Vị Trí, Vai Trò Của Môn Giáo Dục Công Dân Trong Nhà Trường Trung Học ...

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >
Vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.15 KB, 27 trang )

Nó có những nhiệm vụ như các môn học khác: trang bị tri thức, giáo dục tưtưởng, tình cảm, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ học sinh. Ở vị tríđặc biệt của nó, môn Giáo dục công dân có những đặc điểm riêng, những nhiệmvụ riêng, khác biệt so với các môn học khác. Có thể nêu lên mấy đặc điểm sauđây:Một là, môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông đề cập và giảiquyết một cách toàn diện hệ thống tri thức cơ bản, cần thiết của một công dânViệt Nam trong thời đại mới. Chủ đề mà môn Giáo dục công dân đề cập baohàm từ những cái gần gũi, thiết thực trong đời thường cá nhân, công dân, giađình, xã hội... đến những vấn đề lớn hơn như quốc gia, nhân loại; từ những vấnđề thường nhật đến những vấn đề mang tính lý luận, trừu tượng khái quát nhưtriết học, logic học, từ những hiểu biết cần thiết về cuộc sống đến thế giới quan,nhân sinh quan, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa...Hai là, môn Giáo dục công dân mang tính định hướng chính trị sâu sắc vìnó trực tiếp đề cập, trực tiếp giải quyết những vấn đề chính trị, tư tưởng của giaicấp công nhân, của Đảng ta, trực tiếp xác nhận, củng cố định hướng chính trị xãhội chủ nghĩa cho học sinh.Môn Giáo dục công dân trong toàn bộ nội dung của nó từ lớp 10 đến lớp 12trước hết tập trung vào việc xây dựng cho học sinh phổ thông thế giới quankhoa học, nhân sinh quan cộng sản và phương pháp luận đúng đắn bằng nhiềubiện pháp, hình thức khác nhau. Tất cả đều nhằm làm cho học sinh có nhữngquan niệm, niềm tin triết học làm nền tảng cho hệ thống thế giới quan. Từ đó,học sinh có được định hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn, giải quyếtđúng đắn các mối quan hệ của bản thân với các cộng đồng trên các lĩnh vực, cácphạm vi khác nhau.Cùng với việc hình thành thế giới quan một cách trực tiếp, môn Giáo dụccông dân giúp học sinh trả lời một cách khoa học đúng đắn câu hỏi: Sống đểlàm gì? Sống như thế nào cho xứng đáng với vai trò, vị trí của người công dâncủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Tính định hướng chính trị còn thể hiện ở chỗ, môn Giáo dục công dân trựctiếp đề cập đến những vấn đề có tính đường lối chính sách của Đảng Cộng sảnViệt Nam. Đó là những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội...nóng bỏng của đấtnước và thế giới. Với những phương pháp luận đã được trang bị, học sinh bướcđầu tiên hiểu, phân tích, đánh giá và tự rút ra kết luận cần thiết đúng đắn.6 Mỗi môn học trong nhà trường đều có nhiệm vụ xây dựng thế giới quan,nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạođức cho học sinh. Lợi thế hơn các môn học khác, môn Giáo dục công dân thựchiện nhiệm vụ này một cách trực tiếp. Đặc điểm này mở ra khả năng to lớn vàtrách nhiệm nặng nề đối với môn Giáo dục công dân.Ba là, hệ thống tri thức của môn Giáo dục công dân mang tính tích hợp.Phân tích chương trình của môn Giáo dục công dân ta thấy nó tập trung khánhiều phân môn, chứa đựng nhiều loại kiến thức của các môn khoa học khácnhau: triết học, kinh tế, chủ nghĩa xã hội khoa học, đạo đức, pháp luật,... và ởmột mức độ nhất định còn chứa đựng cả kiến thức một số môn khoa học tựnhiên.Tính tích hợp đòi hỏi môn Giáo dục công dân không chỉ xác lập phươngpháp chung đặc thù cho cả bộ môn mà còn phải có phương pháp riêng cho từngphân môn. Mỗi phân môn là một bộ môn khoa học độc lập nên cần có phươngpháp dạy học phù hợp: Dạy triết học phải khác với dạy kinh tế, đạo đức, phápluật..Bốn là, môn Giáo dục công dân đòi hỏi chặt chẽ việc dạy và học phải gắnliền một cách trực tiếp, cụ thể với đời sống, với việc rèn luyện, tu dưỡng củamỗi học sinh. Dạy và học Giáo dục công dân là dạy và học để trở thành côngdân của nước Việt Nam. Bởi vậy, nếu tách khỏi thực tiễn xây dựng và bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì việc dạy và học sẽ mất hết ý nghĩa vàtác dụng.Bốn đặc điểm trên kết hợp chặt chẽ với nhau trong một hệ thống nhất quyđịnh nội dung và phương pháp dạy học bộ môn. Vị trí, vai trò, đặc điểm nhưtrên của bộ môn Giáo dục công dân nói rõ nó vừa là một hệ thống tri thức khoahọc, vừa là một hệ thống các yêu cầu về hành vi chính trị, đạo đức. Trong đó,quá trình dạy học bộ môn Giáo dục công dân chúng ta cần phải:+ Luôn luôn đảm bảo tính khoa học cho bộ môn Giáo dục công dân, triệt đểkhắc phục những nhược điểm về hô hào chung chung, động viên tư tưởngchung chung. Khắc phục quan niệm coi môn học này là môn chính trị thuần tuý,chỉ là môn học phụ. Mỗi bài giảng Giáo dục công dân phải là hệ thống những trithức khoa học, chính xác, chặt chẽ. Chỉ trên cơ sở đó, môn Giáo dục công dânmới có ích về mặt giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức.+ Luôn luôn gắn bài giảng với thực tế đời sống, đặc biệt là tư tưởng nhậnthức của học sinh, mỗi giờ học mang lại cho người học những hiểu biết mới,7 kích thích học sinh suy nghĩ, xem xét những nhận thức của bản thân. Đó lànhững nhiệm vụ chính trị của một giờ học hấp dẫn, sinh động, có hiệu quả.Cũng xuất phát từ vị trí, vai trò trên, nên trong nhà trường môn Giáo dụccông dân là môn học không thể thay thế được bằng bất cứ môn học nào khác.Đó cũng là một tất yếu khách quan buộc chúng ta phải nhận thức đúng đắnvà đầy đủ vị trí của môn học này. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ vị trí của mônGiáo dục công dân, chúng ta mới có cơ sở đảm bảo thực hiện được mục tiêu vànhiệm vụ quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo củanước nhà.II. Thực trạng của vấn đềNhiệm vụ của các trường trung học phổ thông là trang bị học vấn, bồidưỡng phẩm chất chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho học sinh. Tất cảcác môn học ở trường trung học phổ thông đều thể chế hoá nhiệm vụ trên bằngviệc vừa cung cấp kiến thức, vừa hình thành kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, lýtưởng cho các thế hệ học sinh.Môn Giáo dục công dân được xác định có vị trí quan trọng trong việc hìnhthành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duykhoa học cho thế hệ trẻ. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh:“Phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòngyêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước”Trong đó, phần đạo đức góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành mục tiêucủa chương trình Giáo dục công dân nói riêng và của trường trung học phổthông nói chung.Theo chương trình của lớp 10 thì phần đạo đức thuộc phần II: “Công dânvới đạo đức”.Theo chương trình lớp 11 gồm 2 phần: Công dân với kinh tế và Công dânvới các vấn đề chính trị - xã hội. Thông qua đó giáo dục đạo đức XHCN chohọc sinh khi tham gia các hoạt động kinh tế và chính trị xã hộiTheo chương trình của lớp 12 thì phần đạo đức nằm trong nội dung giáo dụcpháp luậtCùng nằm ở ba khối lớp khác nhau nhưng nội dung chương trình đạo đức đãcó sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, cả ba đều giới thiệu cho chúng ta nhữngphạm trù đạo đức cơ bản, những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa và mộtsố vấn đề về đạo đức liên quan đến đời sống thường nhật của học sinh cùng mộtsố truyền thống đạo đức của dân tộc.8 Qua tìm hiểu phần đạo đức, ta thấy nội dung chương trình được xây dựngtrên cơ sở kế thừa, phát triển kết quả giáo dục, dạy học của môn Đạo đức ở tiểuhọc và môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở. Mục tiêu, nội dung chươngtrình góp phần củng cố, phát triển hệ thống giá trị đạo đức, lối sống mà học sinhhình thành ở tiểu học và trung học cơ sở. Đồng thời, giúp học sinh nhận thức vềtrách nhiệm của mình đối với mọi người xung quanh và đối với sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng cho học sinh phương pháp luận đúng đắn đểhọ nhận thức, có đủ bản lĩnh, đủ năng lực chủ động và tự giác xác định phươnghướng phát triển của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.Những phẩm chất đạo đức, lối sống phải là những giá trị của con người ViệtNam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện ở nhận thức, hành vi vàtình cảm, niềm tin với tư cách là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, pháttriển xã hội.Phần đạo đức góp phần phát triển cân đối, hài hoà giữa các giá trị, giữa kiếnthức, kỹ năng và thái độ; giữa nhận thức và hành động của học sinh để hìnhthành ở họ tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước sự pháttriển của đất nước.Cùng với những tri thức về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lốichính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam, những tri thức đạo đức đã làm hoàn thiện hệ thống trithức môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông. Đồng thời,hoàn thiện những phẩm chất cần phải có của một công dân thật sự, góp phầnxây dựng đất nước “công bằng, dân chủ, văn minh.”Như vậy, chỉ là một phần nhỏ nhưng phần đạo đức có giá trị, vị trí và vai tròrất quan trọng trong chương trình Giáo dục công dân ở trường trung học phổthông.III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.1. Nội dung giáo dục đạo đức qua giảng dạy môn Giáo dục công dân ởcác trường trung học phổ thôngLà môn học thuộc khoa học xã hội, Giáo dục công dân góp phần đào tạonên những người lao động mới, hình thành ở họ phẩm chất và năng lực củangười công dân. Đó là phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức và năng lựchoạt động thực tiễn. Để đạt được những nhiệm vụ này, môn Giáo dục công dânở trường trung học phổ thông đã xây dựng cho mình một hệ thống tri thức kháđầy đủ và logic với những vai trò tương ứng:9

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dânSKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân
    • 27
    • 5,999
    • 15
  • Biển đẹp Đài Loan Biển đẹp Đài Loan
    • 4
    • 266
    • 0
  • Kiểm tra sử 15 phút HK1 Kiểm tra sử 15 phút HK1
    • 1
    • 1
    • 2
  • giao an HH6 (3 cot) giao an HH6 (3 cot)
    • 6
    • 309
    • 0
  • Bai 5: Bai 5:
    • 19
    • 106
    • 0
  • Biển Tô Tô Quảng Ninh Biển Tô Tô Quảng Ninh
    • 4
    • 291
    • 0
Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(175.5 KB) - SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân-27 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đặc điểm Môn Gdcd