[Video] 3 Cách Kiểm Tra Tụ điện Với đồng Hồ Vạn Năng

Xem nhanh

  1. Tụ điện là gì?
  2. Cách đo và kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng
  3. Một số đồng hồ vạn năng đo tụ điện giá rẻ, nên mua
  4. Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện dung

Kiểm tra tụ điện bằng phương pháp truyền thống đặc biệt gây nguy hiểm. Tuy nhiên, với sự ra đời của đồng hồ vạn năng giúp bạn thực hiện nhanh chóng, an toàn và được khuyến cáo sử dụng. Bạn có thể tham khảo ngay cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết để xác định được tụ điện còn sống hay chết.

Tụ điện là gì?

Tụ điện là một linh kiện điện tử được tạo nên bởi 2 bề mặt dẫn điện. Linh kiện này có phần giống với ắc quy, có chức năng lưu trữ điện năng. Khi có chênh lệch điện thế ở hai bề mặt dẫn điện thì dòng điện sẽ xoay chiều. Nó không có khả năng sinh electron giống như ắc quy, nhưng có khả năng lưu trữ tương tự, đồng thời quy trình nạp, xả diễn ra nhanh chóng.

Tụ kiện và linh kiện điện tử sử dụng trong bo mạch

Tụ kiện và linh kiện điện tử thường sử dụng trong bo mạch.

Chính vì luôn có một lượng điện năng tồn tại trong tụ điện mà nó sẽ dễ gây nguy hiểm đến cho con người nếu không được kiểm tra thường xuyên.

Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra tụ điện là gợi ý tốt nhất cho bạn để đảm bảo độ an toàn, chính xác cao. Thiết bị đo này được chia làm 2 dạng là đồng hồ vạn năng số và đồng hồ vạn năng chỉ thị kim. Bạn có thể đồng thời thực hiện kiểm tra tụ bằng 2 dạng này.

Top 3 đồng hồ vạn năng đo tụ điện có độ chính xác cao chắc chắn sẽ giúp công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

Cách đo và kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng đồng hồ kim

Đồng hồ vạn năng kim xuất hiện từ khá lâu, nó đảm bảo được các chức năng cơ bản như đo dòng điện, điện áp, đo công suất và thiết bị này cũng có thể đo và kiểm tra tụ điện.

Kiểm tra tụ bằng đồng hồ vạn năng kim

Cách nhận biết tụ điện bị hỏng đơn giản bằng đồng hồ vạn năng kim.

Bước 1:Trong cách kiểm tra tụ điện, để đảm bảo an toàn và cho độ chính xác cao, bạn cần xả điện trong tụ, đảm bảo rằng tụ điện được xả hết hoàn toàn để tránh gây hỏng hóc cũng như gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Bước 2: Dùng đồng hồ vạn năng kim cho chức năng đo, kiểm tra tụ như đồng hồ đo Sanwa YX-360TRF và chọn chế độ Ohm (luôn luôn lựa chọn Ohm ở mức cao hơn)

Chọn thang đo điện trở ở dải đo lớn nhất

Chọn thang đo điện trở ở dải đo lớn nhất.

Bước 3:Chạm que đo vào 2 cực của tụ điện.

Chạm que đo của đồng hồ vạn năng kim vào 2 cực của tụ điện

Chạm que đo của đồng hồ vạn năng kim vào 2 cực của tụ điện.

Bước 4:Đọc giá trị và so sánh kết quả. Nếu như tụ ngắn mạch sẽ hiển thị mức điện trở thấp, tụ hở đồng hồ sẽ không dịch chuyển và tụ còn hoạt động tốt nó sẽ hiển thị mức điện trở thấp, sau đó tăng dần đến vô hạn.

Xem thêm: Cách kiểm tra tụ điện chống sét bằng đồng hồ vạn năng

Hướng dẫn kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ số

Khác với ampe kìm, đồng hồ vạn năng điện tử là dòng thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi tính năng nhỏ gọn, màn hình LCD dễ dàng đọc kết quả. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo tụ cũng là một trong những giải pháp an toàn bạn có thể thực hiện.

Kiểm tra tụ bằng đồng hồ vạn năng điện tử cho kết quả chính xác

Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng điện tử.

Bước 1: Cũng giống như đồng hồ vạn năng số, trước khi kiểm tra tụ hãy đảm bảo xả hết tụ để tránh quá tải.

Xả tụ trước khi tiến hành đo

Xả tụ trước khi tiến hành đo.

Bước 2: Chỉnh đồng hồ vạn năng về phạm vi Ohm và đặt thang ở dải đo 1000 Ohm (tức 1K).

Bước 3: Chạm que đo với 2 cực tụ điện, sau đo đổi que đo và tiếp tục thực hiện bắt đầu từ bước 2.

Chạm que đo vào 2 cực tụ điện

Chạm que đo vào 2 cực tụ điện.

Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình. Nếu màn hình hiển thị dãy số trong vài giây sau đó chuyển sang chế độ Open Line (OL) tức là tụ điện còn hoạt động tốt. Nếu màn hình không hiển thị, không thay đổi gì tức là tụ điện đã hỏng.

Xem video hướng dẫn cách kiểm tra tụ điện

Tham khảo thêm về cách kiểm tra tụ điện máy bơm 1 pha bằng đồng hồ vạn năng để giúp chiếc máy bơm của gia đình bạn hoạt động tốt nhất có thể nhé!

Cách đo tụ điện bằng chế độ điện dung ở đồng hồ vạn năng

Để thực hiện phương pháp kiểm tra tụ điện này, hãy đảm bảo đồng hồ vạn năng của bạn có tính năng đo điện dung. Hiện nay, có rất nhiều các loại đồng hồ vạn năng như có khả năng đo điện dung như Tenmars TM-86, Kyoritsu 1009, Hioki DT4256...

Chuẩn bị trước khi đo tụ điện

Bước 1: Đảm bảo xả hết tụ và tháo hết tụ điện ra khỏi mạch.

Một tụ điện có thể giữ điện tích trong vài phút sau khi ngắt nguồn hoặc thậm chí lâu hơn. Kết nối một điện trở trên các cực của tụ điện để điện tích có thể thoát ra ngoài một cách an toàn.

Đối với các tụ điện nhỏ, sử dụng một điện trở 2.000Ω định mức cho 5 watt. Các tụ điện lớn được tìm thấy trong các bộ nguồn thiết bị, mạch fash camera và động cơ lớn có thể chưa một lượng điện tích nguy hiểm gây chết người.

Kiểm tra tụ điện bằng cách chọn chế độ điện dung trên đồng hồ vạn năng kim

Kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng cách chọn chế độ điện dung trên đồng hồ số.

Bước 2: Tắt nguồn cho mạch

Bạn cần đảm bảo rằng mạch đã được tắt nguồn. Để xác nhận, bạn hãy dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện áp bằng cách đặt dây dẫn ở phía đối diện nguồn mạch. Nếu tắt thành công, điện áp đọc được sẽ bằng 0.

Bước 3: Ngắt kết nối tụ điện

Sau khi ngắt nguồn, kết nối điện trở 20.000, 5 watt qua các cực của tụ điện trong năm giây. Sử dụng thiết bị đo điện của bạn để xác nhận các tụ điện được xả hoàn toàn.

Thực hiện đo điện dung

Bước 1: Đặt đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện dung

Di chuyển núm vặn đến biểu tượng đo điện dung

Di chuyển núm vặn đến biểu tượng đo điện dung

Hầu hết đồng hồ vạn năng kỹ thuật số đều có ký hiệu điện dung là - | (-. Di chuyển núm vặn đến biểu tượng đó.

Nếu công cụ có một vài cài đặt tụ điện, hãy chọn phạm vi phù hợp với dự đoán của bạn để cho giá trị chính xác (có thể đọc thông số của tụ điện để dự đoán). Nếu chỉ có một cài đặt tụ điện, đồng hồ vạn năng có thể tự động phát hiện phạm vi.

Bước 2: Kích hoạt chế độ REL nếu có

Kích hoạt chế độ REL nếu có trên vạn năng kế của bạn

Kích hoạt chế độ REL nếu có trên vạn năng kế của bạn

Nếu đồng hồ vạn năng có phím REL,hãy nhấn nó. Điều này sẽ loại bỏ điện dung của phép thử tự dẫn, tránh can thiếp vào phép đo. Tuy nhiên, điều này chỉ cần thiết nếu đo các tụ điện nhỏ. Ở một số model, chế độ này sẽ tự động tắt.

Bước 3: Kết nối dây dẫn với các cực của tụ điện

Lưu ý rằng, các tụ điện điện phân (hình dạng phổ biến nhất là giống cái lon) được phân cực, vì vậy vì vậy hãy xác định các cực dương và cực âm trước khi bạn kết nối các dây dẫn của vạn năng.

Điều này có thể không quan trọng đối với thử nghiệm của bạn, nhưng chắc chắn bạn sẽ cần phải biết điều này trước khi sử dụng tụ điện trong mạch điện.

Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình

Đọc kết quả hiển thị trên màn hình

Đọc kết quả hiển thị trên màn hình

Nếu giá trị điện dung nằm trong phạm vi đo, thì vạn năng sẽ hiển thị giá trị của tụ điện. Nó sẽ hiển thị OL sẽ có 2 trường hợp xảy ra là giá trị điện dung cao hơn phạm vi đo hoặc tụ bị lỗi.

Một số đồng hồ vạn năng đo tụ điện giá rẻ, nên mua

Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đồng hồ vạn năng đo tụ tốt nhất với giá thành vừa phải, tham khảo ngay một số model dưới đây để có lựa chọn phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu công việc.

Đồng hồ đo điện tử Sanwa CD800a

  • Giá tham khảo: 670.000 đồng

Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại Nhật Bản, Sanwa CD800A cung cấp nhiều chức năng khác nhau, điển hình như khả năng đo điện trở, điện áp, dòng AC, DC, tụ điện. Ngoài ra, thiết bị cũng giúp thực hiện đo tần số Hz với độ chính xác cao. Đây là sản phẩm dùng nhiều cho thợ sửa chữa điện tử, trung tâm dạy nghề điện tử.

DCV

400m/4/40/400/600V ± (0.7% + 3d)

ACV

4/40/400/600V ± (1.6% + 9d)

DCA

40m/400mA ± (2.2% + 5d)

ACA

40m/400mA ± (2.8% + 5d)

Điện trở

400/4k/40k/400k/4M/40MΩ ± (1.5% + 5d)

Điện dung

50n/500n/5µ/50µ/100µF ± (5% +10d)

Tần số

5Hz ~ 100kHz ± (0.5% +3d)

Có thể nói, đây là thiết bị nhỏ nhưng không hề thua kém so với một số đồng hồ đo cao cấp. Đồng hồ vạn năng Sanwa CD800a được trang bị các tính năng cần thiết như chế độ tự động tắt nguồn khi không sử dụng, có sẵn cầu chì bảo vệ 0.3A 500V. Bên cạnh đó, đồng hồ vạn nang Sanwa còn có thể lưu trữ lên đến 4000 số liệu giúp dễ dàng tra cứu thông tin cần thiết.

Sanwa CD800a thiết kế nhỏ gọn, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng cần thiết

Sanwa CD800a thiết kế nhỏ gọn, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng cần thiết.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009

  • Giá tham khảo: 1.030.000 đồng

Kyoritsu 1009 là thiết bị đo, kiểm tra với dải đo rộng, đảm bảo độ an toàn và tin cậy. Thiết bị sử dụng rộng rãi với đông đảo thợ điện, kỹ sư, kỹ thuật viên. Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 cung cấp phạm vi đo điện áp đến 600V, đo dòng điện AC/DC 10A… cho kết quả nhanh chóng và chính xác.

DCV

400m/4/40/400/600V ± (0.7% + 3d)

ACV

4/40/400/600V ± (1.6% + 9d)

DCA

40m/400mA ± (2.2% + 5d)

ACA

40m/400mA ± (2.8% + 5d)

Điện trở

400/4k/40k/400k/4M/40MΩ ± (1.5% + 5d)

Điện dung

50n/500n/5µ/50µ/100µF ± (5% +10d)

Tần số

5Hz ~ 100kHz ± (0.5% +3d)

Đồng hồ vạn năng có khả năng đếm đến 4000 count, chức năng hiển thị thông số đọc rõ ràng thông qua màn hình LCD mang đến cho bạn sự thuận tiện trong quá trình làm việc.

Sản phẩm được cải tiến với 2 chức năng đo tự động là Auto Range và Manual Range, phục vụ tối đa nhu cầu đo tự động hay đo tự điều chỉnh. Chức năng kiểm tra diode trong hệ thống dải đo 4V/0.4mA, giúp kiểm tra tình trạng hoạt động của dòng điện trong mạch, hỗ trợ công tác bảo trì, đảm bảo tính ổn định dòng điện. Thiết bị có khả năng phát hiện sớm những nguy cơ rủi ro và bảo vệ thiết bị trong hệ thống trước các vấn đề điện từ sớm.

Kyoritsu 1009 đảm bảo phạm vi đo điện áp 600V

Kyoritsu 1009 đảm bảo phạm vi đo điện áp 600V.

Xem thêm: Top 3 đồng hồ vạn năng điện tử giá từ 2-3 triệu bán chạy

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA

  • Giá tham khảo: 2.980.000 đồng

Kyoritsu 2012RA giúp thực hiện đo dòng điện đến 100A. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ đo AC/DC đến 600V, đo dòng AC/DC, đo điện trở, đo điện dung... Kyoritsu 2001 đảm bảo mang đến nhiều tính năng đo lường khác như công việc đo dòng, đo điện thế, tần số, kiểm tra liên tục trở nên đơn giản hơn.

DCV

600.0 mV / 6.000 / 60.00 / 600.0 V / ± 1.0% rdg ± 3 dgt

ACV

6.000 / 60.00 / 600.0 V / ± 1.5% rdg ± 5 dgt (45 đến 400 Hz)

Đo dòng AC

60,00 / 120,0 A / ± 2,0% rdg ± 5 dgt (45 đến 65 Hz)

Điện trở (Ω)

600 ohms / 6.000 / 60.00 / 600.0 kΩ / 6.000 / 60.00 MΩ

Độ chính xác: ± 1.0% rdg ± 5 dgt (600/6/60/600 kΩ)± 2.0% rdg ± 5 dgt (6 MΩ)± 3.0% rdg ± 5 dgt (60 MΩ)

Điện dung

400,0 nF / 4.000 / 40,00 F / ± 2,5% rdg ± 10 dgt

Điện dung

50n/500n/5µ/50µ/100µF ± (5% +10d)

Tần suất (Hiện tại)

100/400 Hz / ± 0,2% RDG ± 2Dgt (100 Hz) / ± 0.1% ± RDG 1Dgt (400 Hz)

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA mang kiểu dáng nhỏ gọn, thiết kế bền chắc cùng khả năng cách điện tốt đảm bảo an toàn khi sử dụng. Kyoritsu 2012RA còn được tích hợp với một ampe kìm đo dòng chính xác, dải đo rộng.

Trong quá trình làm việc, người dùng cũng không phải lo lắng khi máy còn chịu được quá áp 3700V trong 1 phút. Sản phẩm được thiết kế bỏ túi vô cùng nhỏ gọn với khả năng đo điện trở lên tới 34MΩ.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001 đảm bảo cung cấp phép đo đa dạng

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001 đảm bảo cung cấp phép đo đa dạng.

Khi kiểm tra tụ điện còn sống hay đã chết bạn nên chú ý thao tác cẩn thận, tránh các sự cố xảy ra. Những hướng dẫn cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng đo, kiểm tra tụ nhanh, chính xác. Nếu có bất kỳ những băn khoăn, thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với Maydochuyendung để được giải đáp.

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện dung

Khi tiến hành đo điện dung, hãy đảm bảo đồng hồ vạn năng của bạn có chức năng này. Tốt hơn hết nên chọn đồng hồ đo kỹ thuật số để đảm bảo nguồn cho mạch đã được tắt. Trong trường hợp, tụ điện được sử dụng trong mạch xoay chiều, hãy đặt đồng hồ ở thang đo điện áp xoay chiều và ngược lại, sử dụng trong mạch DC, đặt thiết bị đo để đo điện áp DC.

  • Cẩn thận trong quá trình kiểm tra tụ điện. Nếu phát hiện rò rỉ hay vết nứt, phồng hoặc có dấu hiệu hư hỏng, hãy thay thế bằng tụ điện mới.
  • Sử dụng núm vặn của đồng hồ vạn năng, di chuyển nó sang chế độ đo điện dung. Bên cạnh điều chỉnh núm vặn, bạn cũng cần chọn dải đo phù hợp.
  • Để đảm bảo kết quả đo chính xác, tụ điện sẽ cần phải được loại khỏi mạch. Tiến hành xả tụ như hướng dẫn ở trên.

Lưu ý: Hiện nay, ở một số loại đồng hồ vạn năng cao cấp sẽ cung cấp chế độ Relative (REL).

Xả tụ trước khi tiến hành đo điện dung

Nếu giá trị điện dung thấp, chế độ này có thể được áp dụng nhằm loại bỏ điện dung của các phép đo đã kiểm tra. Trong trường hợp muốn đặt thiết bị đo điện ở chế độ tương đối cho điện dung, để các đạo trình kiểm tra mở và nhấn nút REL. Điều đó sẽ giúp loại bỏ giá trị điện dung còn lại của các đạo trình kiểm tra.

Đọc kết quả hiển thị. Nếu giá trị điện dung nằm trong phạm vi đo thì đồng hồ đo sẽ hiển thị giá trị của tụ điện. Nếu hiển thị OL thì giá trị điện dung cao hơn phạm vi đo hoặc tụ điện bị lỗi.

Tuân thủ lưu ý khi thực hiện đo điện dung

Ngoài những lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện dung trên, khi bạn cũng cần nắm bắt những quy tắc sau:

  • Tụ điện thường có tuổi thọ “eo hẹp”, nó cũng chính là nguyên nhân gây nên sự cố.
  • Tụ điện bị lỗi có thể bị đoản mạch, hở mạch hoặc có thể xuống cấp.
  • Khi tụ điện bị đoản mạch, cầu chì có thể bị cháy hoặc các bộ phận khác có thể bị hỏng.
  • Khi một tụ điện hư hỏng, các thành phần mạch hoặc mạch có thể không hoạt động.

Trên đây là những cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng cách loại để xác định được tình trạng của tụ điện, đo điện dung hợp lý mang lại kết quả chính xác. Bạn có thể tham khảo các loại đồng hồ vạn năng đo tụ điện chính xác, chất lượng với giá thành hấp dẫn để chọn được thiết bị phù hợp nhất. Trong trường hợp bạn cần thêm thông tin hãy gọi ngay đến Maydochuyendung.com để nhận tư vấn chuyên sâu và chính xác.

Từ khóa » đo Tụ Pi