Vì Sao Trẻ Mọc Răng Nanh Trước? Em Bé Mọc Răng Nanh Bị Sốt Bao Lâu?
Có thể bạn quan tâm
Răng nanh là chiếc răng thứ 3 mọc trên cung hàm của trẻ, thường sau răng cửa và răng số 4. Thời gian trẻ mọc răng nanh có thể khác nhau tùy theo từng trẻ do cơ địa và di truyền. Bạn nên theo dõi quá trình mọc răng của trẻ và có lời khuyên từ bác sĩ nha khoa để đảm bảo răng của trẻ khỏe mạnh. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ – Bác sĩ Nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris)
- 1. Những điều cần biết khi trẻ mọc răng nanh
- 1.1. Khi nào bé mọc răng nanh đầu tiên?
- 1.2. Vì sao trẻ mọc răng nanh trước răng cửa và răng hàm? Lịch mọc răng nanh ở trẻ
- 1.3. Trẻ mọc răng nanh trước có sao không?
- 1.4. Tìm hiểu hiện tượng mọc răng nanh ở trẻ
- 1.5. Trẻ mọc răng nanh có đau không?
- 2. Những biểu hiện cho thấy trẻ mọc răng nanh
- 2.1. Trẻ sốt mọc răng nanh
- 2.2. Chảy nước dãi
- 2.3. Trẻ mọc răng nanh quấy khóc
- 2.4. Bé mọc răng nanh biếng ăn
- 2.5. Bé mọc răng nanh đi tướt
- 3. Hình ảnh bé mọc răng nanh
- 4. Trẻ sốt mọc răng nanh – Thông tin bạn cần biết
- 4.1. Sốt mọc răng nanh kéo dài bao lâu?
- 4.2. Bé mọc răng nanh sốt cao phải làm thế nào?
- 4.3. Làm gì khi bé mọc răng nanh bị sốt?
- 5. Trẻ 4 tháng mọc răng nanh
- 6. Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa
- 7. Các vấn đề thường gặp liên quan đến mọc răng nanh
- 7.1. Bé mọc răng nanh có đau không?
- 7.2. Có phải tất cả trẻ đều mọc răng nanh cùng một thời điểm không?
- 7.3. Có cần đưa trẻ đến nha sĩ khi mọc răng nanh không?
- 7.4. Bé mọc răng nanh có làm giảm cảm giác ăn uống không?
- 7.5. Bé mọc răng nanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?
- 7.6. Bé bao nhiêu tháng thì mọc răng nanh?
- 7.7. Nên sử dụng loại gel giảm đau nào cho trẻ khi mọc răng nanh?
- 7.8. Có nên cho trẻ bú bình nhiều hơn khi mọc răng nanh?
1. Những điều cần biết khi trẻ mọc răng nanh
Răng nanh là chiếc răng ở vị trí thứ 3 trên cung hàm. Trẻ em thường mọc chiếc răng nanh sữa đầu tiên khi 16 tháng tuổi, sau răng cửa và răng số 4. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có trẻ mọc răng không theo đúng thứ tự.
1.1. Khi nào bé mọc răng nanh đầu tiên?
Đối với vấn đề trên, Bác sĩ Nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Hai chiếc răng số 4 hàm dưới của trẻ mọc vào khoảng 14 – 18 tháng tuổi và răng nanh mọc ngay sau đó vài tháng. Hai chiếc răng nanh hàm trên sẽ mọc khi trẻ được 16 – 22 tháng tuổi. Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện muộn hơn, ở khoảng 17-23 tháng tuổi”
Răng nanh là răng nhọn nằm ở bên cạnh răng cửa và dùng để xé thức ăn. Thông thường, trẻ có 4 chiếc răng nanh ở cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên, thời gian trẻ mọc răng nanh đầu tiên còn tùy thuộc vào thể trạng của từng bé. Với những bé có thể trạng không tốt thì có thể sẽ mọc răng muộn hơn khoảng 3 – 4 tháng.
1.2. Vì sao trẻ mọc răng nanh trước răng cửa và răng hàm? Lịch mọc răng nanh ở trẻ
Hiện tượng trẻ mọc răng số 3 trước răng cửa, răng hàm thường xảy ra do di truyền, cơ địa hoặc những tác động xấu khi đang mang thai liên quan đến chế độ dinh dưỡng của mẹ. Cụ thể như sau:
- Do di truyền: Bố mẹ, ông bà… mọc răng nanh trước răng cửa, răng hàm thì thế hệ sau cũng rất gặp phải hiện tượng tương tự (1).
- Do cơ địa: Trên thực tế, mỗi trẻ sẽ có tình trạng sức khỏe, cơ địa khác nhau nên thời gian mọc răng nanh cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.
- Chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bổ sung quá nhiều lượng canxi và khoáng chất cùng một lúc thì có thể khiến cho răng nanh mọc trước.
Độ tuổi mọc răng nanh sữa ở trẻ theo thứ tự sau:
- Răng nanh ở hàm trên: tháng 16 – tháng 22.
- Răng nanh ở hàm dưới: tháng 17 – tháng 23.
Độ tuổi thay răng sữa của trẻ:
- Răng nanh ở hàm trên: 10 – 11 tuổi.
- Răng nanh ở hàm dưới: 11 – 12 tuổi.
1.3. Trẻ mọc răng nanh trước có sao không?
Nhìn chung, trường hợp bé mọc răng nanh trước răng cửa, răng hàm số 4 hiếm gặp hơn rất nhiều so với trẻ mọc răng. Nếu như bé vẫn ăn, ngủ và phát triển bình thường thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ nên bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, trẻ mọc răng số 3 trước răng cửa hoặc răng hàm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn. Bởi nếu mọc răng sữa không theo tự nhiên thì trình tự thay răng vĩnh viễn cũng rất dễ bị xáo trộn. Điều đó có thể gây ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc lộn xộn, khấp khểnh. Do đó, bạn nên theo dõi quá trình mọc răng của trẻ một cách cẩn thận kết hợp với lời khuyên của bác sĩ nha khoa để trẻ có hàm răng đều đẹp và chắc khỏe về sau.
1.4. Tìm hiểu hiện tượng mọc răng nanh ở trẻ
Thông thường, quá trình mọc răng nanh của bé sẽ diễn ra trong khoảng 8 ngày, bao gồm 4 ngày trước và 4 ngày sau khi răng đi qua nướu. Trong 4 ngày đầu tiên, bạn sẽ thấy phần nướu tại khu vực mọc răng hơi sưng tấy và có màu đỏ. Sau đó, trên nướu xuất hiện một đốm trắng. Đây là dấu hiệu cho thấy răng đã xuyên thủng khỏi nướu và bắt đầu mọc lên.
Khoảng 5 – 8 ngày sau, răng đã nhú lên hẳn khỏi lợi. Khi đó, các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở nướu đã dần thuyên giảm nên trẻ có thể sinh hoạt và vui chơi bình thường.
1.5. Trẻ mọc răng nanh có đau không?
Muốn mọc lên, răng nanh cần phải phá vỡ bề mặt nướu nên sẽ xảy ra hiện tượng sưng lợi và gây đau nhức. Khi đó, phần lợi xung quanh chiếc răng sắp nhú sẽ sưng đỏ lên khiến bé đau, mệt mỏi, bỏ ăn và khóc nhiều.
Thông thường, mức độ và thời gian đau nhức khi mọc răng nanh của trẻ sẽ nhiều hơn so với nhóm răng hàm và răng cửa. Đó là bởi răng nanh có kích thước khá dài. Chưa kể, khác với các răng còn lại trên cung hàm, răng nanh có hình nón nên chúng mất nhiều thời gian hơn để mọc hoàn thiện.
Bên cạnh đó, răng nanh mọc rất gần với đường mũi, má và theo đường thẳng lên tai. Chúng lại có chung đường dẫn dây thần kinh nên cơn đau khi mọc răng nanh thường lan rộng tới tai, má và mũi.
Những cơn đau nhức tai do mọc răng nanh gây ra rất dễ nhầm lẫn với đau nhiễm trùng tai. Nếu cơn đau kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên cho trẻ tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
2. Những biểu hiện cho thấy trẻ mọc răng nanh
Trẻ em mọc răng nanh sữa thường có những dấu hiệu sau: thân nhiệt tăng cao, quấy khóc, chảy nước dãi, biếng ăn và đi tướt. Cha mẹ nên có cách chăm sóc hợp lý để trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất trong quá trình mọc răng.
2.1. Trẻ sốt mọc răng nanh
Mọc răng nanh khiến cơ thể của trẻ vô cùng khó chịu. Tình trạng sưng đau kết hợp với sức đề kháng kém có thể khiến trẻ bị sốt 38 – 38,5 độ. Trong trường hợp phần nướu bị sưng viêm thì trẻ sẽ bị sốt cao hơn nên bạn cần lưu ý để có biện pháp xử lý tốt nhất (2).
2.2. Chảy nước dãi
Khi răng nanh chồi lên khỏi nướu, lượng nước bọt ở khoang miệng sẽ tiết ra nhiều hơn do kích thích dây thần kinh thứ 5. Vì cấu tạo cơ quan miệng chưa phát triển toàn diện nên trẻ không kiểm soát được hoàn toàn chức năng nuốt nướt bọt, dẫn đến việc nước dãi chảy ra ngoài nhiều.
2.3. Trẻ mọc răng nanh quấy khóc
Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, hiện tượng đau nhức và khó chịu khi mọc răng nanh là điều rất khó tránh khỏi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho trẻ cáu gắt, khó chịu và hay quấy khóc. Bạn nên thường xuyên chơi đùa cùng trẻ để trẻ tạm quên đi những cơn đau nhức.
2.4. Bé mọc răng nanh biếng ăn
Những cơn đau nhức khi mọc răng có thể khiến bé biếng ăn trong vài ngày. Ngoài ra, enzyme trong cơ thể có xu hướng tập trung vào vị trí răng nanh chuẩn bị mọc để giúp răng nhanh chóng trồi lên khỏi bề mặt răng. Điều đó khiến cho enzyme tiêu hóa giảm đi và làm trẻ cảm thấy không ngon miệng.
Thay vào đó, trẻ sẽ cắn, nhai bất kỳ đồ vật gì mà chúng có thể chạm vào để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở nướu. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị những loại đồ chơi gặm nướu mềm và an toàn để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
2.5. Bé mọc răng nanh đi tướt
Đi tướt cũng là tình trạng mà nhiều trẻ gặp phải trong quá trình mọc răng nanh. Bởi ở giai đoạn mọc răng, một enzyme được phóng ra kết hợp với nước bọt của trẻ sẽ gây tiêu chảy. Trong một ngày bé có thể đi ngoài nhiều lần, phân không sống, không có bọt và màu vàng nhạt.
Nếu như trẻ có cơ địa tốt, một ngày chỉ bị đi ngoài khoảng 2 – 3 lần. Tuy nhiên, đối với những trẻ có sức đề kháng kém, số lần đi tướt có thể lên đến 5 – 7 lần/ngày.
3. Hình ảnh bé mọc răng nanh
Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết con mình có đang mọc răng nanh hay không, dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số hình ảnh mọc răng nanh của bé:
4. Trẻ sốt mọc răng nanh – Thông tin bạn cần biết
Mọc răng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ thay đổi nên rất dễ bị sốt. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề trên mà bạn cần biết như trẻ sốt mọc răng nanh mấy ngày, trẻ sốt cao phải làm sao và làm gì khi trẻ mọc răng bị sốt.
4.1. Sốt mọc răng nanh kéo dài bao lâu?
Khi trẻ mọc răng, sốt nhẹ thường là một triệu chứng phổ biến. Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như chảy nhiều nước dãi, nổi mẩn xung quanh cằm, miệng, hay nhai cắn… thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày và kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày.
Sốt do mọc răng không quá cao, chỉ dao động 38 – 38,5 độ. Ngoài ra, trẻ có thể tự hết sốt mà không cần tác động nhiều.
Tuy nhiên, trẻ sốt mọc răng nanh mấy ngày còn phụ thuộc vào cách điều trị, tình trạng viêm và nhiễm khuẩn khi mọc răng. Nếu bạn chăm sóc trẻ đúng cách như mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, chườm ấm… thì cơn sốt sẽ nhanh hết hơn.
Đối với những trẻ trẻ có sức đề kháng không tốt, nhiễm khuẩn nặng thì cơn sốt có thể kéo dài tới ngày thứ 3. Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng nếu thân nhiệt của trẻ không quá cao.
4.2. Bé mọc răng nanh sốt cao phải làm thế nào?
Trẻ bị sốt cao từ 39,5 độ trở lên rất nguy hiểm nên bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời. Nếu trẻ bị sốt cao trong thời gian dài thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như co giật, mắt lờ đờ, ảnh hưởng đến não bộ.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
3.799 lượt đăng ký4.3. Làm gì khi bé mọc răng nanh bị sốt?
Đối với trường hợp trẻ sốt mọc răng nanh thông thường, bạn chỉ cần có chế độ chăm sóc và ăn uống khoa học cho bé thì cơn sốt sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý làm gì khi bé mọc răng nanh dưới đây:
- Sử dụng khăn và nước ấm lau khắp người cho trẻ. Nước ấm bốc hơi khiến mạch máu giãn ra và giúp làm mát cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tập trung chườm ở những vị trí trên cơ thể như trán, thái dương, nách, bẹn để bé nhanh chóng hạ sốt.
- Mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát cho bé giúp cơ thể nhanh chóng tỏa bớt nhiệt.
- Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng cơ thể bị mất nước.
- Bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ như: quả kiwi, súp lơ trắng, bông cải xanh, ớt chuông đỏ… Đây là một chất giúp trẻ hạ sốt và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
- Nếu như trẻ bị sốt từ 38,5 độ trở lên, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
5. Trẻ 4 tháng mọc răng nanh
Trên thực tế, có rất ít trường hợp bé mọc răng nanh khi 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vẫn phát triển bình thường thì đây cũng không phải là một hiện tượng đáng quan ngại bởi có liên quan đến yếu tố bẩm sinh.
Nếu bố, mẹ hoặc người thân cận huyết thống mọc răng sớm thì trẻ cũng có khả năng thừa hưởng gen của gia đình mọc răng sớm hơn so với những những bé cùng trang lứa. Thậm chí, có trẻ hình thành răng ngay từ khi vẫn còn ở trong bụng mẹ.
Thay vì quá lo lắng, bạn nên xây dựng cho trẻ một thực đơn ăn uống khoa học và đủ chất dinh dưỡng để răng, nướu của trẻ ngày một phát triển khỏe mạnh.
6. Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa
Không chỉ răng nanh, trẻ mọc răng cửa cũng có thể gặp phải các triệu chứng như sốt, đau nhức, biếng ăn, quấy khóc… Để bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc bé khi mọc răng, chúng tôi sẽ tổng hợp những hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa ở dưới đây:
7. Các vấn đề thường gặp liên quan đến mọc răng nanh
Khi bé mọc răng nanh, ba mẹ sẽ có vô vàn thắc mắc liên quan đến cách xử trí và lo ngại ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất và giải đáp bởi bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris)
7.1. Bé mọc răng nanh có đau không?
Trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu khi mọc răng nanh bởi chúng nằm ở vị trí gần đường mũi, má thẳng dọc đến tai tạo điều kiện cho cơn đau lan rộng. Hơn nữa, răng nanh có hình dạng nón, kích thước dài nên sẽ mất nhiều thời gian để phát triển hoàn toàn. Chính điều này khiến cơn đau kéo dài dai dẳng khiến trẻ mệt mỏi, bỏ ăn (3)
7.2. Có phải tất cả trẻ đều mọc răng nanh cùng một thời điểm không?
KHÔNG. Mỗi đứa trẻ có thời điểm mọc răng nanh khác nhau tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cân nặng khi sinh và một số vấn đề sức khỏe.
7.3. Có cần đưa trẻ đến nha sĩ khi mọc răng nanh không?
KHÔNG. Khi mọc răng nanh, cha mẹ không nhất thiết phải đưa trẻ đi khám nha sĩ trừ khi có những dấu hiệu bất thường đi kèm. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm các bệnh lý và theo dõi sự phát triển của răng nanh.
7.4. Bé mọc răng nanh có làm giảm cảm giác ăn uống không?
CÓ. Mọc răng nanh khiến trẻ đau nhức, mệt mỏi do nướu bị sưng khiến giảm sự thèm ăn. Từ đó, trẻ có hiện tượng bỏ ăn, quấy khóc hoặc sốt nhẹ.
7.5. Bé mọc răng nanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?
KHÔNG. Mọc răng nanh không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé nhưng gây ra một số triệu chứng khó chịu tạm thời như đau nhức, khó chịu, nướu sưng, sốt nhẹ, quấy khóc, khó ngủ.
7.6. Bé bao nhiêu tháng thì mọc răng nanh?
Vào giai đoạn 16-22 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc 2 chiếc răng nanh hàm trên và từ 17-23 tháng tuổi, mọc 2 chiếc răng nanh ở hàm dưới. Thời điểm mọc có thể sớm hoặc muộn hơn khung thời gian này tuỳ thuộc vào thể trạng của trẻ.
7.7. Nên sử dụng loại gel giảm đau nào cho trẻ khi mọc răng nanh?
Cha mẹ có thể tham khảo gel giảm đau Chicco để xoa dịu tình trạng sưng lợi và làm sạch khoang miệng cho trẻ. Sản phẩm xuất xứ Italia, chiết xuất hoa cúc (Chamomile) giúp xoa dịu vùng lợi đang bị sưng đau để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Cùng với đó, công thức Xylitol giúp vệ sinh khoang miệng, giảm tình trạng viêm sưng ở lợi (4).
7.8. Có nên cho trẻ bú bình nhiều hơn khi mọc răng nanh?
KHÔNG. Khi mọc răng nanh, trẻ sẽ cảm thấy ngứa, đau nhức tại vùng nướu nên sẽ càng thấy khó chịu hơn khi bú bình do đòi hỏi thao tác mút tác động nhiều hơn. Lúc này, mẹ nên cho bú mẹ nhiều hơn hoặc cho trẻ ngậm ti giả trước khi bú bình, chọn loại bình có núm vú mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu cho bé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề trẻ mọc răng nanh mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết của Nha Khoa Paris sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, giúp quá trình mọc răng của bé diễn ra nhẹ nhàng nhất.
Từ khóa » Hình ảnh Răng Nanh ở Trẻ Sơ Sinh
-
Nanh Sữa ở Trẻ: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Nanh Sữa ở Trẻ Sơ Sinh Có Cần Nhổ Bỏ? | Vinmec
-
Nanh Sữa ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
-
Nanh Sữa ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Hiệu Quả - Docosan
-
Các Bác Sĩ Chỉ Rõ Cách Xử Lý Răng Nanh Của Trẻ Sơ Sinh
-
Có Nên Nhể Nanh Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Xử Lý Như Thế Nào Khi Trẻ Sơ Sinh Có Nanh Sữa - Báo Tuổi Trẻ
-
Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Mọc Răng Nanh | TCI Hospital
-
Cách Chữa Nanh Sữa ở Trẻ Sơ Sinh Cực Kì Hiệu Quả - FaGoMom
-
Nhận Biết Hình ảnh Lợi Sắp Mọc Răng Của Bé để Xử Lý Kịp Thời
-
Hình ảnh Nanh Sữa ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Chữa Trị Nanh Sữa - Sữa Non
-
Bé Mấy Tháng Mọc Răng? Dấu Hiệu Bé Mọc Răng?
-
Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Răng Sơ Sinh Khi Bé Chào đời - Hello Bacsi
-
Cách Phát Hiện Nanh Sữa ở Trẻ Sơ Sinh, Mẹ Nên Xử Lý Thế Nào Khi Trẻ ...