« … VÌ VIỆC NÀO MÀ CÁC ÔNG NÉM ĐÁ TÔI?” - Dòng Mân Côi Bùi ...
Có thể bạn quan tâm
« … VÌ VIỆC NÀO MÀ CÁC ÔNG NÉM ĐÁ TÔI?”
(Gr 20, 10-13; Ga 10, 31-42)
Bài đọc 1 trình bày cho chúng ta lời tâm sự của Ngôn Sứ Giêrêmia với Đức Chúa khi ông đối diện với bắt bớ và chống đối: “Khi ấy, ông Giêrêmia thưa với Chúa rằng: Con nghe biết bao người vu cáo: ‘Kìa, lão ‘Tứ phía kinh hoàng!’ hãy tố cáo, hãy tố cáo nó đi!’ Tất cả những bạn bè thân thích đều rình xem con vấp ngã. Họ nói: “Biết đâu nó chẳng mắc lừa, rồi chúng ta sẽ thắng và trả thù được nó!” (Gr 20, 10). Thái độ này của ngôn sứ đáng để chúng ta học hỏi vì khi bị chống đối hay bắt bớ, chúng ta thường tìm sự giúp đỡ nơi người đời hoặc tìm cách chống lại, chứ ít khi chạy đến với Thiên Chúa. Giêrêmia chạy đến với Chúa vì ông biết rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi mình và Ngài sẽ giúp ông chiến thắng những kẻ hại ông: “Nhưng Đức Chúa hằng ở bên con như một trang chiến sĩ oai hùng. Vì thế những kẻ từng hại con sẽ thất điên bát đảo, sẽ không thắng nổi con. Chúng sẽ phải thất bại, và nhục nhã ê chề: đó là một nỗi nhục muôn đời không thể quên” (Gr 20, 11). Hình ảnh của Giêrêmia nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống dù chung quanh ta không còn ai nâng đỡ và mọi người lánh xa thì Thiên Chúa vẫn luôn ở gần bên. Ngài ở đó cho chúng ta luôn luôn. Điều quan trọng là chúng ta có để Ngài quan tâm và yêu thương chúng ta không.
Tâm tình của Ngôn sứ Giêrêmia diễn tả cách hoàn hảo tâm tình của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay. Giống như Ngôn sứ Giêrêmia bị “biết bao người vu cáo”, và “tất cả những bạn bè thân thích đều rình xem Ngôn sứ vấp ngã”, Chúa Giêsu cũng bị người Do Thái hiểu lầm, vu cáo và lấy đá ném. Để hiểu bài Tin Mừng hôm nay tốt hơn, chúng ta cần đặt nó vào trong bối cảnh. Đoạn trích hôm nay nằm giữa hai việc Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Mục Tử Nhân Lành (Ga 10, 1-18). Một tuyên bố đã gợi lên giữa người Do Thái một sự bất đồng (Ga 10, 19-21), với trình thuật về việc Chúa cho Lazarô sống lại, mà qua đó dân Do Thái âm mưu giết Ngài và cả Lazarô (Ga 11, 45-54). Nằm giữa tuyên bố Ngài là Mục Tử Nhân Lành và việc tỏ lộ Ngài là Đấng mang lại sự sống, Chúa Giêsu khẳng định Ngài là con Thiên Chúa (Ga 10, 22-30). Chính khẳng định này đã gợi lên nơi người Do Thái sự phản ứng dữ dội và muốn ném đá Ngài, hành vi để thi hành bản án dành cho những người phạm thượng (x. Ga 10, 31). Chúng ta có thể chia bài Tin Mừng hôm nay làm hai phần: phần 1 nói về đối thoại của Chúa Giêsu với người Do Thái dẫn đến thái độ loại trừ Chúa Giêsu (Ga 10, 31-39) và phần 2 trình bày về thái độ đón nhận của nhiều người (Ga 10, 40-42).
Đoạn đối thoại này mở và kết giống nhau, đó là thái độ loại trừ và chống đối của người Do Thái: mở và kết giống nhau còn phần giữa giải thích. Như vậy, việc Chúa Giêsu bị “người Do Thái lấy đá ném” và “tìm cách bắt” là vì Ngài khẳng định mình là “Con Thiên Chúa” và “Chúa Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Chúa Cha”. Nếu chúng ta xét kỹ hơn phần giữa, chúng ta nhận ra rằng: Chúa Giêsu là người “hỏi” và “giải thích cáo buộc,” còn người Do Thái là người trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu. Điều này ngụ ý rằng: Chính Chúa Giêsu đang xét xử và lên án người Do Thái chứ không phải người Do Thái xét xử và lên án Ngài. Tuy nhiên, điều chúng ta lưu ý ở đây để rút ra bài học cho ngày sống của mình là câu nói của người Do Thái: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng”. Chúa Giêsu bị lên án “chỉ vì một lời nói”. Điều này nhắc nhở chúng ta về việc cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của mình. Nhiều lần trong ngày sống, chúng ta làm tổn thương người khác bằng những lời thiếu tế nhị trong lúc nóng giận của mình, hoặc chúng ta để cho lời nói của người khác làm chúng ta ngừng yêu thương, cảm thông và tha thứ. Một chân lý chúng ta có thể kiểm nghiệm trong cuộc sống là: Những người không có Chúa Giêsu, không có Lời của Thiên Chúa trong cuộc đời, trong con tim thường không biết “giữ mồm giữ miệng” nên thường nói “những lời chua cay khó nghe”; ngược lại, những người để cho Lời của Thiên Chúa chiếm lấy môi miệng và con tim, họ luôn nói những lời nhẹ nhàng, khôn ngoan và đầy tràn yêu thương.
Liên quan đến “lời nói,” chúng ta tìm thấy trong bài Tin Mừng hôm nay hai phản ứng khác nhau chỉ vì một lời nói của Chúa Giêsu: một số kết án Chúa Giêsu và một số tiếp tục đến và tin vào Ngài (Ga 10, 42). Điều này có ý nghĩa gì với chúng ta? Điều này đơn giản có ý nghĩa là: người không có cảm tình với người nói hoặc không “sám hối”, không đi ra khỏi lối suy nghĩ của mình để khám phá ra điều hay, điều mới trong tư tưởng của người nói sẽ phản ứng tiêu cực khi người nói nói những lời khác với điều mình đã quen thuộc; ngược lại, người có cảm tình với người nói thì dễ dàng bỏ qua những lời khó nghe của người nói. Như vậy, khi nghe những lời “khó nghe”, nếu trong chúng ta có những phản ứng tiêu cực, chúng ta hãy xem lại chính mình chứ không cần quan tâm đến điều người khác nói, vì điều họ nói đã trôi theo làn gió, cái còn lại chỉ là cảm giác khó chịu trong chúng ta. Tại sao chúng ta không cố gắng thay đổi cái mình có thể thay đổi hơn là cái mình không thể thay đổi?
Hoa Ven Đường
Từ khóa » đức Mẹ Lộ đức Bị Ném đá
-
ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC BỊ... - Lắng Nghe Thánh Ca,Để Tâm Hồn Bình An
-
18 Lần Đức Mẹ Hiện Ra Với Bernadette Tại Hang Massabielle - Văn Hóa
-
Công An đập Phá Tượng đài Đức Mẹ, Ném đá Người Dân ở Hà Tĩnh ...
-
ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC - SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
-
Đức Mẹ Lộ Đức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đức Mẹ Lộ Đức Và Thánh Nữ Bernadette
-
Hai Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa Và Tân Hương
-
Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức đóng Cửa Nhưng Các Cử Hành đạo đức ...
-
Ngày 11/02: Mẹ Lộ Đức - Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân
-
Luật Sư Ng Công Bình