Vía Là Gì? Trộm Vía Là Gì? Cách Nhận Biết Người Nặng ... - Sen Tây Hồ
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn đã không ít lần chúng ta từng thấy sự xuất hiện của từ “vía” trong cuộc sống rồi đúng không nào? Vậy ý nghĩa của vía là gì? Có những từ ngữ nào liên quan và làm cách nào để nhận biết được người nặng vía và nhẹ vía? Câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.
Mục lục
- 1 Hồn vía là gì?
- 2 Trộm vía là gì?
- 3 Làm thế nào để biết được người nặng vía hay nhẹ vía?
- 3.1 Những người nặng vía
- 3.2 Những người nhẹ vía
- 4 Những khái niệm khác có liên quan đến hồn vía bạn nên biết
- 4.1 Xin vía là sao?
- 4.2 Vía Quan Âm là gì?
- 4.3 Ba hồn bảy vía là gì?
- 4.4 Phải vía là gì?
- 4.5 Mất vía là gì?
- 4.6 Nặng bóng vía là gì?
- 4.7 Vía van là gì?
Hồn vía là gì?
Vía hay hồn được xuất hiện khá nhiều trong đạo Phật. Theo Phật giáo thì “hồn” là tầng nhận thức sâu lắng nhất của tâm và ý thức với những tên gọi khác nhau như “A”, “lại”, “da”, “thức”, “chủng tử” và “nghiệp lực”. Nó chính là “tinh linh” của con người, vẫn tồn tại ngay cả khi con người đã chết về mặt sinh học, vật lý.
Trong khi đó thì “vía” hay phách cũng là một dạng tinh thần, ý thức nhưng nó thiên về thô và có phần nặng hơn. tương đương với “mạt” và “na thức”. Có thể hiểu đơn giản, cái “thức” là do các giác quan đem tới còn lắng đọng lại. Khác với hồn, vía chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi con người đã chết. Phật giáo gọi đây là hiện tượng “thân trung ấm” (Bado) sau đó sẽ tan biến dần.
Trộm vía là gì?
Từ này được sử dụng nhiều ở các tỉnh thành miền Bắc trong văn hoá nói nhiều hơn là ở miền Trung và Nam. Nó mang đậm màu sắc tâm linh cũng như đậm nét văn hóa Á Đông nói chung cũng như hồn sắc văn hóa Việt nói riêng.
Cụ thể thì trộm vía được dùng để khen những em bé mới sinh với hàm ý rằng những đứa bé có vẻ ngoài xinh đẹp, bụ bẫm, ngoan hiền không quấy khóc là do được các đấng thần linh và tổ tiên phù hộ.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ thì sở dĩ người dân Việt Nam chúng ta sử dụng cụm từ “trộm vía” chứ không phải “trộm hồn” hay “trộm linh hồn” vì chữ “hồn” và “vía” cũng chỉ là một cách đọc ngắn gọn hơn từ “hồn phách” trong tiếng Hán cổ mà thôi.
Hơn nữa, người xưa cũng quan niệm con trai có ba hồn bảy vía còn con gái thì có ba hồn chín vía. Vía ở đây có thể hiểu đơn giản là năng lượng tinh thần, mà nhờ năng lượng đó con người mới có thể sống một cách khỏe mạnh. Khi một vía nào đó bị phạm phải thì nó sẽ khiến cho cơ thể bạn yếu dần đi. Người Việt chúng ta tin rằng những tác động từ bên ngoài vào mắt, mũi, miệng, lưỡi,… sẽ khiến cho vía bị “lay chuyển” và có thể dẫn tới nhiều bệnh tật.
Làm thế nào để biết được người nặng vía hay nhẹ vía?
Dưới đây là những dấu hiệu để bạn có thể dễ dàng nhận ra một người là nặng vía hay nhẹ vía. Dựa vào đó mà bạn sẽ có những cách thức để tránh né được những điều không may mắn tránh rước họa vào thân.
Những người nặng vía
Người có vía nặng thường mở hàng rất xui xẻo, cửa hàng buôn bán sẽ trở nên ế ẩm và không có khách. Nếu người kinh doanh muốn bán đắt hàng trở lại thì cần đốt vía nặng đó đi thì mới được. Chính vì vậy mà những ai vía nặng tuyệt đối không được mở hàng cho người khác nhé kẻo lại làm ảnh hưởng đến người khác.
Người nặng bóng vía nếu đi thăm bà bầu mới sinh đẻ sẽ luôn khiến đứa trẻ mới sinh khóc to và nhiều hơn bình thường. Đặc biệt là khi tối đến, đứa trẻ quấy khóc rất nhiều dù cha mẹ đã cố gắng dỗ dành. Vì thế người vía nặng không nên đến thăm các bé khi mới sinh.
Những người nặng vía thường vấp phải nhiều khó khăn và trắc trở hơn trong cuộc sống. Họ làm gì cũng vất vả, gian nan mới đạt được thành công chứ không đơn giản như so với người nhẹ vía.
Mặc dù nặng bóng vía không phải điều gì quá tốt nhưng họ lại không bao giờ nhìn thấy người cõi âm. Ngay cả khi ở nghĩa trang, là nơi tụ tập nhiều linh hồn, bóng ma nhất thì những người nặng vía vẫn sẽ không nhìn thấy.
Những người nhẹ vía
Yếu bóng vía là gì? Họ chính là những người nhẹ vía. Những người này nếu là người mở hàng thì việc buôn bán hôm đó sẽ vô cùng thuận lợi, mua may bán đắt, khách đến mua hàng tấp nập, công việc làm ăn suôn sẻ nhiều lợi nhuận.
Người yếu vía rất dễ gặp phải ma hoặc nhìn thấy linh hồn của người đã khuất. Mỗi khi đi 1 mình trong bóng tối, người yếu vía rất dễ nhìn được người cõi âm, hơn thế do vía yếu nên họ cũng rất dễ bị linh hồn người mất nhập vào xác.
Khi ngủ quá say, hồn vía của người yếu bóng vía rất dễ xuất thần (rời khỏi thể xác) rồi đi lang thang khắp nơi. Điều này khiến mỗi sáng thức dậy cơ thể của họ đều trở nên mệt mỏi và đau nhức.
Có nhược điểm thì cũng có ưu điểm, người vía nhẹ rất hay gặp may trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Gặp bất cứ khó khăn nào cũng sẽ có người ra tay giúp đỡ. Tuy nhiên những người này có phần nhát gan, dù đã rất quyết tâm nhưng lại không dám thực hiện.
Những khái niệm khác có liên quan đến hồn vía bạn nên biết
Xin vía là sao?
Từ này thường được dùng với những người có vía nhẹ vì họ luôn đem lại may mắn trong công việc kinh doanh. Ví dụ bạn sắp khai trương cửa hàng và mong muốn đầu xuôi đuôi lọt thì sẽ tìm người vía nhẹ để xin vía, tức là xin chút may mắn để công việc làm ăn được thuận lợi. Như vậy bạn đã hiểu xin vía bán hàng là sao rồi phải không nào?
Vía Quan Âm là gì?
Theo Phật giáo thì Quan Âm Bồ Tát đại diện cho sự đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn. Ở đâu có Người ở đó sẽ không còn khổ đau, nhà nhà yên ấm hạnh phúc. Xuất phát từ ý nghĩa ấy của hình ảnh Phật Quan Âm, trong đời sống tâm linh của người Việt chúng ta đã xuất hiện ngày vía mẹ Quan Âm.
Vậy vía Quan Âm ngày nào? Chắc hẳn lúc mới tìm hiểu ai cũng có chung 1 suy nghĩ rằng ngày nay sẽ chỉ có 1 ngày duy nhất trong năm nhưng trên thực tế trong 1 năm có đến 3 ngày vía mẹ Quan Âm, đó là:
- Ngày 19 tháng 2 âm lịch tức là ngày mẹ Quan Thế Âm đản được sinh.
- Ngày 19 tháng 6 âm lịch sẽ là ngày Quan Thế Âm thành đạo.
- Ngày 19 tháng 9 âm lịch chính là ngày Quan Thế Âm xuất gia.
Ba hồn bảy vía là gì?
Quan niệm “3 hồn 7 vía” thực ra có nguồn gốc từ Đạo giáo. Họ cho rằng con người có thể sống được là nhờ “tam hồn thất phách” này tham gia điều chỉnh mọi hoạt động và tư duy.
Vụ Thành Tử trong “Thái Vi Linh Thư” đã từng viết : “Con người có ba hồn lần lượt là Sảng Linh, Thai Quang và U Tinh”. Ba hồn này là 3 bộ phận để có thể tổ hợp thành thần khí của con người. Mất đi một hay hai hồn thì vẫn có thể sống sót nhưng nếu mất đi cả 3 thì sẽ trở thành một cái xác không hồn và sống cuộc đời thực vật.
Đạo giáo cũng quan niệm rằng thất phách tức là 7 vía của người sẽ bao gồm: Thi Cẩu, Tước Âm, Thôn Tặc, Phục Thỉ, Phi Độc, Trừ Uế, Xú Phế. Người Việt thì khác 1 chút, chúng ta cho rằng nam có 7 vía còn nữ có 9 vía.
Sự khác biệt này có thể xuất phát từ quan niệm thân thể đàn ông có “thất khiếu” (7 lỗ) còn phụ nữ có “cửu khiếu” (9 lỗ). Phần thất phách này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết cơ thể con người. Mỗi phách sẽ đảm đương một nhiệm vụ khác nhau như: Tiêu hoá, hô hấp, sinh sản, nhịp tim…
Phải vía là gì?
Phải vía là một khái niệm được lưu truyền lâu đời trong dân gian, theo đó một đứa trẻ đang ăn tốt, ngủ khỏe ngoan ngoãn bỗng dưng lại thay đổi tâm tính, quấy khóc suốt ngày, khó ngủ mà không rõ nguyên nhân, bố mẹ cũng không làm cách nào để cho bé nín khóc được thì đứa trẻ sơ sinh đó được cho là đã phải vía.
Mất vía là gì?
Mất vía thường được sử dụng khi bạn bị dọa sợ hay gặp phải chuyện bất ngờ nào đó không kịp trở tay. Ví dụ bạn đang đi trên đường thì bất ngờ có một người đi đằng sau hù dọa bạn một cái thì bạn sẽ sợ đến nỗi tí thì mất hồn mất vía.
Nặng bóng vía là gì?
Theo cha ông từ xa xưa đều nặng bóng vía (hay nhẹ bóng vía) đều là do từ lúc con người hình thành hai luồng khí âm dương trong cơ thể nhưng không đều với nhau, dương nhiều hơn âm hoặc cũng có thể ngược lại là âm nhiều hơn dương thì khi sinh ra sẽ nhẹ vía hoặc nặng vía.
Vía van là gì?
Vía van là cách gọi khác của vía. Từ này thường xuất hiện trong khẩu ngữ nhưng với tần suất rất ít.
Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã giải thích ý nghĩa vía là gì, cách nhận biết người nặng vía và nhẹ vía cũng như các thuật ngữ liên quan. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn trong cuộc sống.
Từ khóa » Xin Vía Là Gì
-
Xin Vía Là Gì? Nhả Vía Là Gì?
-
Xin Vía Là Gì - Thả Rông
-
Xin Vía Nghĩa Là Gì
-
Xin Vía Là Sao Khi Khen Trẻ Con Phải Nói “Trộm Vía”, Từ Đâu Mà ...
-
Xin Vía Là Sao Khi Khen Trẻ Con Phải Nói “Trộm Vía”, Trộm Vía Là Gì
-
Xin Vía Da đẹp Là Gì
-
Cách Xin Vía Da Đẹp - Tại Sao Khi Khen Trẻ Con Phải Nói “Trộm Vía”
-
Vía Là Gì? Trộm Vía Là Gì? Cách Nhận Biết Người Nặng Vía, Nhẹ Vía?
-
Vía Là Gì? Trộm Vía Là Gì? Cách Nhận Biết Người Nặng Vía, Nhẹ Vía?
-
Xin Vía Có Nghĩa Là Gì - ATP Academy
-
Vía Là Gì? Trộm Vía Là Gì? Đặc điểm Nhận Biết Người Vía Nặng Hay Vía ...
-
Xin Vía Da đẹp Là Gì - Hỏi Đáp
-
Xin Vía Là Gì? Nhả Vía Là Gì? - Ha Tien Venice Villas
-
Xin Vía Da đẹp Là Gì