Vì Sao Trẻ Nhỏ Hay ăn Kẹo Rất Dễ Bị Sâu Răng? Cách Phòng Ngừa

Hầu hết trẻ nhỏ đều rất ưa thích các loại bánh kẹo, thực phẩm ngọt. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng sâu răng ở bé. Vậy vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? Phụ huynh cần có cái nhìn đúng đắn nhất về bệnh lý sâu răng ở trẻ để phòng tránh cho con mình. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chuyên gia lý giải vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo dễ bị sâu răng?

Bánh kẹo, đồ ngọt, thức uống có ga là một trong những món ăn mà trẻ em đặc biệt ưa thích, vì màu sắc và mùi vị hấp dẫn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng nhiều nhất. Theo nhận định từ các chuyên gia nha khoa, dưới đây là lí do khách quan vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng:

Trong bánh kẹo, đồ uống dành cho bé thường chứa hàm lượng đường cao như: glucose, fructose, saccarose…. sau khi ăn các mảng bám còn sót lại dính vào kẽ răng. Đây chính là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào men răng, chuyển hóa thành axit lactic. Lâu dài các lỗ sâu được hình thành dẫn đến bệnh lý sâu răng sữa.

Sau khi dùng bánh kẹo, đồ uống, trẻ em thường không có thói quen vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Đây cũng chính là một những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em. Ngoài ra, vì răng của trẻ là răng sữa chưa phát triển bền vững như răng vĩnh viễn. Nên lớp men răng mỏng dễ bị các vi khuẩn xấu tấn công dẫn đến tình trạng sâu răng.

Vi-sao-tre-nho-hay-an-banh-keo-rat-de-bi-sau-rang-1
Bánh kẹo là nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ

Bệnh sâu răng ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ?

Không chỉ người lớn, sâu răng còn gây ảnh hướng rất nghiệm trong đối với trẻ em. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sức khỏe của trẻ. Ví thế, hậu quả của bệnh lý sâu răng gây ra là điều mà phụ huynh cần quan tâm.

  • Gây đau nhức răng: Giai đoạn đầu của bệnh lý có thể không có biểu hiện nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu răng sâu nặng, nó có thể gây ra tình trạng đau nhức kéo dài và thường xuyên. Từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
  • Ảnh hưởng tới tính cách của trẻ: Răng sâu sẽ gây đau nhức khó chịu triền miên. Vì thế, trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ nổi giận, không muốn nói chuyện với ai,…. Nếu cứ tiếp diễn, tính cách của trẻ sẽ thay đổi, bé sẽ trở nên khó tính và khó gần hơn.
  • Hư tủy: Nếu sâu răng ở trẻ em không phát hiện kịp thời và điều trị thì bệnh lý có thể diễn biến nghiêm trọng. Từ đó, sâu răng ăn vào tủy, dẫn tới hiện tượng viêm tủy. Lúc này, nha sĩ bắt buộc phải nhổ răng để tránh làm ảnh hưởng tới các răng xung quanh. Đối với răng sữa, nếu nhổ quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này (chậm mọc hoặc mọc lệch).

Cách giảm đau nhức khi bé ăn kẹo bị sâu răng

Trong trường hợp chưa có thời gian để đưa bé đến nha khoa, cha mẹ hãy áp dụng những giải pháp sau đây. Chúng sẽ giúp làm dịu cơn đau nhức và ngăn chặn tình trạng sâu răng lan rộng.

Dùng lá hẹ

Để cấp cứu kịp thời tình trạng sâu răng ở bé. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ huynh hãy giã lá hẹ xong rồi đắp lên vùng răng tổn thương. Nguyên liệu này không chỉ khắc phục cơn đau răng mà còn giúp giảm tình trạng sưng, viêm lợi.

Vi-sao-tre-nho-hay-an-banh-keo-rat-de-bi-sau-rang-2
Lá hẹ giúp khắc phục cơn đau răng ở trẻ

Sử dụng nước muối

Sử dụng nước muối để súc miệng giúp loại bỏ thức ăn còn sót lại, cũng như làm sạch các kẽ răng. Các thành phần sát trùng tự nhiên trong muối sẽ giúp sát trùng, giảm sưng và viêm nhiễm.

Khi bé cảm thấy đau nhức vì răng sâu, hãy cho trẻ súc miệng với nước muối mỗi ngày để sát trùng và giảm khó chịu. Cha mẹ nên lưu ý lựa chọn mua sản phẩm ở nơi an toàn trong các tiệm thuốc. Ngoài ra, phụ huynh có thể tự pha dung dịch nước muối tại nhà bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm, cho bé ngậm trong vài phút và lặp lại vài lần trong ngày nhé.

Dùng nước chanh

Phụ huynh hãy cắt những lát chanh, nhỏ dung dịch vào phần răng ê buốt. Chanh sẽ giúp sát trùng các vùng tổn thương. Đồng thời, nó còn hạn chế tình trạng lây lan của vi khuẩn, giảm bớt cảm giác đau nhức.

Chanh giúp sát trùng vết thương, hạn chế lây lan vi khuẩn
Chanh giúp sát trùng vết thương, hạn chế lây lan vi khuẩn

Tỏi và húng quế

Tỏi và húng quế là phương thuốc đông y chữa trị nhiều bệnh, đây là hai nguyên liệu rất dễ để tìm mua ở chợ hay ở các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Cha mẹ có thể dùng vài nhánh tỏi và lá húng quế giã nát. Sau đó, đắp lên vùng răng sâu hoặc lấy nước nhỏ vào các răng bị sâu, giúp làm dịu tình trạng đau nhức cho bé hiệu quả.

Trên đây là những phương pháp tạm thời giúp bé dễ chịu hơn và tránh nguy cơ nhiễm trùng do bệnh sâu răng. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng sâu răng triệt để, cha mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán tình trạng răng sâu và điều trị kịp thời nhé.

Xem thêm: Cách điều trị đau răng sâu cho trẻ hiệu quả

Một số lưu ý giúp phòng ngừa bệnh sâu răng cho trẻ

Theo các khuyến cáo của chuyên gia để giảm tình trạng sâu răng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày sau những bữa ăn chính.
  • Dùng bàn chải mềm và hướng dẫn chải răng đúng cách cho trẻ.
  • Sử dụng kem chải răng dành riêng cho trẻ.
  • Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng.

Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

  • Chế độ ăn uống cũng góp phần làm men răng bé chắc khỏe hơn.
  • Hãy cho bé ăn nhiều rau củ, đồ ăn chứa nhiều canxi như cá, trứng, sữa….
  • Hạn chế đồ ngọt, thức uống có ga, chải răng và súc miệng sau khi ăn đồ ngọt.

Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần

Nếu muốn trẻ giữ gìn răng miệng thật tốt. Ngoài thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý. Ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám tình trạng bệnh lý về răng miệng. Bên cạnh đó, bác sĩ nha khoa còn có những lời khuyên giúp bé bảo vệ răng miệng tốt hơn.

Vi-sao-tre-nho-hay-an-banh-keo-rat-de-bi-sau-rang-5
Cho trẻ thăm khám răng miệng định kì 6 tháng 1 lần

Hy vọng bài viết này đã mang đến nhiều thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh. Qua đó, bạn có thể hướng dẫn cho trẻ nhà mình chăm sóc răng miệng thật tốt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ hotline 1900.9009 của Nha khoa Quốc tế DAISY. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Có thể bạn quan tâm:

  • Trẻ em 3, 4, 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao ?
  • Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi hiệu quả
  • Bị sâu răng phải làm sao ? Cách điều trị hiệu quả
  • Top 5 loại kẹo ngậm chống sâu răng cho bé tốt nhất
  • Răng không bị sâu nhưng đau phải làm sao ?

Từ khóa » Hình ảnh Bé ăn Kẹo Bị Sâu Răng