Viêm Amidan Lưỡi Có Nguy Hiểm Không Và Cách Chữa Trị - PlasmaKare

Viêm amidan lưỡi là một vấn đề phổ biến, khiến khu vực này trở nên viêm, sưng tấy và đỏ. Nguyên nhân có thể là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc thay đổi thời tiết. Đừng để bệnh lây lan và trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy khám phá cách chữa trị viêm amidan lưỡi hiệu quả trong bài viết dưới đây của Plasmakare.

Mục lục

  • 1. Tổng quan về viêm amidan lưỡi
    • 1.1. Viêm amidan lưỡi là gì
    • 1.2. Dấu hiệu của viêm amidan lưỡi
    • 1.3. Nguyên nhân gây viêm amidan lưỡi
    • 1.4. Viêm amidan lưỡi có gây ra biến chứng nguy hiểm
  • 2. Cách điều trị viêm amidan lưỡi hiệu qủa
    • 2.1. Điều trị viêm amidan lưỡi bằng thuốc Tây
    • 2.2. Những lưu ý khi bị viêm amidan lưỡi
viem-amidan-luoi-co-nguy-hiem-khong-va-cach-chua-tri-2
Viêm amidan lưỡi có nguy hiểm không và cách chữa trị

Tổng quan về viêm amidan lưỡi

Amidan thực chất là cả một tổ chức ở khu vực hầu họng và viêm amidan lưỡi là phản ứng viêm xảy ra ở một trong các vị trí của amidan. Nếu như viêm amidan khẩu cái dễ dàng quan sát thấy với biểu hiện hai bên amidan sưng to thì viêm amidan lưỡi lại khó quan sát hơn.

Viêm amidan lưỡi là gì

Viêm amidan lưỡi là quá trình viêm sưng, tấy đỏ của amidan ở ví trị đáy lưỡi, hay còn gọi là amidan lưỡi. Khi phản ứng viêm xảy ra, có thể quan sát thấy bề mặt lưỡi ở vị trí sát với amidan và họng bị sưng, tấy đỏ, có hoặc không có mủ.

Dấu hiệu của viêm amidan lưỡi

Viêm amidan lưỡi có những dấu hiệu tại chỗ và toàn thân khá rõ ràng. Tuy vậy, một số triệu chứng cũng dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường. Cụ thể, người bị tình trạng này có một số dấu hiệu sau đây:

  • Quan sát thấy vùng cuống lưỡi, sát họng và 2 bên amidan sưng tấy đỏ hoặc có mủ
  • Đau, rát họng, khó nuốt, nuốt đau, cảm giác kho họng
  • Lưỡi bẩn, lưỡi trắng
  • Hơi thở có mùi
  • Người bệnh sốt cao, có thể kèm theo nổi hạch ở cằm và cổ
  • Người bệnh có thể bị khò khè, khó thở và thậm chí ngưng thở lúc ngủ

Nguyên nhân gây viêm amidan lưỡi

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Các vi sinh vật này xâm nhập và cư trú tại khoang họng. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng phát triển và tấn công, gây ra phản ứng viêm. Ngoài ra, viêm amidan lưỡi xảy ra còn do một số yếu tố nguy cơ như:

  • Thời tiết lạnh, thời tiết giao mùa
  • Không giữ ấm khu vực cổ họng
  • Thường xuyên ăn đồ ăn lạnh, uống nước đá
  • Kém vệ sinh khoang họng miệng
  • Người có sức đề kháng kém, thể trạng gầy yếu

Viêm amidan lưỡi có gây ra biến chứng nguy hiểm

Viêm amidan lưỡi nếu không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng. Các biến chứng có thể xảy ra cục bộ ngay tại vị trí viêm hoặc nguời bệnh có thể gặp các biến chứng xa, tại các cơ quan khác ngoài amidan. Cụ thể, viêm amidan lưỡi có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Là biến chứng trực tiếp tại vị trí viêm tại amidan như viêm mủ, lở loét, apxe amidan. Bệnh có thể thành mãn tính, tái lại nhiều lần.
  • Biến chứng gần: là biến chứng tại các cơ quan xung quanh amidan như viêm họng, viêm tai giữa, viêm mũi hoặc gây viêm hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Biến chứng xa: là các biến chứng tại các cơ quan khác nằm xa vị trí viêm ban đầu là amidan. Một số biến chứng có thể gặp như gây viêm cầu thận, viêm màng tim, viêm khớp.
viem-amidan-luoi-2632
Viêm amidan lưỡi có gây ra biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị viêm amidan lưỡi hiệu qủa

Viêm amidan lưỡi gây ra nhiều mệt mỏi, khó chịu, chính vì thế điều trị viêm amidan lưỡi thế nào cho hiệu quả là câu hỏi nhiều người quan tâm. Nguyên tắc trong điều trị viêm amidan lưỡi là kiểm soát triệu chứng, nâng cao thể trạng kết hợp với vệ sinh khoang miệng họng. Ngoài ra, nếu có nhiễm khuẩn thì kết hợp với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Điều trị viêm amidan lưỡi bằng thuốc Tây

Các thuốc Tây được các bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm amidan lưỡi bao gồm: thuốc kháng viêm, hạ sốt, thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng viêm: Các thuốc kháng viêm hay chống viêm có thể được sử dụng theo đường dùng tại chỗ hoặc toàn thân. Cụ thể, khi bị viêm amidan lưỡi, người bệnh có thể được chỉ định các thuốc kháng viêm dạng viên uống. Các thuốc này thường là các corticoid nhẹ hoặc trung bình. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng các nước súc miệng có khả năng kháng viêm (Medron, Povidon…)

Thuốc hạ sốt: Khi bị viêm amidan lưỡi, người bệnh thường có triệu chứng sốt cao. Sốt có thể dẫn tới co giật nếu thân nhiệt tăng cao quá mức, đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ. Các thuốc hạ sốt có tác dụng kiểm soát thân nhiệt, giảm triệu chứng sốt khi bị viêm amidan lưỡi. Thuốc hạ sốt phổ biến là Paracetamon dùng đường uống.

Thuốc kháng sinh: Không phải khi nào viêm amidan lưỡi cũng cần điều trị bằng kháng sinh. Chỉ khi nào bệnh viêm amidan lưỡi do nguyên nhân nhiễm vi khuẩn thì lúc này kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh hay được sử dụng trong điều trị như: amoxicillin, clarythromicin, erythromicin…Không tự ý sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng thì cần tuân thủ về liều lượng, dù triệu chứng bệnh đã hết nhưng không được bỏ thuốc giữa chừng để hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Dung dịch sát khuẩn tại chỗ: sử dụng các dung dịch sát khuẩn tại chỗ như dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch iodine, dung dịch nano bạc plasma, dung dịch methyl prednisolone… để chống viêm, sát khuẩn trực tiếp tại amidan.

viem-amidan-luoi-co-nguy-hiem-khong-va-cach-chua-tri-3
Điều trị viêm amidan lưỡi bằng thuốc tây

Những lưu ý khi bị viêm amidan lưỡi

Khi điều trị viêm amidan lưỡi, để bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa bệnh tái lại nhiều lần, ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định, người bệnh cũng cần tuân thủ một số lưu ý. Các lưu ý chủ yếu liên quan đến chăm sóc và nâng cao thể trạng, giảm nhẹ các triệu chứng khi bị bệnh như:

  • Ăn các thực phẩm mềm như soup, cháo loãng… để hạn chế đau khi nuốt
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, đồ ăn cứng để hạn chế nguy cơ gây tổn thương, xuất huyết tại amidan
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng chống chọi với bệnh tật
  • Tăng cường các thực phẩm tăng đề kháng, đặc biệt là hoa quả, rau củ giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây…
  • Không ăn các thực phẩm lạnh, uống nước đá
  • Không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như cafe, rượi, bia

Viêm amidan lưỡi có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc tây. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên có những biện pháp nâng cao thể trạng, vệ sinh khoang miệng họng và giữ ấm cổ khi thời tiết trở lạnh. Trên đây là các thông tin tổng quan nhất về viêm amidan lưỡi, hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn và người thân.

Từ khóa » Nổi Amidan Lưỡi