đau bụng do đầy hơi: Nhiều bé có thói quen ngủ gật trên ti mẹ hoặc ti bình. Đây là điều rất tự nhiên nhưng lại không có lợi. Bởi khi được cho bú, con tập trung toàn bộ trí não và cơ thể vào việc bú và từ đó dần chìm vào giấc ngủ. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Có điều sau bữa ăn đó, con sẽ dễ bị đầy bụng và cần được ợ hơi. Nguyên nhân là trong quá trình bú, mút con có thể bị nuốt phải khí hoặc lactose trong sữa trong quá trình tiêu hóa sinh ra bọt khí.

Khi con tỉnh dậy do đầy hơi khó chịu, con chưa ngủ trọn giấc, chưa được thư giãn nghỉ ngơi. Bụng cũng không còn đói để tiếp tục sử dụng ti mẹ làm mồi nhử để ngủ tiếp. Con sẽ khóc mà không một cái ti hay chiếc bình nào có thể ru con ngủ lại được nữa.

6. Nhiều trẻ sơ sinh gắt ngủ về đêm nguyên nhân có thể là do ban ngày con ngủ nhiều dẫn đến giấc ngủ ngày ăn sâu vào giấc đêm. Đêm con chưa đủ mệt để ngủ ngon. Hoặc cả ngày con thức dẫn đến quá mệt để có thể ngủ ngon.

Với một số bé sơ sinh có thể ngủ đủ ban ngày, nhưng khi vào giấc đêm vẫn gắt gỏng 1-2 tiếng mới ngủ được. Hiện tượng này thường được gọi là Hiện tượng khó vào giấc đêm. Nhiều nhà khoa học giải thích hiện tượng này là do ban ngày con đã tiếp xúc với nhiều kích thích giác quan, môi trường nên khi đêm đến cũng là lúc hệ thần kinh bị quá tải. Hiện tượng này khá phổ biến và thường không nguy hại gì đến sức khỏe của bé. Mẹ có thể cho con đi ngủ sớm, thư giãn trước giờ ngủ đêm, ăn liên tục để giảm bớt cáu gắt thời điểm này.

Biểu hiện trẻ sơ sinh gắt ngủ

Có thể mẹ đã biết, tín hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh được chia làm 3 giai đoạn.

Các tín hiệu buồn ngủ giúp ba mẹ dễ dàng ngăn chặn cơn gắt ngủ của conTheo dõi tín hiệu ngủ trước khi con khóc dữ dội do gắt ngủ (Nguồn ảnh: hachun)

Như vậy gắt ngủ sẽ nằm ở Giai đoạn 2 và 3: "Con muốn ngủ ngay lập tức" hoặc "Con quá mệt rồi". Lúc này biểu hiện của con sẽ là: Cau có, Ưỡn lưng, Khóc thảm thiết. Một số trẻ sơ sinh cầu gắt vò đầu bứt tai. Lúc này nhiều bé từ chối bú mẹ hoặc mẹ có bế ru trên tay cả tiếng nhưng con vẫn không thể ngủ.

Một số quan niệm sai lầm khi trẻ sơ sinh gắt ngủ

1. Cho rằng Bé gắt ngủ thiếu chất gì đó

Nhiều thông tin cho rằng bé gắt ngủ do thiếu một số chất dinh dưỡng nào đó như canxi, magie, vitamin D, sắt… nếu bổ sung đủ các dưỡng chất này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn và hạn chế tình trạng gắt ngủ.

Tuy nhiên, cũng giống như khóc đêm, thiếu canxi, vitamin D không phải nguyên nhân khiến trẻ gắt ngủ. Muốn biết trẻ có thiếu canxi hay không mẹ cần căn cứ vào 2 việc:

  • Con có bị thiếu nguồn cung cấp hay không? Ví dụ như không có sữa để uống hoặc uống vào bị tiêu chảy
  • Con có biểu hiện co rút cơ hoặc triệu chứng như tay co và giật không? Bởi đây là biểu hiện của thiếu canxi

Nếu trẻ đồng thời có cả hai biểu hiện trên thì lúc này mẹ mới đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần phải phân tích kỹ các biểu hiện của trẻ, nếu có nghi ngờ thiếu canxi thì mới cho đi xét nghiệm máu và kết quả xét nghiệm mới chính xác.

Còn về vitamin D, thì dù trẻ có gắt ngủ hay không con vẫn cần bổ sung theo liều lượng được khuyến cáo như: trẻ uống dưới 1 lít sữa công thức mỗi ngày, bú mẹ không hoàn toàn hoặc hoàn toàn vẫn cần bổ sung 400IU vitamin D mỗi ngày.

2. Ti mẹ bất cứ khi nào con gắt ngủ

Đây là trường hợp rất dễ xảy ra nhất. Ti có thể khiến con hết khóc ngay lúc đấy nhưng lâu dài bé sẽ phụ thuộc vào ti mẹ để ngủ. Như vậy những lúc mẹ đi vắng hoặc đi làm đồng nghĩa với con không thể ngủ và chỉ có thể thiếp đi khi đã quá mệt. Đây chẳng phải con đã mất đi cơ hội được nghỉ ngơi đầy đủ hay sao?

Hơn nữa một số trường hợp, con gắt ngủ, khó chịu do đầy hơi. Việc mẹ tiếp tục cho con bú sẽ dẫn đến quá no hoặc hơi đè lên hơi, hơi cũ chưa tan hết có thể nhận thêm hơi cũ, con càng khó chịu thậm chí nôn, trớ vòi rồng…

3. Mẹ rung lắc ru con ngủ

Việc rung lắc quá mức sẽ ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Vì não bộ của trẻ non nớt, vỏ não mềm, chưa phát triển hoàn toàn. Nếu bị rung lắc quá mắc có thể sẽ dẫn đến hội chứng rung lắc, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, rung lắc có thể khiến trẻ bị kích thích khó đi vào giấc ngủ và khóc lóc dữ dội hơn.

Vì vậy, ba mẹ nên cân nhắc mức độ rung lắc khi ru con ngủ, tránh để ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này.

4. Cho con nằm võng ngủ

Ba mẹ hết sức cân nhắc khi cho con ngủ trên võng. Trẻ nằm võng ngủ từ bé, khi lớn lên con khó bỏ được thói quen đấy. Hoặc chỉ khi nằm võng con mới ngủ được. Hơn nữa khi con biết lật, lẫy nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

POH khuyên ba mẹ, dù nuôi con theo cách nào thì an toàn ngủ cũng cần đặt lên hàng đầu. Để giúp con an toàn trong lúc ngủ, con nên được đặt trong cũi cùng phòng ba mẹ, hạ cũi khi con biết lật, nhiệt độ môi trường ngủ lý tưởng và loại bỏ các vật cản.

Gắt ngủ đến khi nào? Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ?

Trẻ gắt ngủ đến khi nào sẽ phụ thuộc vào tính cách của bé cũng như sự chăm sóc của cha mẹ. Ở hầu hết các em bé, tình trạng gắt ngủ sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn, bởi khi này các mẹ đã hiểu em bé của mình. Mẹ đọc được nhu cầu của con và đáp ứng tốt hơn, trẻ cũng dần quen với môi trường bên ngoài nên giấc ngủ của con đến dễ dàng hơn.

Tuy nhiên mỗi em bé có điều kiện sinh hoạt, môi trường và các đặc điểm khác nhau. Bởi vậy thời điểm con hết gắt ngủ cũng sẽ khác nhau.

Tóm lại, trẻ sơ sinh thường gắt ngủ cho đến khi:

- Mẹ hiểu được dấu hiệu mệt của con và cho con đi ngủ ở ngưỡng buồn ngủ

- Hoặc con đã biết tự ngủ

- Hoặc lâu hơn là khi trẻ đã lớn hơn tầm 1-2 tuổi.

Trẻ sơ sinh gắt ngủ phải làm sao? Cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ sơ sinh từ sớm

Như vậy, gắt ngủ vật vã chắc hẳn khiến con rất mệt mỏi vì không được ngủ đủ mà ba mẹ cũng hết sức stress. Vậy để giúp con ăn no, ngủ kĩ từ sớm, tránh những cơn gắt ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm ba mẹ cần làm gì?

Khi trẻ gắt ngủ, khó ngủ, các bà các mẹ thường nhắc tới những mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh như đọc câu thần chú, để cành dâu tằm hoặc đặt vỏ cam quýt trong phòng, đặt dao cùn ở đầu giường…

Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

  1. Lá tía tô đất: Dùng lá tía tô đất đun nước tắm cho bé có thể giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn.
  2. Lá đinh lăng: Đặt một ít lá đinh lăng đã phơi khô dưới gối hoặc chiếu nằm của bé để giúp bé ngủ ngon, tránh giật mình và gắt ngủ.
  3. Hạt sen: Nấu cháo hoặc pha nước hạt sen cho bé uống (chỉ áp dụng đối với trẻ lớn hơn 6 tháng) giúp an thần, hỗ trợ giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  4. Lá trà xanh: Nấu nước lá trà xanh tắm cho bé giúp giảm tình trạng kích ứng, xoa dịu da và tạo cảm giác dễ chịu, từ đó bé sẽ dễ ngủ hơn.
  5. Hơ lá trầu: Hơ ấm lá trầu và đặt lên bụng bé (nhớ kiểm tra nhiệt độ để không gây bỏng) giúp giảm tình trạng đầy hơi, khó chịu, khiến bé dễ đi vào giấc ngủ.
  6. Đốt bồ kết: Đốt vài quả bồ kết trong phòng để thanh lọc không khí, giúp tạo không gian yên tĩnh và dễ chịu cho bé trước khi đi ngủ.

Những mẹo dân gian trên có thể giúp bé thư giãn và giảm gắt ngủ, tuy nhiên mẹ nên theo dõi phản ứng của bé để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu tình trạng gắt ngủ kéo dài, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tuy nhiên những mẹo này chỉ mang tính truyền miệng, không chắc chắn có hiệu quả hay không. Thay vào đó mẹ nên tìm hiểu mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ theo khoa học.

Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả nhất ba mẹ nên làm:

Cách chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

1. Giúp con ăn đủ no, ăn hiệu quả mỗi bữa, vỗ ợ hơi hiệu quả để con có thể ngủ thẳng giấc vì không bị đau đớn vì hơi.

2. Đặt con ngủ tại một nơi quen thuộc, có thể là cũi, nôi, một vị trí giường cố định… An toàn nhất là mẹ cho bé ngủ trong cũi đặt tại phòng của ba mẹ. Mỗi khi đến giờ ngủ, mẹ cho bé vào môi trường ngủ quen thuộc sẽ giúp con dễ chịu và an tâm hơn.

3. Đảm bảo môi trường ngủ của bé tối, mát và yên tĩnh. Đó là những điều kiện tối ưu cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4. Hạn chế đánh thức bé dậy để bú. Các giấc ngày của trẻ có thể kéo dài từ 1,5h tới hơn 2h. Ban đêm trẻ có thể ngủ dài 3-4 tiếng mới bị đói và thức giấc. Nếu trước thời gian này bé đang ngủ ngon, mẹ không cần đánh thức con dậy ăn. Trường hợp bé ngủ quá lâu, mẹ mới chủ động đánh thức con một cách chậm rãi và từ từ, không làm con giật mình thức giấc quá đột ngột. Ở cữ đêm mẹ có thể tham khảo cho con ăn dreamfeed.

5. Không rung lắc mạnh hoặc chuyển chỗ khi con ngủ. Tốt nhất là mẹ nên đặt trẻ khi con đã lim dim nhưng chưa ngủ hẳn để con biết mình nằm ở vị trí nào khi vào giấc.

6. Đọc hiểu các tín hiệu buồn ngủ của con ở giai đoạn sớm như: lông mày ửng đỏ, mắt lác xệch, quay đầu khỏi ánh sáng, nhìn trân trối vào một điểm… để chuẩn bị làm thủ tục cho con đi ngủ.

7. Tuy nhiên biểu hiện này thường được đọc không chuẩn, mẹ dễ hiểu sai tín hiệu của con. Vậy nên để chắc chắn hơn, mẹ POH Easy One thường căn cứ vào thời gian thức (waketime).

Bảng thời gian thức, ngủ ở trẻ sơ sinh

Bảng thời gian thức - ngủ tối ưu cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng

Mẹ bắt chuẩn được tín hiệu ngủ của con và làm trình tự đi ngủ 4s, 5s. Con được đặt vào cũi đúng ngưỡng buồn ngủ, đã sẵn sàng nhất cho giấc ngủ và có thể tự ngủ ngon lành. Đây cũng là bí quyết giúp con ngủ đủ ban ngày để có thể vít thẳng giấc 11-12 tiếng đêm.

8. Hướng dẫn bé tự ngủ

Với những em bé chưa theo nếp sinh hoạt nào thì mẹ nên đưa con vào lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi. Mẹ để theo dõi waketime và đưa con đi ngủ lúc ít gắt gỏng nhất.

Mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn con tự ngủ để giúp con tự vào giấc "êm đềm". Đặc điểm của các em bé biết tự ngủ là có thể tự vào giấc dễ dàng khi đến ngưỡng buồn ngủ. Con không mất công khóc lóc vật vã hay phải gắt gỏng, cáu kỉnh khi buồn ngủ. Chắc hẳn con cũng không thể vui khi suốt ngày cảm giác buồn ngủ nhưng không thể ngủ đeo bám đằng đẵng. Ba mẹ cũng không mất công đoán già đoán non mệt mỏi, stress vì tiếng khóc của con kéo dài năm tháng.

Để biết “võ waketime” như thế nào mà giúp con vào giấc dễ dàng thế, mời ba mẹ tham khảo POH Easy One.

POH xin gửi ba mẹ video hướng dẫn nhé!

"Đối phó" với cơm gắt ngủ của trẻ

Tham khảo: app POH

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo

Từ khóa » Cách Làm Con Hết Gắt Ngủ