Vị Trí Da Bị Khô Nói Gì Về Sức Khỏe Của Bạn?
Có thể bạn quan tâm
1. Khô ở vùng da mắt và lông mày
Nguyên nhân thường thấy:
- Kích ứng do dùng mỹ phẩm.
- Dị ứng.
- Tăng tiết bã nhờn.
Bạn có dùng mascara suốt cả ngày hoặc liên tục dụi mắt? Khô hoặc thấy rát vùng xung quanh mắt có thể do dị ứng với mỹ phẩm, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc tóc. Chạm tay vào mặt quá nhiều là nguyên nhân gây khô da thường thất nhất. Một nguyên nhân khác là có thể bạn bị dị ứng với động vật.
Một vấn đề của da có tên tăng tiết bã nhờn (da đỏ, bong vảy trắng) cũng thường bị nhầm là do khô da. Mắc bệnh này bạn có thể bị bong tróc da vùng lông mày và mí mắt. Bạn cần đi khám bác sĩ da liễu nếu các triệu chứng trên mãi không thuyên giảm.
2. Khô da quanh mũi
Nguyên nhân thường thấy:
- Thời tiết lạnh.
- Khô nóng.
- Sữa rửa mặt không phù hợp.
Khi trời lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm da khô ráp, thiếu độ ẩm. Bạn nên sử dụng các thiết bị tạo độ ẩm trong phòng và bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để cấp nước cho da, ngăn ngừa các tác nhân gây khô da.Chỉ sử dụng các loại sữa rửa mặt có độ pH trong khoảng 4.0 - 6.0. Có thể mua giấy quỳ để kiểm tra thử độ pH của sản phẩm bạn đang sử dụng.
Da khô xung quanh mũi cũng có thể do sữa rửa mặt bạn đang dùng có chất tẩy và khử trùng quá mạnh. Hãy chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH dao động trong khoảng 4.0 - 6.0. Không rửa mặt hơn 2 lần/ngày hoặc rửa mặt bằng nước quá nóng. Bạn cũng cần bôi kem dưỡng ẩm đầy đủ và ban ngày đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ da. Da mũi ửng đỏ và bong tróc còn có thể do chảy nước mũi trong mùa đông lạnh.
3. Khô hai bên má
Nguyên nhân thường thấy:
- Thời tiết lạnh.
- Tác động từ môi trường.
Da vùng má bị bong vẩy, ửng đỏ và thô ráp có thể do tác động của ánh nắng hoặc không khí hanh khô. Bạn cần dùng kem dưỡng ẩm và bôi thêm các loại kem chuyên trị khô nẻ vào hai má nếu vùng da này quá khô. Nếu có thể, sử dụng thêm các thiết bị tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Khi bị khô nẻ hai bên má và mũi, rất dễ gặp hiện tượng mốc mặt khi đánh phấn, bạn nên dùng các loại mỹ phẩm trang điểm dạng lỏng để make up đẹp hơn.
4. Khô vùng da quanh miệng
Nguyên nhân thường thấy:
- Thiếu nước.
- Môi nứt nẻ.
- Bệnh chốc mép.
Khô da quanh miệng thường do môi bị nứt nẻ vì thiếu nước, trời lạnh hoặc hanh khô. Dị ứng son cũng có thể khiến vùng da quanh miệng khó chịu. Để chữa trị, bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 8 cốc nước) và giữ cho đôi môi mềm mại với các loại son dưỡng, tẩy da chết và chống nắng cho môi đúng cách. Một nguyên nhân nữa gây khô da quanh miệng là bệnh chốc mép, liếm môi quá nhiều gây nhiễm trùng.
Sau một tuần thực hiện các biện pháp dưỡng ẩm cho da mà không thấy có hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra kỹ hơn và có phương án điều trị triệt để.
Phương Thảo (theo Makeup.com)
Tắm buổi sáng hay tối tốt hơn? | 7 cách khử thuốc trừ sâu trong rau quả | “Ăn ở thế nào mà mắc bệnh phụ khoa?” |
Từ khóa » Bong Tróc Da Lông Mày
-
Bệnh Viêm Da Tiết Bã - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Ngứa Lông Mày: Dấu Hiệu Cảnh Báo Nhiều Căn Bệnh - Thuốc Dân Tộc
-
Cách Hay Giúp Trị Gàu Lông Mày Hay Viêm Da Tiết Bã - Sức Khỏe
-
Nam Giới Bong Tróc Da Nguyên Nhân Là Gì? - Vinmec
-
Các Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Viêm Da Tiết Bã Nhờn - Vinmec
-
Ngứa Chân Mày Là Bệnh Gì? Cách Phân Biệt Và Điều Trị Hiệu Quả
-
10 Cách Giảm Vảy Gàu Hiệu Quả Tại Lông Mày Và Lông Mi
-
Vảy Nến Chân Mày Là Gì? Cách điều Trị Như Thế Nào? XEM NGAY
-
4 Lý Do Tại Sao Gàu Xuất Hiện Trên Lông Mày Của Bạn
-
Lông Mày Xuất Hiện Vẩy Trắng Là Bị Gì?
-
Lông Mày Bị Vảy Trắng Có Phải Vảy Nến Không? Khắc Phục Thế Nào?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Đóng Vảy ở Lông Mày Là Bệnh Gì? Có Đáng Lo?
-
Lông Mày Trẻ Sơ Sinh Có Vảy Do đâu? Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Tốt Nhất
-
Lông Mày Bị Bong Tróc Da - Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật