Viêm Amidan Hốc Mủ Bã đậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng tổn thương viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính tuyến amidan do vi khuẩn gây nên. Khi không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, viêm xoang, áp-xe thành bên họng, viêm thận, viêm khớp, viêm tim và nhiễm khuẩn huyết. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và phương pháp điều trị như thế nào?
Viêm amidan hốc mủ là gì?
Amidan là hai khối màu hồng có kích thước to bằng đầu ngón tay cái, nằm giữa đường hô hấp và đường ăn uống nên thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn và thức ăn. Cấu trúc của amidan gồm nhiều hốc, ngăn khiến bụi bẩn và thức ăn dễ bám vào, đọng lại và phát triển, lâu ngày gây viêm nhiễm và hình thành các khối mủ. Các kén mủ trong hốc amidan thường vón lại thành từng cục trong giống như bã đậu, có màu xanh lấm tấm nên bệnh còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu.
Bệnh là biến chứng của tình trạng viêm amidan kéo dài
Đây là một trong những thể viêm amidan mãn tính phổ biến nhất. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. (1)
Viêm amidan hốc mủ có lây không?
Rất nhiều người lo lắng, thắc mắc rằng: bệnh có lây không? Trên thực tế, mặc dù là bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus gây nên nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng viêm amidan hoặc viêm amidan hốc mủ không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
Triệu chứng thường gặp
Người bệnh có một số triệu chứng điển hình sau:
- Khàn tiếng hoặc mất tiếng;
- Ho khan hoặc ho có đờm;
- Đau họng, rát họng;
- Có thể có triệu chứng sốt hoặc không;
- Có đờm vướng trong cổ, rất khó khạc nhổ hoặc nuốt;
- Thỉnh thoảng ho, hắt hơi sẽ thấy những hạt nhỏ lấm tấm màu trắng, có mùi hôi. (2)
Ho khan, ho có đờm là triệu chứng thường gặp
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Theo PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, một sốnguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ thường gặp ở người bệnh gồm:
- Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp: Amidan nằm ngay vị trí giao thoa giữa đường ăn và đường thở, nơi tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, thức ăn nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố vi khuẩn gây hại.
- Không điều trị viêm amidan cấp tính triệt để: Cấu trúc của amidan gồm nhiều hốc, ngăn nên đây là “nơi cư trú” của nhiều loại vi khuẩn tấn công đường hô hấp và gây viêm. Tình trạng viêm amidan nếu kéo dài, không được điều trị dứt điểm, người bệnh có thể mắcbệnh, một thể của viêm amidan mãn tính.
- Yếu tố môi trường:Thời tiết thất thường, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công những người có sức đề kháng yếu. Người bệnh viêm amidan thông thường cũng có thể trở thành viêm amidan hốc mủ. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và virus có hại được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Lối sống không lành mạnh: Những người có lối sống không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá; ăn uống không khoa học, thói quen ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, các chất kích thích,… hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng miệng và tổ chức amidan. Về lâu dài, vi khuẩn phát triển mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mãn tính.
Thói quen rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ
PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ cho biết, dấu hiệu của bệnh mãn tính phụ thuộc vào nguyên nhân và cơ địa của từng người. Do đó, mỗi người sẽ có triệu chứng khác nhau, có thể là:
- Đau rát cổ họng: Vi khuẩn trú ẩn trong cổ họng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu. Để giảm bớt sự khó chịu, người bệnh thường khạc nhổ, tuy nhiên, càng khạc nhổ thì tổ chức amidan càng tổn thương khiến người bệnh cảm thấy đau hơn;
- Biến đổi giọng nói: Người bệnh đột nhiên khàn tiếng hoặc mất tiếng cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp;
- Ho khan hoặc ho có đờm:Đờm vướng trong cổ họng, cộng với các cặn bã tích tụ khiến người bệnh cảm thấy ngứa vùng cổ, ho và khạc nhổ liên tục, đôi khi khạc ra các hạt nhỏ lấm tấm có màu trắng hoặc xanh, có mùi hôi khó chịu;
- Ổ mủ quanh amidan: Trong hốc amidan có mủ màu trắng hoặc xanh lấm tấm trong khoang miệng. Amidan có màu đỏ, phình to và có dịch màu trắng ở bề mặt.
- Hơi thở có mùi hôi: Quá trình va chạm khiến các hạt mủ trên lưỡi và vòm họng người bệnh cọ xát, bong ra lẫn vào trong miệng dẫn đến có mùi hôi.
Ngoài ra, amidan sưng to khiến người bệnh mệt mỏi, khó khăn trong nhai và nuốt thức ăn. Bệnh nhân có thể bị sốt, thậm chí sốt cao lên đến 40 độ C cùng nhiều biểu hiện tương tự các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Người bệnh có thể sốt cao lên đến 40 độ C
Bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Nhiều người chủ quan, không điều trị triệt để khiến viêm amidan có mủ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tại chỗ: Khi bị viêm, amidan sẽ sưng to khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, kể cả khi nuốt nước bọt. Sau khoảng 5 – 7 ngày, tình trạng viêm nhiễm lan rộng và bắt đầu xuất hiện các ổ mủ. Lúc này, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau họng và giọng nói thay đổi, giọng bị khàn đi hoặc mất giọng.
- Biến chứng các vùng xung quanh: Tình trạng viêm nhiễm tại amidan có thể lan rộng sang các cơ quan lân cận như tai, mũi, họng,… từ đó gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp, dẫn đến các bệnh lý liên quan như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh khí quản.
- Biến chứng toàn thân:Một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu có thể bị phù mặt, tay chân; nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, nhiễm khuẩn máu, viêm khớp, suy tim,… Trường hợp amidan sưng quá to có thể chèn ép hệ hô hấp, gây áp lực cho phổi, người bệnh khó thở hoặc ngưng thở tạm thời.
Viêm amidan hốc mủ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm
“Khi nhận thấy các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở uy tín, có phương tiện hiện đại để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị sớm, tránh những biến chứng đáng tiếc.” – PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ nhấn mạnh.
Điều trị viêm amidan hốc mủ như thế nào?
Viêm amidan hốc mủ bao lâu thì khỏi là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Khi mắc amidan cấp tính, nếu người bệnh được thăm khám và điều trị đúng cách sẽ khỏi bệnh trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh sẽ trở nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. (3)
Để tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe người bệnh, khi nhận thấy các biểu hiện và triệu chứng, bệnh nhân cần có biện pháp điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể lựa chọn các phương phápđiều trị sau:
1. Mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian thường được dùng để điều trị viêm amidan hốc mủ trong trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng như:
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có công dụng sát trùng, diệt khuẩn rất tốt, do đó, bệnh nhân có thể súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó giảm thiểu được tình trạng viêm sưng, hôi miệng;
- Lá húng chanh: Lá húng chanh được biết đến với hiệu quả kháng khuẩn rất tốt. Người bệnh có thể đem lá húng chanh chưng cách thủy đường phèn khoảng 20 phút rồi uống, sau khoảng 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng sưng giảm đi rõ rệt;
- Mật ong và gừng: Mật ong và gừng là những thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả. Người bệnh chưng cách thủy mật ong với vài lát gừng thái mỏng, uống hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy tại vùng amidan.
Mật ong kết hợp với gừng là một trong những mẹo dân gian điều trị viêm amidan hốc mủ
2. Thuốc đặc trị
Trường hợp người bệnh mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh, chưa xảy ra các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể cho thuốc đặc trị. Một số loại thuốc đem lại hiệu quả nhanh gồm:
- Thuốc kháng sinh:Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình phát triển cũng như gây bệnh của các loại vi khuẩn;
- Thuốc giảm đau, giảm viêm:Thuốc giảm đau giúp làm giảm các cơn đau rát ở cổ họng, kết hợp sử dụng thêm thuốc giảm viêm giúp giảm tình trạng viêm, sưng amidan;
- Khi người bệnh có các biểu hiện sốt, ho, phù nề tay chân,… có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc giảm phù nề,…
Tuy nhiên, việc sử dụngcác thuốc kể trên cần có sự chỉ định từ bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, hoặc dùng đơn thuốc của người khác vì có thể không điều trị dứt điểm mà còn gây nguy hiểm cho chính mình..
3. Cắt amidan
Viêm amidan hốc mủ gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, do đó nhiều người bệnh nghĩ đến phương pháp cắt amidan. Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, cắt amidan là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Cắt amidan được chỉ định khi bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cụ thể là: (4)
- Bệnh gây nên những biến chứng nguy hiểm như áp-xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm khớp, viêm cầu thận;
- Người bệnh có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng, tắc nghẽn phổi hoặc khó thở, khó nuốt,…
- Amidan có kích thước quá to, cản trở việc ăn uống người bệnh; người bệnh ngưng thở hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống;
- Khi amidan có quá nhiều ngóc ngách chứa chất tiết gây hôi miệng, khó nuốt hoặc nghi ngờ ác tính thì phương án phẫu thuật cắt amidan cũng được xem xét.
Amidan có vai trò như tuyến phòng thủ bảo vệ hệ thống miễn dịch cơ thể chống lại các thương tổn vòm họng và hệ thống hô hấp, do đó việc cắt amidan có thể để lại một số ảnh hưởng. Người mắc bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.
BVĐK Tâm Anh áp dụng công nghệ Plasma hiện đại nhất để phẫu thuật cắt amidan. Đây là kỹ thuật tiên tiến, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng nhất hiện nay, với: thời gian phẫu thuật ngắn; giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu; hạn chế tổn thương các mô xung quanh nhờ sóng năng lượng phá hủy các mô bị viêm với nhiệt độ phù hợp, không gây bỏng; không biến chứng; ít đau đớn, người bệnh xuất viện trong vòng 24 giờ sau mổ, hồi phục sức khỏe nhanh chóng. |
Chăm sóc người bệnh viêm amidan hốc mủ
Để quá trình phục hồi sau bệnh cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ lưu ý người bệnh cần thực hiện các khuyến cáo sau:
- Uống nhiều nước: việc viêm nhiễm amidan khiến cơ thể người bệnh mất nhiều nước và mệt mỏi, do đó người bệnh nên uống nhiều nước, có thể sử dụng sữa, nước ép trái cây để bù nước và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.
- Ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt: dùng những món ăn lỏng và mềm như soup, cháo, canh,… để cải thiện triệu chứng khó nuốt, đau họng khi ăn, cũng như giảm áp lực tác động lên amidan;
- Vệ sinh răng miệng, mũi, họng sạch sẽ: súc miệng bằng nước muối ấm sau khi ăn, nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn từ môi trường xung quanh, đặc biệt là ở những nơi có mức độ ô nhiễm cao.
Khoa Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn trong điều trị các bệnh lý tai mũi họng, từng điều trị thành công nhiều ca bệnh viêm amidan hốc mủ kể cả những ca bệnh khó. Đặc biệt, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ là chuyên gia đầu ngành trong điều trị các bệnh tai mũi họng, giúp hàng nghìn người bệnh thoát khỏi biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:Bệnh nhân ung thư thanh quản vượt “cửa tử”, bảo toàn giọng nói nhờ kỹ thuật mổ nội soi laser CO2
Bên cạnh đó, BVĐK Tâm Anh mang đến dịch vụ chăm sóc y tế và phẫu thuật cao cấp, cơ sở vật chất khang trang, thoáng mát, đầy đủ mọi tiện nghi; đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, thân thiện và chu đáo; thủ tục thăm khám đơn giản, nhanh chóng với mức chi phí hợp lý, công khai minh bạch giúp người bệnh viêm amidan hốc mủ thoải mái khi đến thăm khám, quá trình điều trị và hồi phục sau bệnh diễn ra nhanh hơn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Đặc biệt, BVĐK Tâm Anh trang bị hệ thống nội soi ống mềm không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, lại có khả năng quan sát các chi tiết nhỏ nhất trong khe mũi, trong tai, họng và thanh quản giúp chẩn đoán đúng bệnh, điều trị hiệu quả.
Từ khóa » Cục Viêm Amidan
-
Viêm Amidan: Triệu Chứng, Phân Loại Và Cách điều Trị
-
Viêm Amidan Hốc Bã đậu Có Tự Khỏi được Không?
-
Viêm Amidan Hốc Mủ Bã đậu Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Viêm Amidan Hốc Mủ: Nhận Biết Và điều Trị Bệnh AN TOÀN, HIỆU QUẢ
-
Bệnh Viêm Amidan Hốc Mủ | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
-
Hiểu Rõ Về Căn Bệnh Viêm Amidan Hốc Mủ Bã đậu | TCI Hospital
-
Người Bị Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nên Cắt Không?
-
Viêm Amidan Hốc Mủ: Điều Trị Càng Muộn Càng Nguy Hiểm
-
Viêm Amidan Hốc Mủ: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị
-
Cách Lấy Bã Đậu Amidan Đơn Giản Tại Nhà Loại Bỏ Triệt Để
-
Viêm Amidan Hốc Mủ: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Phòng Ngừa
-
Viêm Amidan, Khi Nào Cần Cắt? - Benh Vien 108
-
Bật Mí 6 Cách Lấy Sỏi Amidan Tại Nhà đơn Giản Lại An Toàn Bạn Nên Biết!
-
Viêm Amidan Hốc Mủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng điển Hình Và Cách ...