Vị Thuốc Trinh Nữ Hoàng Cung - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Tên khoa học: Crinum Latifolium Giới thiệu: Cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8-10cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10- 15 cm. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài đến 50 cm, có khi hơn rộng 7- 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song. Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40 cm; lá bắc rộng hình thìa dài 7 cm, màu lục, đầu nhọn; hoa màu trắng pha hồng, dài 10 – 15 cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quăn lại; nhị 6; bầu hạ.
Mùa hoa quả: Tháng 8 – 9.
Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Campuchia, Lào. Việt Nam, Ấn Độ và cả ở phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc. Trinh nữ hoàng cung là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình từ 22 – 27oC, lượng mưa trên 1500 mm/năm. Tính vị: Vị đắng, chát Thành phần hóa học: Alcaloid; khung không dị vòng như latisolin, latisodin, beladin; khung dị vòng như ambelin, crinafolin, crilafolidin, lycorin, epilycorin… Thân rễ có chứa 2 glucan; glucan A có 12 đơn vị glucose, glucan B có 110 gốc glucose. Acid amin: Phenylamin, leucin, valin, arginin…. Tác dụng: Hành huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt giải dộc, thông lạc hoạt huyết. Chủ trị: Trị mụn nhọt lở độc, đòn ngã, viêm tuyến sữa, lở trĩ và bệnh đậu mùa hay thủy đậu gây nên mụn nước mẩn thành từng mảng hình dải. Có nơi còn dùng trị ung thũng sang độc, đòn ngã gãy xương, đau đầu và đau khớp xương. Các dạng bệnh: U xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, u ở vú, khối u ở cổ, bướu cổ viêm họng, viêm loét dạ dày tá tràng, phong thấp, mụn nhọt… dùng lá Trinh nữ hoàng cung uống đều có kết quả. Dùng ngoài xoa bóp để chữa tê thấp, đau nhức, thấp khớp, mụn nhọt, áp xe mưng mủ, chữa đau tai. Liều lượng: cách dùng: Lá thái nhỏ, sao vàng, sắc uống, ngày 10 – 15g lá khô. Để dùng ngoài, người ta giã đắp, giã lấy dịch xoa, sao nóng đắp tại chỗ hoặc nấu nước rửa. Kiêng kỵ: Nên uống lá Trinh nữ hoàng cung sau khi đã ăn no. Phụ nữ có thai không được dùng vì sẽ sẩy thai.
Cây Crinum latifolium L rất giống với náng hoa trắng hoặc cây lan huệ. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau để phân biệt các loại cây này nhằm tránh bị ngộ độc:
- Cây náng hoa trắng: Loại cây này cũng thân hành nhưng hình dáng thuôn dài chứ không tròn như thân cây trinh nữ hoàng cung. Lá náng cũng dày hơn, to, sắc xanh đậm hơn. Hoa màu trắng.
- Cây lan huệ: Lá màu xanh đậm, dày, bản hẹp và không có gợn sóng ở hai bên mép. Thân cao hơn trinh nữ hoàng cung, cánh hoa màu trắng xanh, mùi rất thơm. Nhụy hoa lan huệ có màu đỏ tía trong khi nhụy hoa trinh nữ hoàng cung lại có màu trắng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Cách Sử Dụng Cây Trinh Nữ Hoàng Cung
-
Cách Nấu Lá Trinh Nữ Hoàng Cung Tươi để Chữa Bệnh
-
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì? 7 Cách Trị Bệnh - DoctorTuan
-
Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì Mà Phụ Nữ Nào Cũng Có Thể Cần ...
-
Uống Trinh Nữ Hoàng Cung Kiêng ăn Gì? Cách Uống Hiệu Quả
-
Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Cách Nấu Lá Trinh Nữ Hoàng Cung Tươi Và Khô Uống Chữa Bệnh
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Lá Khô Trinh Nữ Hoàng Cung, Bán Lá ... - YouTube
-
Cách Nhận Biết Lá Trinh Nữ Hoàng Cung Khô - YouTube
-
Trinh Nữ Hoàng Cung: Tác Dụng, Liều Dùng, Kiêng Kỵ
-
Bài Thuốc Hay Từ Cây Trinh Nữ Hoàng Cung | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung: Mô Tả, Công Dụng Và Cách Dùng
-
Trinh Nữ Hoàng Cung Và Cách Dùng Chữa U Xơ, U Nang Hiệu Quả
-
Trinh Nữ Hoàng Cung – Công Dụng – Liều Dùng - VIETMEC
-
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì Và Trị được Bệnh Gì?