Việc Bù Trừ Lỗ Giữa Các Hoạt động Sản Xuất Kinh Doanh được Quy ...
Có thể bạn quan tâm
Căn cứ Khoản 9 Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN, quy định:
“9. Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế TNDN theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.
Trường hợp trong các kỳ tính thuế trước, doanh nghiệp đang bị lỗ (nếu còn trong thời hạn chuyển lỗ) thì doanh nghiệp phải chuyển lỗ tương ứng với các hoạt động có thu nhập. Nếu doanh nghiệp không tách riêng được lỗ của từng hoạt động thì doanh nghiệp chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN trước sau đó vẫn còn lỗ thì chuyển vào thu nhập của hoạt động không được hưởng ưu đãi thuế TNDN (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật).
Ví dụ 17: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DNA có phát sinh:
- Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 2 tỷ đồng.
Trường hợp này DNA được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập.
Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.
=> DN còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% (2 tỷ đồng x 22%).
…”
Căn cứ hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội với trường hợp tương tự tại điểm 3 công văn số 26998/CT-TTHT ngày 26/04/2019, Chi nhánh (hạch toán phụ thuộc) đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN nhưng bị lỗ thì được bù trừ với lãi phát sinh tại trụ sở chính (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật) như hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC đã nêu.
Từ khóa » Bù Lỗ
-
TPHCM Phải Bù Lỗ Gần 8 Tỉ đồng Từ Thu Phí đỗ ôtô Dưới Lòng đường
-
Bù Lỗ | LAODONG.VN
-
TP.HCM Phải Bù Lỗ Gần 8 Tỷ đồng Từ Thu Phí ôtô đỗ Dưới Lòng đường
-
Có được Bù Lỗ Từ Hoạt động Kinh Doanh Cho Hoạt động Chuyển ...
-
Doanh Nghiệp được Báo Lỗ Trong Bao Nhiêu Năm? - Kế Toán Thiên Ưng
-
Thu Phí đậu ôtô Phải Bù Lỗ 8 Tỉ: Sở Giao Thông Vận Tải TP.HCM đề Ra ...
-
Tag "Bù Lỗ" - Tin Nhanh Chứng Khoán
-
Giải Pháp Tránh Bù Lỗ 8 Tỉ đồng Khi Triển Khai Thu Phí đậu Xe Trên ...
-
Quy định Về Chuyển Lỗ Thuế TNDN Trên Phụ Lục 03-2a
-
Cần Có Chính Sách Giảm Lãi Suất, Bù Lỗ Cho Doanh Nghiệp Bị ảnh ...
-
Có được Dùng Quỹ Tiền Lương để Bù Lỗ Cho Kinh Doanh Không?
-
Thu Phí Trông Xe Lòng đường: TP.HCM Bù Lỗ, Hà Nội Thu 46 Tỷ đồng
-
Vì Sao TP.HCM Phải Bù Lỗ 8 Tỷ Cho Việc Thu Phí đậu ôtô Trên đường?