Vị Táo Vườn Quê - Tho Luc Bat

Thứ năm, 28/11/2024, Trang chủ Liên hệ với ban biên tập
  • Lục bát mỗi ngày
  • Thành viên Lục Bát
  • Sự kiện nhân vật
  • Lục Bát xưa và nay
  • Văn hóa tâm linh
  • Tác giả - Chùm thơ
  • Lục Bát quán
  • Mõ làng Lục Bát
  • Câu lạc bộ Lục Bát
  • Sưu tầm & Giới thiệu
  • Sách đẹp - Sách hay
  • Diễn đàn lục bát
  • Thư ngỏ
  • Trương Nam Chi: Lần đầu viết thơ cho thiếu nhi
  • Thi ca điểm hẹn : Nhà thơ Cúc Vàng gọi mặt trời thức giấc
  • Hẹn nhau Ngày Thơ Lục Bát - Một ca khúc ý nghĩa ra đời vào đúng Lễ hội Lục Bát Nhâm Thìn
  • Nhà văn Đặng Vương Hưng nói về Nhật ký chiến trường nhân ngày 27 tháng 7
  • Chương trình thơ ca hòa điệu HTV 9 - Nhà thơ Lê Minh Dung
  • Chương trình thơ ca hòa điệu HTV 9 - Nhà thơ Nguyễn Đình Trọng
  • Ca khúc hát về Lục bát Việt Nam- Thơ Nguyễn Đình Trọng- Nhạc Nguyễn Thịnh
  • Bao giờ Việt Nam có điệu nhảy nổi tiếng như Gangnam Style ?
  • Lục bát tháng bảy- Thơ: Lưu Thế Quyền - Thể hiện: Nghệ sĩ Ngọc Cao.
  • Nhật ký An ninh TV ngày 30/4/2015
  • Chương trình VOH giới thiệu CLB Lục Bát SG
  • Truyền hình Quốc phòng giới thiệu sách Phi công Mỹ ở Việt Nam
  • Nhà văn Đặng Vương Hưng và "Chuyện tem ngày Tết"
  • Ước Mơ Trẻ Mồ Côi (Thơ: Thanh Tỉnh - Nhạc: Trịnh Thùy Mỹ - Trình Bày: Đông Quân)
  • Ca khúc Thắm Nồng Tình Ta (Thơ: Lê Ngũ Nam Phong - Nhạc: Trịnh Thùy Mỹ - Trình Bày: Huỳnh Thật)
  • Giã bạn (thơ Nguyễn Đình Trọng- nhạc Nguyễn Thịnh- ca sĩ Đoàn minh)
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Người là bài ca bất tử ( thơ Nguyễn Văn Tuấn, nhạc Trần Xuân Lâm)
  • Ca khúc "Chiến sĩ Gạc Ma"- Nhac và lời: Đoàn Đức yên Khang
  • Ca khúc Võ Nguyên Giáp Sáng vòng nguyệt quế (Thơ Trương Nam Chi- Nhạc Trịnh Thùy Mỹ- ca sĩ Ngọc Biển)
  • Nhà văn Đặng Vương Hưng nói về Nhật ký Bùi Kim Đỉnh tại Phú Thọ
Xem tiếp những Video đã có
  • Hơn 37.000 người chết trong động đất Thổ Nhĩ Kỳ, Syria
  • Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã dịch chuyển ba mét sau động đất
  • Chat GPT (Generative Pre-trained Transformer) có thể làm thơ?
  • Họa sĩ Đặng Ái Việt và hành trình 8 năm rong ruổi khắc họa chân dung gần 1700 bà mẹ Việt Nam anh hùng
  • Cận cảnh từ A - Z quy trình làm cốm thơm nức của làng cốm Mễ Trì
  • Cuộc sống cả đời không tách rời của những cặp sinh đôi dính liền
  • TÊN CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
  • Gia Lai: Xuân về, những cô gái “phố núi” xúng xính áo dài dạo phố hoa
  • Năm Kỷ Hợi, tìm hiểu về những chính trị gia tuổi Hợi
  • Phong tục đẹp ngày xuân của người Việt
Vị táo vườn quê (22/08/2011) Xứ Thanh có nhiều nhà thơ viết lục bát tài hoa như Nguyễn Duy, Lê Đình Cánh, Trịnh Anh Đạt, Huy Trụ, Lâm Bằng, Hữu Kim…. và Bùi Văn Bồng. Với thơ Bùi Văn Bồng, trong số hàng trăm bài lục bát của anh, tôi nhận ra bài “Quả táo xanh” đã để lại ấn tượng khó quên, một nét dịu dàng mà rất sâu lắng trong tôi và nhiều bạn đọc: QUẢ TÁO XANH … Táo còn xanh mà em còn trẻ quá Để suốt đời nhớ mãi vị táo quê. Táo vườn em hái tặng anh Qủa vừa tròn dáng trên cành non tơ Mắt đằm thắm lại ngây thơ Anh không dám nhận ngẩn ngơ gió vườn. Bỗng dưng đôi mắt thoáng buồn “Ứ… ư, em giận anh luôn bây giờ!” Nắng vườn chiều ấy vàng mơ Cành xanh mở lá đợi chờ gió lên. Táo vườn như thể táo tiên Ăn vào như bị thôi miên mấy ngày Dáng em vin níu cành cây Tóc em óng mượt ướp đầy hương chanh . Chỉ là một quả táo xanh Bao năm lòng dạ quẩn quanh với người Không cần câu nói chào mời Chỉ là ánh mắt trao lời yêu đương. Trẻ trai buổi ấy lên đường “Có thương ai đừng để thương thương hoài “Trường Sơn đèo dốc đường dài Khổ thân con gái đợi ngoài hậu phương”… Thư từ thất lạc khó lường Lại thêm khói lửa chiến trường triền miên Nhớ vườn táo lại cố quên Tình riêng tạm dẹp một bên vội gì… Cái thời sao nghĩ cũng kỳ Yêu nhau gác lại cũng vì tình yêu! Bây giờ tuổi đã xế chiều Tình đầu buổi ấy như diều đứt dây. Táo chưa mùa chín cầm tay Như là mắc nợ tự ngày xa xưa Trách mình lại trách gió mưa Thương người cho táo lời chưa ngỏ lời. Bùi Văn Bồng Người con gái trong bài thơ thật chân tình và đáng yêu. Táo vườn nhà, chưa chín, vẫn hái tặng bạn. Đúng thế! Quả táo còn xanh. Cái xanh của quả táo cũng là cái xanh của tuổi trẻ, của tình yêu, tình đời, màu xanh hy vọng, màu xanh yêu thương. Màu xanh của nó đi qua khói lửa chiến tranh cho tới ngày hòa bình, và gợi trong ta một kỷ niệm đẹp về tình yêu lứa đôi trong một thời đạn bom gian lao mà anh dũng. Bài thơ có tứ lạ với tám khổ thơ, kết cấu vòng tròn nhưng ý thơ không bị khép kín. Mở đầu là sự gặp nhau của anh và em ở vườn táo quê nhà trong buổi chiều có nắng “vàng mơ”. Một không gian và thời gian đẹp, nên thơ. Em tặng anh “quả táo xanh” nhưng sao anh lại “không dám nhận”. Cái nét e dè, ngượng ngùng của chàng trai cũng đáng yêu, đằm sâu nét quê truyền thống tự bao đời. Đây không đơn thuần là giữ ý, mà sự dè dặt khi thấy sự bất ngờ. Và bối cảnh cuộc sống xã hội lúc đó cũng làm cho chàng trai bỗng chần chừ. Một sự ý nhị có nhiều nguyên do. Biết bao câu hỏi đặt ra. Rồi kỷ niệm trong vườn táo hôm ấy đã lắng sâu, theo anh ra đi chiến đấu, gác lại tình yêu “chưa ngỏ lời” như bao lứa đôi khác trong buổi ấy, thời buổi mà trai làng phơi phới lên đường “gác tình riêng cho sự nghiệp chung”, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thông nhất đất nước. Chiến tranh mà, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, biết bao giờ gặp lại. Và kết thúc bài thơ là sự gặp em trong hồi tưởng của anh khi cả hai đã ở tuổi “xế chiều”. Người đọc cứ chờ đợi cái kết thúc có hậu như một màn “đoàn viên” sau biết bao gian nan, thử thách cách xa. Nhưng không, quả táo xanh năm ấy đến nay vẫn còn như “sự mắc nợ” – nợ tình, nợ duyên, và mở ra một chiều liên tưởng mới của nhân vật trữ tình, theo lối tư duy thơ hiện đại. Trong văn chương Việt Nam và thế giới, quả táo là biểu trưng cho tình yêu, hạnh phúc. Nhà thơ Tố Hữu đã viết “Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt/ Nắng soi sương giọt long lanh”. Trong thần thoại Hy Lạp lại có chuyện ba nữ thần: Hera (vợ của thần Dớt), Athena (nữ thần Trí tuệ) và Aphrodite (nữ thần Sắc đẹp và tình yêu) đã tranh nhau “quả táo vàng” của nữ thần Erit trên có dòng chữ “Tặng cho người đẹp nhất”. Xung đột giữa các người đẹp xảy ra kéo theo cuộc chiến hơn 10 năm giữa quân thành Troa và Hy Lạp. Còn nhà vật lý học Newton thì tình cờ bị một quả táo rơi trúng đầu nên ông đã tìm ra định luật “Vạn vật hấp dẫn”. Quả táo trong thơ Bùi Văn Bồng lại mang biểu cảm với thi hứng khác, là quả táo còn xanh, là ẩn dụ cho tình yêu và tuổi trẻ, chứa bao điều kỳ diệu. Nó không còn là quả táo bình thường mà dưới cảm quan nghệ thuật của nhà thơ, nó là “táo tiên”. Tuy còn xanh đấy nhưng khi ăn vào thì lòng dạ ngất ngây như ăn phải bùa mê thuốc lú: Táo vườn như thể táo tiên Ăn vào như bị thôi miên mấy ngày. Thế là anh bị “tương tư” với quả táo rồi. Hình ảnh vườn táo và em cứ ẩn hiện cùng anh suốt chặng đường dài, nó như tiếp thêm sức mạnh trên mỗi bước hành quân. Dáng em vin cành táo, mắt em đăm đắm ngây thơ, tóc em óng mượt thơm mùi hương chanh như trao lời yêu thương rồi mà sao anh cứ như “con nai vàng ngơ ngác”? Anh có nhận ra cái giọng con gái nũng nịu khi em thấy anh chần chừ chưa dám nhận quả táo: Bỗng dưng đôi mắt thoáng buồn “Ứ… ư, em giận anh luôn bây giờ!” Ôi! Cái trẻ trung và ngây thơ nằm trong hai từ cảm thán “Ứ..ư…” đó. Bằng sự linh cảm của con tim và ánh mắt, anh nhận ra tất cả chứ. Nhưng lòng anh nén lại, nói đúng hơn là “gác lại chuyện yêu đương” để ngày mai lên đường. Anh không muốn người yêu phải hứng chịu nỗi đau chiến tranh, những nỗi đau không ai lường trước được, nó sẽ giáng xuống bất kỳ lúc nào. Anh chỉ nói với lòng mình: Trường Sơn đèo dốc đường dài Khổ thân con gái đợi ngoài hậu phương Thư từ thất lạc khó lường Lại thêm khói lửa chiến trường triền miên… Đây cũng là tâm trạng chung của những người lính trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Họ ra đi “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “gác tình riêng, mưu việc nước”: Nhớ vườn táo lại cố quên Tình riêng tạm dẹp một bên vội gì… Câu thơ mang âm hưởng hào hùng của một tráng sĩ đầy khí phách như hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng. Anh cố quên đi hình bóng em nhưng trong tim thì cuộn lên những đợt sóng ngầm yêu thương da diết. Việc dứt áo ra đi chỉ là biểu hiện sự chí quyết của thời trai, chí trai, nhưng trong tận đáy lòng mình sự trăn trở về người con gái, niềm khát khao được yêu cứ dâng đầy. Anh hồi tưởng lại chuyện xưa: Cái thời sao nghĩ cũng kỳ Yêu nhau gác lại cũng vì tình yêu! Bây giờ ở cái tuổi “xế chiều”, nghĩ lại chuyện xưa ấy, anh thấy “cũng kỳ” nhưng đó là sự thật. Cái từ “cũng kỳ” ấy càng thể hiện chàng trai miền Bắc vào Nam khá lâu, pha tiếng Nam rồi – “sao mà kỳ vậy”. Nếu không có sự gác lại chuyện riêng của mỗi cá nhân để đem tất cả tinh thần và vật chất cho tiền tuyến thì làm sao dân tộc ta có thể đánh thắng được “hai đế quốc to” là Pháp và Mỹ? Thấy được điều đó ta càng quý hơn cái “tình đầu buổi ấy như diều đứt dây” của người lính. Một “cánh diều tình yêu” mới bắt gió đã vội đứt dây. Buồn thay! chiến tranh mà, diều bay đi biết bao giờ gặp lại? Khổ thơ kết bài là lời tự trách thật đáng yêu: Táo chưa mùa chín cầm tay Như là mắc nợ tự ngày xa xưa Trách mình lại trách gió mưa Thương người cho táo lời chưa ngỏ lời. Ngày anh chia tay cô gái táo còn xanh, qủa táo đó theo anh suốt những cuộc hành quân và hôm nay khi đã trở về hậu phương nó vẫn “chưa chín”, bởi anh “mắc nợ” em từ lâu rồi. Đến táo vườn quê mùa chín, anh đã đi xa, không được thưởng thức vị ngọt ngào của quả táo. Nhưng đối với anh, quả táo còn xanh mà tình yêu đã ngọt ngào thấm đẫm, cứ da diết trong lòng. Nợ tình, chẳng ai muốn. Cho dù anh không muốn, nhưng bối cảnh thời cuộc đã buộc họ phải “mắc nợ”. Cái cụm từ “trách gió mưa” nghe nhẹ nhàng mà biết bao trở trăn về sự oán trách cuộc chiến tranh do kẻ thù xâm lược gây ra. Qủa táo là nhân chứng cho mối tình đẹp trong những năm đất nước chưa thanh bình. Anh càng “trách mình” và “trách gió mưa” bao nhiêu thì tình thương “người cho táo” năm xưa càng dâng lên bấy nhiêu. Anh chưa “ngỏ lời yêu” nhưng có sao đâu, qủa táo kia đã thay lời anh nói hộ lòng mình. Tình yêu vốn kiệm lời, cần gì phải thề thốt kiểu “chỉ trời vạch đất” như ở một số người, hay như Kim Trọng và Thúy Kiều đã thề trong vườn đào buổi đầu hò hẹn: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hai miệng một lời song song”, để rồi nàng Kiều suốt mười lăm năm lưu lạc, rơi vào bi kịch. Đâu cần vầng trăng chứng giám, đâu cần thề thốt, mà tình yêu đầu đời có sức bền đẹp đến thế. “Quả táo xanh” của Bùi Văn Bồng đã nói hộ cho tình yêu bao lứa đôi trong kháng chiến chống Mỹ. Bằng thể thơ lục bát êm đềm như ca dao, bằng bút pháp liên tưởng gắn với nỗi da diết từ nội tâm, anh dệt nên những câu thơ giàu tính họa, tính nhạc trong không gian và thời gian ở hai thời điểm chiến tranh và hòa bình, quá khứ và hiện tại, tuổi xuân xanh và tuổi xế bóng, qua đó tôn vinh thêm vẻ đẹp của tình yêu người lính, vẻ đẹp của những cô ở gái hậu phương thời đó “ba đảm đang” để người yêu yên tâm đi chiến đấu. Đó cũng là sự hy sinh của những thế hệ đi trước, sự hy sinh không dễ ai đền đáp, chỉ họ gánh chịu mà thôi. Những hình ảnh của bài thơ cứ hiện lên trước mắt ta như một bản nhạc không lời, trữ tình, sâu lắng về tình yêu lứa đôi, tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Lê Xuân Địa chỉ: Nhà số: 55/5, CMT8, TP Cần Thơ Điện thoại: 0947.615.119 E-mail: xuanbot@gmail.com Chia sẻ: Twitter Google Yahoo Facebook Gửi cho bạn bè Mỗi độc giả cũng là một tác giả (Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên *
Địa chỉ *
Email *
Điện thoại *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
LÊ XUÂN - xuanbot@gmail.com - 0947.615119 - 55/5 CMT8- TP Cần Thơ (Ngày 23/08/2011 13:34:13)

Cảm ơn anh Lê Bin đã có lời động viên. Tôi cũng đã là người lính ra đi chiến đấu như nhà thơ Bùi Văn Bồng, cũng có mối tình gác lại, sau hơn 30 năm mới gặp lại nhau khi mỗi đứa đã có gia đình riêng. Cảm động trước những vần thơ QUẢ TÁO XANH của anh Bồng nên lời bình cứ tự nhiên tuôn ra như kỷ niệm của mình sống lại vậy. Đúng là Thơ văn là gan ruột, là cuộc đời mà.

Lê Bin - levanhop2000@yahoo.com - - Kiên Giang (Ngày 22/08/2011 21:22:47)

Anh Lê Xuân rất nặng nợ với những câu thơ, Lời bình anh viết sâu sắc và tỷ mẩn. Anh thường đi tìm sự đồng điệu trong tâm hồn của những nhà thơ...sự giao hòa đẹp đẽ là cách thẩm thấu đầy tài nghệ .. chính ở đó chấp cánh cho những lời thơ bay lên, Tôi xem cách anh chắt lọc thơ thật mãn nhãn và đồng cảm. Đọc lời bình ta cũng không quên kể đến tài năng sáng tác của nhà thơ QĐNDVN - Đại tá :Bùi Văn Bồng với tác phẩm "Quả táo xanh". Là lớp hậu sinh tôi thật thán phục cách truyền cảm từ những dòng viết của các anh...

Bùi Văn Bồng - bvbongqd@gmail.com - 0913818109 - Cần Thơ (Ngày 22/08/2011 20:47:34)

Tác giả cảm ơn Nhà phê bình Văn học Lê Xuân (Hội Nhà văn Tp Cần Thơ) đã đọc và bình bài thơ "Quả táo xanh". Đây là kỷ niệm của bản thân tôi với một người bạn gái cùng quê, và là bạn học cùng lớp 10B trước khi lên đường đi chống Mỹ cứu nước. Mối tình đầu rất đẹp, thơ mộng, mà chiến tranh gây trắc trở. Buồn lắm, một sự hy sinh không phải máu xương. Kỷ niệm về một thời tuổi hai mươi khó quên. (BVB)

Các bài khác:
  • Đến với bài thơ hay " Xin đừng gọi Mẹ là Bà" thơ Phạm Luyến lời bình : Nguyễn Thị Bình.
  • Đến với bài thơ hay
  • Đến với bài thơ hay
  • Bài thơ “Chiều Đồng Lộc”, tác giả Trịnh Toại, lời bình: “Đất thiêng của mười đóa hoa bất tử" của Vương Bảo.
  • Đến với bài thơ hay
  • Đến với bài thơ hay : 'CÕNG GÙI CON CHỮ LÊN NƯƠNG của tác giả: Nguyễn Quang Huỳnh
  • Đến với bài thơ hay “SỢI TÌNH YÊU” của tác giả Thu Anh – Lời bình: “CHỊ NGỒI ĐAN ÁO CHỜ ANH” của Vương Bảo.
  • Đến với bài thơ hay : ' Em là..." của nhà giáo Trần Thị Thu Hà.
  • Hình ảnh mẹ trong thơ Nguyễn Quang Huỳnh. Bài bình của Thạc sỹ Ngữ văn Nguyễn Thị Bình trong tập thơ "Lục Bát duyên quê"
  • Đến với bài thơ hay: "Chị tôi" của tác giả: Vũ Trọng Thái Bình thơ : Đỗ Trọng Kim.
Tài khoản
Mật khẩu
  • Báo mới
  • Tìm kiếm qua Google
  • Tin mới
  • Công an Nhân dân
  • Việt Nam Nét
  • Dân Trí
  • Vnexpress
  • VNTime
  • Kênh 14
  • Hội Nhà văn Hải Phòng
  • Đọc báo trực tuyến
  • Hội Nhà văn Việt Nam
  • Văn nghệ Quân đội
  • VN Sông Cửu Long
  • Hội Nhà văn TP. HCM
  • Truyền hình Việt Nam
  • Tiền Phong
  • Thể thao & Văn hóa
  • Thanh Niên
  • Tuổi Trẻ
  • Báo Lao Động
  • Công an TP. Hồ Chí Minh
  • Sài Gòn Giải Phóng
  • Báo Nhân dân
  • Hà Nội Mới
  • Quân đội Nhân dân
  • Facebook
  • Youtube
  • VTC News
  • EVA
  • VNPT
  • Mua và Bán
  • Tạp chí Tia Sáng
  • Kinh tế Việt Nam
  • Trang chủ
  • Lục bát mỗi ngày
  • Thành viên Lục Bát
  • Sự kiện nhân vật
  • Lục Bát xưa và nay
  • Văn hóa tâm linh
  • Tác giả - Chùm thơ
  • Lục Bát quán
  • Mõ làng Lục Bát
  • Câu lạc bộ Lục Bát
  • Sưu tầm & Giới thiệu
  • Sách đẹp - Sách hay
  • Diễn đàn lục bát
  • Thư ngỏ
NHÓM THƯỜNG TRỰC BIÊN TẬP: Chủ nhiệm: Nhà thơ Trương Nam Chi (TP. HCM); ĐT: 0903 318 188; Email: truongnamchi61@gmail.com Trưởng Ban Kết nối các CLB: Nhà thơ Hương Sinh (Hưng Yên); ĐT: 0123 712 4046; Email: huongsinh1953@yahoo.com.vn Trưởng Ban Kết nối tác giả và bạn đọc: Nhà thơ Vũ Thương Giang (Cộng hòa Ucraine); Email: thuonggiang.vh_kiev@yahoo.com NHÓM ADMIN CÁC CHUYÊN MỤC VÀ MỸ THUẬT: *Nhà thơ Trịnh Toại (Hải Phòng); ĐT: 0983 325 625; Email: tvtoai@gmail.com *Nhà thơ Hồ Đình Bắc (TP. Hải Dương); ĐT: 0912 280 375; Email: hodinhbac@gmail.com*Nhạc sĩ Trịnh Thùy Mỹ (TP. HCM); ĐT: 0906 373 470: Email: mytrinh_0507@yahoo.com.vn *PGS, TS Trần Mạnh Tuân (ĐH Thủy Lợi); ĐT: 0913 530 266; Email: tuan_hwru@fulbrightmail.org NHÓM DIỄN ĐÀN TRÊN MẠNG FACEBOOK: Chủ nhiệm Diễn đàn Lục Bát Việt Nam: Nhà thơ Nguyễn Quỳnh (Bắc Ninh); ĐT: 0965 777 523; Email: nguyenquynh19751234567890@gmail.com Các Quản trị và Kiểm sát viên facebook Lục Bát Việt Nam: Nhà thơ Đồng Thị Chúc - Nhà thơ Nguyễn Bích Nên - Nhà thơ Trần Trọng Giá SÁNG LẬP WEBSITE LỤC BÁT VIỆT NAM: Nhà thơ Đặng Vương Hưng (TP. Hà Nội) Facebook: Đặng Vương Hưng; Fanpage: LỤC BÁT VIỆT NAM Điện thoại: 0913 210 520; Email: dangvuonghung@gmail.com Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Lục Bát Việt Nam qua hộp thư email: lucbat.com@gmail.com Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Lục Bát Việt Nam: Lục Bát Hội Quán - Số 6, ngõ 40, phố Võ Thị Sáu, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội; Ngoài địa chỉ: www.lucbat.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.lucbat.net hoặc www.lucbat.com Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên. Đề nghị ghi rõ nguồn khi trích dẫn lại tư liệu. Thông báo từ Lục bát Việt Nam

Từ khóa » Bài Thơ Quả Táo