Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và 4 Giải Pháp Hay
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính:
Vặn mình ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ sau khi sinh tới khi được vài tuần tuổi xuất hiện vô cùng phổ biến. Vậy vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Liệu tình trạng này có chấm dứt khi trẻ lớn lên? Soki-Tium chia sẻ với mẹ những thông tin hữu ích về vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi. Với biểu hiện bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứng thường diễn ra trong vòng vài phút và tự hết ngay sau đó. Ngoài ra bé không khóc khó chịu, không ói khi bú sữa, vẫn lên cân tốt. mẹ không nên lo lắng quá bởi tình trạng vặn mình, khó ngủ này ở trẻ thường sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi.
Tuy nhiên, khi theo dõi quá trình phát triển của trẻ, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, ngủ không ngon giấc kéo dài, thậm chí có những bất thường khác đi kèm gây ảnh hưởng giấc ngủ của bé thì cha mẹ không được chủ quan và bỏ qua. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Hiện tượng này là hiện tượng sinh lý tự nhiên diễn ra trong khoảng thời gian đầu đời. Tuy nhiên, nó cũng bị kích hoạt bởi một số nguyên nhân nhất định. Đó có thể là các yếu tố môi trường hoặc cũng xuất phát từ chính bản thân của trẻ.
- Một trong các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình chính là do trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài so với khi còn nằm trong bụng mẹ. Khi bé ra đời, cơ thể còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các tế bào thần kinh còn non yếu rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài khiến trẻ hay ngọ nguậy, vận động chân tay thường xuyên.
- Những tác động dù là nhỏ nhất từ môi trường cũng có thể tác động đến trẻ như việc chỗ ngủ của trẻ không được thoải mái, phòng xuất hiện quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng… Hoặc trẻ khó chịu do tã bị ướt, chính tình trạng tè dầm hay đại tiện làm ẩm ướt tã khiến bé bứt dứt nên hay vặn vẹo…
- Do trẻ đói: Mẹ nên chú ý cỡ bú sữa của con. Tránh để tình trạng trẻ đói khiến bé hay vặn mình, uốn người thậm chí là quấy khóc nếu trẻ vẫn chưa được đáp ứng.
- Mẹ quấn khăn chặt quá: Tạo cho con một cảm giác thoải mái, bởi trẻ nhỏ con rất hay có những hành động vô thức. Do đó việc mẹ quấn khăn quá chật sẽ khiến con khó chịu trẻ dễ vặn mình lên hơn.
- Tình trạng thiếu canxi, vitamin D, dinh dưỡng kém có thể là lời giải đáp vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình: trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, ngủ không yên giấc, hay giật mình, gồng mình khi ngủ. Ngoài ra trẻ còn hay nôn ói, chậm lên cân, rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm thậm chí có dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng.
- Một số bệnh lý như: viêm phổi tái đi tái lại, tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, hoặc da bé bị ngứa, nóng rát, thương tổn, trẻ đổ nhiều mồ hôi, hay nấc, trớ,.. cũng khiến trẻ có phản xạ vặn mình, gồng mình.
Nếu ở mức bình thường, con vặn mình sẽ không có gì đáng ngại, thậm chí báo hiệu sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ vặn mình xảy ra thường xuyên, có những ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống, giấc ngủ thì cha mẹ cần lưu ý. Đặc biệt, trẻ vặn mình, ọc sữa kết hợp với những dấu hiệu khác như như co giật, sốt,….thì phụ huynh cần đưa con ngay đến các cơ sở ý tế để có những điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Giải pháp xử lý giúp mẹ khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
Biết được những lý do vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình mẹ sẽ có những cách thức và hành động hợp lý để chăm sóc sức khỏe bé yêu. Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, vặn mình làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, mẹ hãy làm những điều sau:
- Tạo cho bé không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái, ánh sáng không quá chói, nhiệt độ phòng vừa phải.
- Cho bé bú mẹ đầy đủ, tránh cho trẻ bú quá no.
- Tắm nắng thường xuyên cho bé để bổ sung vitamin D và hỗ trợ hấp thu Canxi. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất là khoảng từ 7 – 8 giờ sáng, mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút.
- Lựa chọn những loại quần áo thân thiện với làn da, không gây kích ứng khiến con khó chịu, thường xuyên kiểm tra tã bỉm, chăn chiếu của con.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ, với những em bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ để con không bị thiếu hụt dưỡng chất.
Từ khóa » Em Bé Vặn Mình Nhiều
-
Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Gồng Mình, Vặn Mình Khi Ngủ | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Chữa Mẹo Cha Mẹ Nên Biết
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Xử Lý | Cleanipedia
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình Khi Ngủ - Huggies
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Gầm Gừ Có Nguy Hiểm Không? - Hunmed
-
Sai Lầm Cha Mẹ Hay Mắc Phải Khi "trị Bệnh" Vặn Mình ở Trẻ
-
Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Thanh Vũ
-
TOP 10+ Mẹo HAY Cho Mẹ Bỉm Chữa Vặn Mình, Hay Rướn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Bé Vặn Mình Nhiều Có Sao Không? - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Gầm Gừ Có Nguy Hiểm Không? - BioAmicus
-
Bé Sơ Sinh Hay Rặn đỏ Mặt, Rướn Người, Khó Có Sao Không?