Viêm Amidan Có Lây Không - Những Lý Giải Cặn Kẽ
Có thể bạn quan tâm
1. Viêm amidan là do đâu, biểu hiện như thế nào?
Viêm amidan là căn bệnh rất dễ tái phát, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Trước khi tìm hiểu viêm amidan có lây không trước tiên chúng ta nên biết về nguyên nhân gây ra và biểu hiện của căn bệnh này. Amidan là một tổ chức nằm ở hai bên họng, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường khả năng của cơ thể để chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Amidan có khả năng tự sản sinh ra kháng thể tốt cho hệ miễn dịch. Khi sức khỏe bị suy giảm thì các tác nhân gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào đây gây viêm nhiễm, gây nên triệu chứng sưng đau ở vùng họng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành viêm amidan trong đó phổ biến nhất là sự thay đổi của thời tiết từ trạng thái này sang trạng thái khác. Khi ấy, nếu cơ thể không kịp thích ứng sẽ gây ra những biểu hiện của bệnh về đường hô hấp. Mặt khác, nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi mà không vệ sinh mũi họng sạch sẽ thì cũng rất dễ bị viêm amidan.
Ngoài ra, việc cung cấp dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu tính hợp lý dẫn đến suy giảm sức đề kháng của cơ thể cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cuối cùng, một yếu tố ít người nghĩ đến là tính di truyền. Thực tế cho thấy đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan.
Người bị viêm amidan thường có các biểu hiện:
- Sưng tấy, ngứa, đau và rát cổ họng.
- Có các mảng vàng hoặc trắng ở amidan.
- Ho, mệt mỏi, đau đầu, sốt.
- Cổ nổi hạch.
- Miệng bị hôi.
- Càng cố gắng nuốt càng thấy khó chịu.
2. Bị viêm amidan có lây không?
2.1. Có hay không nguy cơ lây nhiễm viêm amidan?
Viêm amidan có thể xảy ra với mọi độ tuổi và là căn bệnh tương đối phổ biến. Cũng chính vì thế mà nhiều người lo lắng viêm amidan có lây không. Bản thân người bị bệnh khi chưa biết thì sẽ lo mình lây bệnh cho người thân; về phía người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh cũng dễ hoang mang sợ mình bị lây bệnh từ họ.
Người bệnh không cần lo lắng viêm amidan có lây không, thay vào đó hãy khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh dứt điểm ngay từ đầu
Để biết được viêm amidan có lây không thì chúng ta cần biết được tác nhân gây ra căn bệnh này. Các chuyên gia chia sẻ rằng, tác nhân chính gây ra bệnh viêm amidan gồm: virus, vi khuẩn, suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, vệ sinh khoang miệng kém sạch sẽ, dị tật ở amidan hoặc cổ họng, biến chứng từ các bệnh lý đường hô hấp, ô nhiễm môi trường,...
Amidan là cơ quan nằm ở đường hô hấp trên. Vì thế nhiều người lầm tưởng bệnh cũng dễ lây hoặc lo lắng viêm amidan có lây không. Nếu bạn cũng đang rơi vào trạng thái tâm lý này thì hãy hoàn toàn yên tâm rằng bệnh viêm amidan không hề lây nhiễm. Thậm chí dù có sinh hoạt chung, tiếp xúc rất gần với bệnh nhân cũng không hề bị lây viêm amidan.
Điều đáng lưu ý là, mặc dù bệnh không có khả năng lây nhiễm nhưng lại có tính di truyền cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên tái phát viêm amidan nhiều lần có liên quan đến tác động của một loại gen trội. Trong số bệnh nhân mắc bệnh, có khoảng trên 60% ca mắc có liên quan đến yếu tố di truyền, gần 40% trường hợp còn lại bị bệnh là do các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động.
2.2. Làm cách nào để điều trị và phòng ngừa tái phát viêm amidan?
Như vậy, câu trả lời cho viêm amidan có lây không là không hề lây nhiễm. Vì thế, tất cả chúng ta có thể gạt bỏ lo lắng này. Bệnh tuy không lây nhưng triệu chứng của bệnh lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Vì thế, phòng ngừa và điều trị hiệu quả khi chẳng may mắc bệnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa những hệ lụy do bệnh gây ra.
Giữ gìn vệ sinh vùng họng giúp phòng ngừa nguy cơ bị tái phát viêm amidan
Việc điều trị bệnh viêm amidan muốn đạt hiệu quả cần căn cứ trên nguyên nhân gây ra bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm amidan do vi khuẩn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, người bệnh cần chú ý tuân thủ liều lượng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dừng hay đổi loại thuốc để ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị. Những trường hợp bị viêm amidan do virus thì việc dùng kháng sinh là không cần thiết. Nếu viêm amidan gây biến chứng hoặc tái phát nhiều lần trong năm thì có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ.
Muốn phòng tránh bệnh viêm amidan tái phát, mỗi người trong chúng ta cần:
- Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là sau các bữa ăn vì thời điểm ấy vi khuẩn từ thức ăn rất dễ tấn công khoang miệng và niêm mạc cổ họng. Bằng việc súc miệng hoặc đánh răng sau khi ăn, chúng ta sẽ hạn chế được khả năng tấn công và gây bệnh của vi khuẩn.
- Không ăn đồ nóng, cay hay thực phẩm đông lạnh trong suốt quá trình điều trị bệnh viêm amidan.
- Luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.
- Chú ý theo dõi các biểu hiện của bệnh để phát hiện sớm khi bệnh tái phát và đi khám bác sĩ lập tức để có phương án điều trị hiệu quả. Khi đã điều trị khỏi bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả trị bệnh và có biện pháp xử trí nếu bệnh không cải thiện.
Với những thông tin trên đây hy vọng bạn đọc đã gỡ bỏ hoàn toàn được lo lắng viêm amidan có lây không để yên tâm điều trị căn bệnh này. Bệnh có tính tái phát cao và dễ biến chứng nếu không được điều trị triệt để. Vì thế, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, tốt nhất người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả, dứt điểm.
Chuyên khoa Tai - mũi - họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một điạ chỉ thăm khám tin cậy của rất nhiều khách hàng trong thời gian vừa qua. Có được điều này là bởi nơi đây sở hữu hệ thống thiết bị y khoa vô cùng tiên tiến phục vụ tốt cho việc điều trị cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trực tiếp khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh.
Nếu đang nghi ngờ mắc amidan, quý khách hàng có thể đến trực tiếp bệnh viện thăm khám để có được những lời khuyên chính xác. Ngoài ra, mọi thông tin cần giải đáp liên quan đến bệnh lý này, quý khách cũng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia y tế của bệnh viện luôn sẵn lòng chia sẻ một cách nhanh chóng và cặn kẽ.
Từ khóa » Hình ảnh Viêm A Mi đan
-
Hình ảnh Viêm Amidan Từng Loại
-
[PHÂN BIỆT NHANH] Amidan Bình Thường Và Amidan Viêm
-
Hình ảnh Amidan Bình Thường Và Viêm Amidan
-
Phân Biệt Viêm Amidan Có Mủ Với Các Dấu Hiệu Ung Thư Vòm Họng
-
Phân Biệt Amidan Bình Thường Và Bị Viêm (Có Hình Ảnh)
-
Hình ảnh Viêm Amidan
-
Hình ảnh Viêm Amidan Hốc Mủ Và Những Triệu Chứng Bệnh Cần Lưu ý
-
Viêm Amidan: TRUY TÌM Nguyên Nhân, Triệu Chứng để điều Trị ...
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Amidan Bình Thường Và Amidan Bị Viêm
-
Viêm Amidan ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Biện Pháp điều Trị
-
Viêm Amidan Hốc Mủ: Nhận Biết Và điều Trị Bệnh AN TOÀN, HIỆU QUẢ
-
Viêm Họng Amidan - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Amidan, Khi Nào Cần Cắt?
-
Viêm Amidan Hốc Mủ Bã đậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị