Việc Lập Lý Lịch Bị Can - Hỏi đáp Trực Tuyến
1. Lý lịch bị can được lập trước hay sau khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Do đó, Lý lịch bị can được lập sau khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trước khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra lập lý lịch cá nhân của người bị buộc tội theo mẫu quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.
2. Lý lịch bị can có bắt buộc do Cơ quan điều tra lập không? Xác nhận tại đâu?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 và điểm b khoản 4 Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên, cán bộ điều tra được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có nhiệm vụ lập hồ sơ vụ án hình sự (trong đó có lý lịch bị can). Do vậy, lý lịch bị can không chỉ do Cơ quan điều tra lập mà còn do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra lập sau khi khởi tố bị can.
Theo Mẫu số 192 ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA nêu trên, phần cuối lý lịch bị can, góc bên trái có nội dung: “CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN”. Theo đó, lý lịch bị can phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi bị can cư trú.
3. Giấy chứng minh nhân dân có đủ để chứng minh tuổi của bị can hay không? Có cần thiết mọi trường hợp đều phải thu thập giấy khai sinh, kể cả việc bị can trước đó đã có tiền án?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người thực hiện hành vi phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự hay không (trong đó, có vấn đề về xác định tuổi) là một trong những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Do vậy, trường hợp có căn cứ cho rằng, bị can chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì việc xác định tuổi của bị can áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 417 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Theo đó, chứng minh nhân dân là một trong các giấy tờ, tài liệu để xác định tuổi của bị can. Tuy nhiên, ngoài chứng minh nhân dân, cơ quan tiến hành tố tụng cần thu thập thêm các giấy tờ, tài liệu khác, lấy lời khai người có liên quan,... để xác định chính xác nhất tuổi của bị can; trường hợp có mâu thuẫn thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH.
Từ khóa » Tội 366
-
Tìm Hiểu Nội Dung Về “Tội Lợi Dụng ảnh Hưởng đối Với Người Có ...
-
Tội Lợi Dụng ảnh Hưởng đối Với Người Có Chức Vụ ... - Luật Hoàng Sa
-
Tội Lợi Dụng ảnh Hưởng đối Với Người Có Chức Vụ ... - Luật Hoàng Sa
-
Tội Lợi Dụng ảnh Hưởng đối Với Người Có Chức Vụ ... - Luật Hoàng Anh
-
Tội Lợi Dụng ảnh Hưởng đối Với Người Có Chức Vụ Quyền Hạn để Trục ...
-
Tội Lợi Dụng ảnh Hưởng đối Với Người Có Chức Vụ, Quyền Hạn để Trục ...
-
Quy định Về Tội Lợi Dụng ảnh Hưởng đối Với Người Có Chức Vụ Quyền ...
-
Phân Biệt Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ ...
-
Điều 366 Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Bản án Về Tội Cố ý Gây Thương Tích Số 366/2021/HS-ST
-
Soi 366
-
Soi Cầu 366 Lô Kép Miền Bắc
-
Xử Phạt Hơn 366 Triệu đồng Vi Phạm Trên Lĩnh Vực Nông Nghiệp
-
Thú Tội Lần Thứ 366 / 366 次告白 - Đàm Trinh (Jam Zhen)