Vị Tiến Sĩ Trẻ Nhất Việt Nam | Vườn Đào
Có thể bạn quan tâm
- Home
- Trang Chiến Sự
- Trang Giới thiệu
- Trang Kỷ Niệm
- Trang Ngoại Ngữ (Foreign Language)
- Trang Thời Sự
- Trang Thống Kê
- Trang Tôn Giáo
- Vườn Đào Rộng Mở
The kind of intelligence a genius has is a different sort of intelligence.The thinking of a genius does not proceed logically.It leaps with great ellipses. It pulls knowledge from God knows where.
—– Dorothy Thompson (1894 – 1961) US “journalist, writer”
Đào Viên
- Một nền giáo dục đáng buồn
Báo Giáo Dục ngày 11/12/2014 viết: “Theo thống kê mới đây của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó tiến sĩ tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.”
Tuy nhiên trình độ học vấn và khả năng thực tế của những người được phong hàm Tiến sỹ không phù hợp với tiêu chuẩn của các nước có nền giáo dục tân tiến và truyền thống. Bằng Tiến sỹ của Việt Nam có đem rao bán cũng khó kiếm được người mua.
Trong lĩnh vực sáng chế, bài báo cho biết: “ Một thống kê khác của Bộ KHCN cho thấy, trong 5 năm (2006 – 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng kí tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng kí tại đây.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế.”
Bái báo kết luận: “Theo nhận định của giới chuyên gia, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực, nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.”
Đó là tình trạng nền Giáo dục trong nước Việt Nam XHCN hiện nay, một nền giáo dục thiếu tính chất khai phóng nhân bản, ngược lại, có “định hướng” hạn chế tư duy, thui chột sáng kiến. Đó là một thất bại hiển nhiên sau 40 năm thử nghiệm.
Điều đó không có nghĩa là Việt Nam không có những người thông minh tài giỏi. Nhiều thanh niên Việt Nam khi ra nước ngoài đã tỏ ra không thua kém ai, khi lọt vào được nhừng cơ sở giáo dục danh tiếng trên thế giới như đại học Lomonosov, nước Nga, Harvard, Stanford, MIT, CalTech của Hoa Kỳ, Normale Sup, Polytechnique, HEC của Pháp vân vân..Khi ra trường, họ rất xứng đáng được hàm Tiến sĩ vẻ vang. Điều này chứng tỏ môi trường xã hội, giáo dục rất quan trọng cho công trình Giáo Dục và Đào Tạo nhân tài đất nước.
Không những thế, Việt Nam đã có nhiều thiên tài (genius), những thần đồng Toán học, được minh chứng qua những cuộc thi Toán Quốc tế(1) (International Mathematical Olympiad) trong đó học sinh Việt Nam đem về nhiều huy chương vàng, bạc và đồng về cho đất nước.
Chúng ta hãy xem trường hợp đặc biệt một vị Tiến sĩ được coi là trẻ nhất Việt nam từ trước đến nay. Ông là người đã đậu Trạng Nguyên, khóa thứ Nhất, khoa thi Tiến Sĩ (còn gọi là Thái Học Sinh) năm Ðinh Mùi, niên hiệu Thiên Ưng Chính Bình, đời vua Trần Thái Tông(1225-1258), tức là năm 1247 DL.
- Vị Tiến sĩ 12 tuổi
Tên ông là Nguyễn Hiền quê quán là làng Dương A, huyện Nam Trực, t ỉnh Nam Định. Cùng khóa thi năm đó có các ông: đệ Nhị danh, Bảng Nhãn Lê Văn Hưu, người làm sử đầu tiên của nước ta, tác giả bộ Ðại Việt Sử Ký; và đệ Tam danh, Thám Hoa Ðặng Ma La. Năm ấy, Nguyễn Hiền, sinh năm Ất Mùi, tức 1235 DL, mới 12 tuổi. Nguyễn Hiền cũng là vị Trạng Nguyên trẻ tuổi nhất nước ta vậy.
Cước chú – Những chi tiết dưới đây, phần lớn được sao chép hay trích dịch từ gia phả dòng họ Nguyễn Hiền. Chúng ta đã biết, thời nhà Lý và thời nhà Trần, người Việt Nam – cũng như người Nhật và người Hàn quốc – dùng văn tự Trung Hoa để trao đổi tư tưởng, trong cách nói và viết. Sách vở, thư tịch đều viết bằng Hán Tự và chữ Nôm (dùng cho những tiếng không có trong Hán Tự). Bởi vậy, chúng ta sẽ thấy trong bài viết này nhiều có nhiều tiếng Hán Tự, vì đã được sao chép hay trích dịch từ gia phả lâu đời của dòng họ Nguyễn Hiền.
Nguyễn Hiền ngay tử nhỏ đã nổi tiếng rất thông minh. Nguyễn Hiền mồ côi cha từ nhỏ, bà mẹ đã cho ông theo học sư cụ chùa Hà Dương ở làng Dương A. Tương truyền, lúc đầu vào học sư cụ mới viết được 10 trang giấy, Hiền liền đọc ngay được như người đã từng đi học rồi, sư cụ lấy làm lạ. Một đêm, sư cụ nằm mộng thấy Phật quở rằng: “Trạng nguyên mỗi lần vào chùa thường nghịch ngợm, sao nhà ngươi không răn đe, ngăn chặn?”. Sư tỉnh dậy, đốt đuốc khắp chùa thấy sau lưng các pho tượng đều có khắc chữ “phạt 30 roi“, riêng hai pho hộ pháp ghi “phạt 60 roi“, sư nhận ra ngay chữ của Hiền. Một hôm, sư cụ lên lớp bèn lấy một câu trong sách: “Kính quỷ thần mà phải lánh xa” mà dặn Hiền rằng: “Phật tức quỷ thần, trò không được nhạo báng“. Hiền liền nhận lỗi và tự lau sạch những chữ mình đã viết. Từ đó, Hiền càng chăm chỉ học tập, học đến đâu nhớ đến đấy, xuất khẩu thành chương.
Năm 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh là “thần đồng”. Bấy giờ có người họ Đặng tự cho mình là đã đọc biết hết các sách, nghe tiếng tăm Hiền liền tìm đến nhà Hiền thử tài, ra đầu đề bài phú:
“Phượng hoàng sào a, kỳ lân du úc”
và ra hạn cho Hiền số câu, mỗi câu phải có tiếng chỉ một loài cầm thú. Hiền liền ứng khẩu:
Phi long kiên chiếu Mã bất xuất hà Ý bi Hữu Hùng chi thế Ấp vu Trác Lộc chi a.
Dịch là:
Rồng không bay lên nơi ao, hồ Ngựa không từ sông phi ra Đẹp thay đời có họ Hữu Hùng Làm nhà ở nơi Trác Lộc.
Người họ Đặng hết sức thán phục Hiền và tấm tắc khen là “Thiên tài”.
Đến năm thi Đinh Mùi (1247), Nguyễn Hiền dự kỳ thi Đình, khoa thi Tiến sĩ với bài phú “Áp tử từ kê mẫu du hồ phú” (bài phú Vịt con từ giã mẹ gà đi chơi hồ nước). Hiền được chấm đậu Trạng Nguyên.
Trong bữa yến tiệc do nhà vua khoản đãi, Trạng đượä mời ngồi đối diện với nhà vua. Vua hỏi Trạng rằng: “Khanh học thầy nào mà giỏi làm vậy ?”. Nguyển Hiền đã tình thực trả lời: “Thần tự học là chính, đôi chỗ có trao đổi với nhà chùa”. (Hạ thần học thần. Ðản vấn tăng sư nhất nhị tự). Nhà vua không nghĩ được là Nguyễn Hiền, vì nhà rất nghèo, ở cạnh chùa làng, phải tự học lấy, mà cho rằng Hiền là đứa trẻ kiêu ngạo, nên đã phán trách: “Khanh chưa biết giữ lễ (Thượng nhật vi tri lễ). Hãy tạm về nhà đợi vài ba năm sau sẽ bổ dụng” (Khả tạm hồi gia ước tam niên nhi hậu dụng)
Vì vậy Nguyễn Hiền đã bị nhà vua đuổi về, không ban cho áo mũ, bảng lọng để vinh quy bái tổ. Trạng nguyên Nguyễn Hiền lại cùng mẫu thân trở lại quê hương sống cuộc đời bình dị như xưa. Ông đã khước từ mọi sự giúp đỡ của triều đình và địa phương với lý do duy nhất mà ông nói với mọi người rằng: “Tôi chưa ra làm việc nước thì chưa xứng nhận lộc nước”
- Giải đáp câu đố của sứ giả NguyênMông(2).
Trạng nguyên Nguyễn Hiền trở về quê chưa được bao lâu thì vua đã cấp tốc sai sứ giả mời ông về triều bàn việc nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình đất nước lúc này đang có nguy cơ bị đế quốc Nguyên Mông(2) thôn tính. Bọn chúng đang âm mưu cướp đất nước ta để làm bàn đạp tấn công một số lực lượng Nam Tống còn sót lại ở mấy tỉnh phía Nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây. Chúng đã huy động một số lực lượng lớn các chiến thuyền đánh chiếm Champa (Chiêm Thành) và một phần Chân Lạp (Căm pu chia). Uy hiếp ta từ phía trong ra, chúng đã chuẩn bị một lực lượng bộ binh và kỵ binh khá mạnh đồng đánh từ hướng Vân Nam xuống, hình thành một thế trận trên đánh xuống dưới đánh lên, ngoài biển đánh vào rất nguy hiểm.
Tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) sai sứ sang bảo vua Trần Thái Tông phải thần phục Mông Cổ. Chúng còn buộc triều đình ta phải giải cho bằng được bốn câu đố kèm theo tối hậu thư do chúng đề ra.
Câu đố là bốn câu thơ theo thể ngũ ngôn như sau:
đọc là:
Lưỡng nhật bình đầu nhật Tứ sơn điên đảo sơn Lưỡng vương tranh nhất quốc Tứ khẩu tung hoành gian
Vua và bá quan luận chưa ra, vua bèn quyết định cho vời trạng nguyên Nguyễn Hiền (dưới đây gọi tắt là Trạng) về triều hỏi ý kiến. Vua đã cử một vị quan chức cao tuổi lớn có trình độ uyên bác làm sứ giả cấp tốc về tận quê đón Trạng. Đoàn người ngựa vội vã ngày đêm rong ruổi. Khi về tới Dương A vào một buổi chiều mùa Đông giáp Tết giữa lúc một số đông già trẻ trong làng đang xem bắt cá dưới ao đình gần nhà Trạng.
Thấy quan quân rộn rịp cờ xí vào làng, mọi người đều lánh xa, riêng có một cậu bé cứ điềm nhiên ngồi một cách ung dung thư thái xem cá lội dưới ao, chẳng thèm để ý gì đến quan triều. Khi đến gần, sứ giả ghìm cương ngựa dừng lại bên cậu bé quát hỏi: “Bớ bé kia ! ở đâu hãy lại đây!”(Nhĩ tiểu sinh hà xứ đáo lai!). Cậu đáp ngay: “Ta là bậc quân tử ngồi đây chờ thời mà”(Ngã quân tử đãi thời nhi phát). Lão xứ giả liền ra ngay một câu đối(3) khó bắt bé phải đối như sau: “Tự là chữ, bỏ giáng đầu, Tử là con. Con ai con nấy“. Cậu ứng khẩu tức thời: “Vu là chưng, bác ngang lưng, Đinh là đứa, đứa nào đứa này“.
Lời đáp lại rất sắc gọn đủ ý tứ nhưng cũng tỏ ra rất bề trên khiến lão sứ chột dạ vội vàng xuống ngựa bái chào cậu bé và thưa rằng: “Thưa ngài quả ngài xứng tài trạng nguyên”. Trạng nguyên Nguyễn Hiền đáp lễ lão sứ rồi hai người cùng đi về phía nhà Trạng. Trạng mời sứ giả ngồi tự tay đun nước pha trà tiếp sứ. Lão sứ nhìn chung quanh vô cùng kinh ngạc khi thấy quan Trạng về quê mà vẫn còn ở trong ngôi nhà bé nhỏ đơn sơ ba gian lợp cỏ, một gian dành riêng cho thân mẫu, gian giữa là ban thờ án sách, trõng tre giản dị lạ lùng, còn một gian dành riêng cho vua bếp. trước cảnh sống thanh bạch đến súc động như vậy lão sứ nói một câu hài hước như sau : “Ngô văn quân tử viễn bào trù, hà tu mi táo?” Có nghiã là : “Tôi thường nghe nói nếu là bậc quân tử thì ít khi sống gần chốn bếp nước. Tại sao ngài lại sống chung với vua bếp vậy? Trạng đáp lại ngay: “Ngã bản thế gia (có chỗ viết là hữu quan) cư đỉnh nại, khả tạm điều canh.” Có nghĩa là : Thân thế sự nghiệp ta ở trên đỉnh cao, còn bếp nước là để tạm đấy, có hề chi.
Kính phục tài Trạng, lão sứ đứng dậy thi lễ rồi trao trạng chiếu chỉ nhà vua. Trạng nhận, đọc qua cảm thấy không hài lòng, ông đã nói với sứ giả rằng: “Ngay đến hoàng thượng cũng chưa coi trọng lễ, nhờ ông hãy tâu lại với nhà vua là Hiền này không thể về triều“. Lão sứ giật mình đành xin lỗi trạng, cấp tốc cho người về kinh xin ngay xiêm áo, cân đai bối tử, Trạng mới chịu về kinh cùng vua bàn việc nước.
Trạng nguyên Nguyễn Hiền về tới kinh đô Thăng Long, vua Trần Thái Tông lập tức cho thiết triều họp bách quan văn võ nghe trạng giải đáp tối hậu thư của Hoàng Đế Nguyên. Đứng trước nhà vua và bách quan văn võ trong triều nhà Trần trong bầu không khí vô cùng trang nghiêm, Trạng nguyên Nguyễn Hiền với dáng vóc mảnh khảnh nhỏ bé nhưng rất thư thái đĩnh dạc, ông đã xem qua bức thư của giặc, ông lắc đầu và nói:
“Đây chẳng qua là một trò chơi chữ rất tầm thường khờ khạo dốt nát. Theo chiết tự, tất cả chỉ là một chữ ĐIỀN. Thực vậy: Hai chữ Nhật ghép lại sao cho trên dưới bằng nhau thì là chữ Điền. Bốn chữ Sơn sấp ngửa đảo ngược nhau cũng là chữ Điền. Hai chữ Vương giao nhau cũng là chữ Điền. Cuối cùng bốn chữ Khẩu đặt ngang dọc liền nhau cũng là chữ Điền luôn”.
Sau khi trạng giải thư Nguyên, triều đình ông đã cử ông tiếp sứ Nguyên. Ông trả lời tôi không cần tiếp nó mà tức khắc nó phải về. Hãy dọn cho nó một chiếc bánh trưng cắt tư gọi nó qua cho nó ăn, tức khắc nó phải về mà thôi, cần gì phải tiếp.
Triều đình ta đã làm như ý Trạng, quả thật khi sứ Nguyên được triều đình ta gọi đến, vừa nhìn thấy chiếc bánh chưng, sứ thần Mông Cổ hiểu ngay câu đố đã được giải. Khi về đến Trung Quốc chúng tâu lên Hoàng Đế Nguyên: Đất Đại Việt hiện nay có rất nhiều bậc hiền tài, núi sông hiểm trở, bố phòng kiên cố, vua tôi trên dưới một lòng, xin nguời chớ vội tấn công. Vua nhà Nguyên cân nhắc cho là phải, tạm hoãn cuộc tấn công vào Đại Việt.
Vua truyền làm lễ trọng thưởng, sắc phong cho trạng nguyên Nguyễn Hiền chức Ngự Sử Đài, Đô Ngự Sử, Đại Tướng Quân. Trạng Nguyễn Hiền giữ chức Ngự Sử Đài, Đô Ngự Sử, Đại Tướng Quân một thời gian bổ xung chức Kiêm Đông Các Đại Học Sĩ
Hai năm sau sứ Tầu lại mang tối hậu thư qua và cuối thư chúng lại viết hai chữ “Thanh thúy“ để đánh đố ta. Lần này trạng đã thay mặt nhà vua ghi ngay vào thư Nguyên mấy chữ như sau: “Bắc triều nhị thập nguyệt xuất tốt“, và trả cho sứ mang về nước. Sau đó Trạng tâu vua Trần nên đưa quân ra biên giới phòng thủ vì tháng 12 giặc sẽ động binh. Nguyên chữ “thanh” gồm chữ thập, chữ nhị ở trên và chữ nguyệt ở dưới, chữ “thúy”gồm chữ xuất và chữ tốt ghép lại. Quân Mông Cổ đến đầu biên giới thấy ta đã có chuẩn bị nên lại rút quân về.
Âm mưu quân giặc rất muốn gây chiến. Ta đã buộc chúng phải hòa. Lúc này ta phải có hòa hoãn để dành lấy thời gian chuẩn bị lực lượng chống xâm lược. Thật vậy ta đã kéo dài thời gian hòa hoãn này được gần 10 năm. Trong thời gian nàyTrạng nguyên Nguyễn Hiền đã dâng lên nhà vua những kế sách để tranh thủ tích cực củng cố và xây dựng lực lượng đủ sức chống lại Nguyên và thắng chúng.
- Những kế sách của Trạng Nguyễn Hiền đóng góp cho quốc gia
Ra làm quan với nhà Trần, Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã giữ một trọng trách lớn trong triều đình. Chức vụ Ngự sử Đài lúc đó đã có một quyền bính ngang với Thủ Tướng hoặc Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng ngày nay. Có quyền thay mặt nhà vua giải quyết một số vấn đề quan trọng của quốc gia.
Kế sách thứ nhất ông dâng lên nhà vua là: Điều trước tiên là phải làm sao cho dân ăn được no, mặc được ấm. Dân có giầu nước mới mạnh mới có sức chống giặc ngoại xâm. Muốn vậy nhà vua phải cho đắp đê hệ thống quai vạc ngăn lũ lụt, ngăn mưa, mở rộng diện tích cấy trồng bảo vệ mùa màng. Nhà vua thấy ý Trạng rất hay lập tức ban hành lệnh đắp toàn bộ hệ thống đê sông Hồng khoanh ra tới biển gọi là đê quai vạc. Đồng thời giao cho Trạng thống lĩnh toàn bộ kế hoạch trên. Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã đích thân đảm nhiệm công trình này (khoảng năm 1248). Được toàn dân hưởng ứng, chỉ hai năm sau căn bản đã hoàn thành. Sau này các vua nhà Nguyễn, mỗi lần tưởng lệ các danh thần trong lịch sử dân tộc đều ghi ông là Công Bộ Thượng thư là có ý nghĩa như vậy.
Kể từ khi đất nước có hệ thống đê điều phòng hộ, nhân dân trong nước khắp nơi được mùa chưa từng thấy. Diện tích canh tác không ngừng mở rộng. Trên các cánh đồng thuộc đồng bằng sông Hồng liên tiếp bội thu , dân gian thóc lúa chất đầy nhà. Nhà vua không kịp làm kho để chứa, lương thực dự trữ càng ngày lớn mạnh. Đây chính là một kỳ tích và chiến công đã thuộc về ông.
Kế sách thứ hai ông dâng lên nhà vua là: thành lập Giảng Võ Đường (di tích khu Giảng Võ ngày nay) vào năm 1253. Đây là trường võ bị cao cấp đầu tiên của ta có từ thời Trần, đào tạo nhân tài, đào tạo sĩ quan chỉ huy các cấp cho quân đội lúc đó. Chính nơi đây đã xuất hiện nhiều tướng tài có tên tuổi trong lịch sử. Chính ông cũng là người có công sáng lập ra trường nàỵ
Vua Trần Thái Tông là một vị Hoàng Đế xuất sắc của thời Trần, có trình độ học vấn, có năng lực khá toàn diện. Ông rất coi trọng nhân tài và sử dụng nhân tài. Người rất kính trong và tin yêu Trạng nguyên Nguyễn Hiền với hai câu thơ sau:
Văn quang địa võng tam khôi thủy Thiếu tuấn thiên tài lưỡng quốc tri
Tạm dịch: người đứng đầu khoa tam khôi đầu tiên và có trình độ tuyệt vời. Tuổi tuy còn nhỏ nhưng có nhiều tài ba lỗi lạc nổi tiếng khắp thiên hạ. Chứng minh trên cho ta thấy rằng nhà vua đã đánh giá rất cao về Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
Công danh sự nghiệp của ông đang trên đà phát triển mạnh mẽ thì ông mất. Ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý, trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời, thọ 21 tuổi. Trạng nguyên Nguyễn Hiền mất đi nhà vua và triều thần vô cùng thương tiếc. Nhà vua truy phong ông là “Đại vương thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội – huyện Đông Anh, Hà Nội. Tang lễ được cử hành trọng thể, mộ táng tại Hoa Linh Sơn gần hồ Ngọc Hà.
Vợ trạng là con út vua Trần Thái Tông. Lúc trạng sinh hạ được người con đầu lòng thì cụ bà mới đặt tên cho cháu nội là Ngộ Duyên. Khi Trạng mất đi thì tổ Ngộ Duyên tuổi còn rất nhỏ.
Sau khi trạng Nguyễn Hiền mất, để tưởng nhớ tới công ơn người, nhà vua cho lập đền thờ bên mộ người tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay) và trên quê hương Trạng ngay trên nền nhà cũ nơi mà trạng đã sinh ra. Ngôi đền tại quê hương nay vẫn còn nguyên và giữ được vẻ tôn nghiêm. Mộ và đền thờ tại kinh đô Thăng Long nay không còn nữa. Vị trí mộ hoa và hồ Ngọc Hà đến nay xác định trong khu vực Phủ Chủ Tịch ngày nay (trước là Phủ Toàn Quyền Pháp). Người Pháp đã phá hết di tích lịch sử của ta trong khu vực đó.
Hiện nay, tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) còn giữ được nhiều bài vị, sắc phong, câu đối, đại tự, đặc biệt bảo tồn được cuốn Ngọc phả nói về sự nghiệp của ông
Sau khi ông mất, để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền đổi thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông.
Để tưởng nhớ công ơn người, nhà Trần đã trích ra 15 mẫu công điền làm tế điền vĩnh viễn. Hằng năm cử các quan triều về tế trạng ở quê vào các ngày 10 đến 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.
______________________________________________________
(1) Thi Toán học Quốc tế (International Mathematical Olympiad, thường được viết tắt là IMO) là một kì thi Toán học cấp quốc tế hàng năm dành cho học sinh trung học phổ thông.Mỗi đoàn tham dự được phép có tối đa 6 thí sinh, một trưởng đoàn, một phó đoàn và các quan sát viên. Theo quy định, thí sinh tham gia phải dưới 20 tuổi và trình độ không được vượt quá cấp trung học phổ thông (secondary school hay high school trong tiếng Anh, hay lycée trong tiếng Pháp), vì vậy một thí sinh có thể tham gia tới 5 hoặc 6 kì IMO, riêng với Việt Nam do quy định của việc chọn đội tuyển, một thí sinh chỉ tham dự được nhiều nhất là hai kì.
Mỗi bài thi IMO bao gồm 6 bài toán, mỗi bài tương đương tối đa là 7 điểm, có nghĩa là thí sinh có thể đạt tối đa 42 điểm cho 6 bài. 6 bài toán này sẽ được giải trong 2 ngày liên tiếp, mỗi ngày thí sinh giải 3 bài trong thời gian 270 phút. Các bài toán được lựa chọn trong các vấn đề toán học sơ cấp, bao gồm 4 lĩnh vực hình học, số học, đại số và tổ hợp. Tại IMO việc xét giải chỉ là cho cá nhân từng thí sinh tham gia thi, còn việc xếp hạng thành tích các đoàn đều do các nước tham gia tự tính toán và không có ý nghĩa chính thức. Giải thưởng của IMO bao gồm huy chương Vàng, huy chương Bạc và huy chương Đồng được trao theo điểm tổng cộng mà thí sinh đạt được.
Việt Nam bắt đầu tham gia IMO từ năm 1974. Đã có 9 em được huy chương Vàng với điểm tuyệt đối.
(2) Người thành lập Đế Quốc Mông Cổ là Thiết Mộc Chân (Tedmoudjine) tức là Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan). Thành Cát Tư Hãn mất, người con thứ ba là A Loa Đài (Agotai) lên làm vua, tiếng Mông Cổ là Đại Hãn. A Loa Đài truyền cho con là Quí Do (Gouyouk). Đại Hãn Quý Do chỉ làm chúa tể Mông Cổ được hai năm, băng hà năm 1248. Đến đây, ngôi Đại Hãn truyền sang ngành thứ tư, ngành út. Mông Kha (Mon-ké) , người con cả của Đà Lôi (Đà Lôi là con út của Thành Cát Tư Hãn) lên nối ngôi Quý Do. Năm 1253, ông sai em ruột là Hốt Tất Liệt (Koubilai) mang quân đi đánh nhà Tống, rồi nước Đại Lý tức là nước Nam Chiếu tại Vân Nam, đánh sang Miến Điện, rồi tiện đường đánh chiếm Việt Nam, chiếm được thành Thăng Long (năm 1257). Nhưng vì không hợp thủy thổ lại gặp sự kháng cự mạnh liệt của nhà Trần, nên bị vua Trần Thái Tông phản công phải thua chạy về Trung Hoa. Năm 1279 Đại Hãn Hốt Tất Liệt lấy quốc hiệu là Đại Nguyên.
(3) Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung quốc và Việt nam. Chỉ trong văn học hai nước này mới có câu đối. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ hai ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa là độc âm (monosyllabic) với những tiếng đơn hay kép, dễ dàng ghép từng đôi, đối nhau, về nghĩa hay về bằng trắc, để làm thành câu đối. Trong khi, những nước chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học Trung Quốc như Nhật Bản và Đại Hàn, họ không có thể loại văn chương câu đối. Với ngôn ngữ đa âm như hai nước này, làm câu đối không dễ dàng gì mà có khi trở thành vô duyên. Tuy nhiên, người Nhật Bản, vì có nhiều người rất rành Hán tự (hay là Kanji), họ hiểu những câu đối hay, cho nên họ cũng treo câu đối viết bằng Hán tự để mọi người thưởng thức.
_____________________________________________________________
Tháng Năm 2015
Share this:
- X
One response to “Vị Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam”
- Chung Quach | February 11, 2016 at 11:09 am | Reply
very interesting
Leave a comment Cancel reply
Top Posts
- Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công
- Ném Bút Chì
- Chữ Người Tử Tù
- Bát Nhã Tâm Kinh
- Nguyễn Du, Người Tráng Sĩ
Top Rated
Recent Comments
Người Nhạc Sĩ rấ… on Một Nhạc Sĩ rất xưa Suong Vu on Một bản Nhạc xưa rất nổi… Bường on Bà Kể Chuyện Ngày Xưa daovien on Bát Nhã Tâm Kinh Do Chi on Người Hát Rong qua các Thời… Dừng lại 1 chút on Phỏng Vấn ông Lý Hồng Chí Bình Nguyễn on Những con thú trung thành v… daovien on Tổng Kết Vườn Đào trong năm… Hoa Lê on Tổng Kết Vườn Đào trong năm… daovien on Kỷ Niệm Thời Thơ Ấu Tìm Kiếm
Search for:
- Comment
- Reblog
- Subscribe Subscribed
- Vườn Đào Join 55 other subscribers Sign me up
- Already have a WordPress.com account? Log in now.
-
- Vườn Đào
- Customize
- Subscribe Subscribed
- Sign up
- Log in
- Copy shortlink
- Report this content
- View post in Reader
- Manage subscriptions
- Collapse this bar
Từ khóa » Tiến Sĩ Trẻ Nhất Việt Nam Bao Nhiêu Tuổi
-
Tiến Sĩ Trẻ Nhất - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Tiến Sĩ Trẻ Nhất Việt Nam Bảo Nhiều Tuổi - Kinh Nghiệm Trader
-
TOP: Những Tiến Sỹ Trẻ Và Tài Giỏi Nhất Việt Nam
-
Nữ Tiến Sĩ Trẻ Nhất Việt Nam - Báo Thanh Niên
-
Tiến Sĩ Harvard Trở Thành Giáo Sư Trẻ Nhất Việt Nam Năm 2020
-
Tân Giáo Sư Trẻ Nhất Việt Nam 2021 Sinh Năm 1981, Có Hơn 50 Công ...
-
Tiến Sĩ Y Khoa Trẻ Nhất Việt Nam Làm Hiệu Trưởng ĐH Y ... - Báo Dân Trí
-
Trần Xuân Bách (khoa Học Gia) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ứng Viên Giáo Sư, Phó Giáo Sư Trẻ Nhất - Tuổi Trẻ Online
-
5 Giáo Sư Trẻ Nhất Việt Nam Là Ai? - Báo Lao Động
-
Top 10 Tiến Sĩ Trẻ Nhất Việt Nam
-
Tiến Sĩ Vật Lý 41 Tuổi Trở Thành Giáo Sư Trẻ Nhất Năm 2021 - Zing News
-
Có 1 Nữ Tiến Sĩ Cực đỉnh: 17 Tuổi Ghi Dấu ở đấu Trường Quốc Tế, 26 ...
-
Tuổi Thơ Cơ Cực Của Tiến Sĩ Người Việt Có Mức Lương Trong Top 10 ...