Viêm Amidan Quá Phát Có Phải Cắt Amidan Không? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Viêm Amidan quá phát là tình trạng viêm lâu ngày, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Vậy khi bị viêm Amidan quá phát thì bệnh nhân sẽ được điều trị như thế nào?
Menu xem nhanh:
- 1. Viêm Amidan quá phát là tình trạng gì?
- 2. Triệu chứng của Amidan quá phát
- 3. Nguyên nhân gây Amidan quá phát
- 3.1 Nguyên nhân gây viêm Amidan
- 3.2 Nguyên nhân gây viêm Amidan quá phát
- 4. Điều trị viêm Amidan quá phát
- 5. Cách phòng tránh Amidan quá phát
1. Viêm Amidan quá phát là tình trạng gì?
Viêm Amidan là tình trạng vi khuẩn xâm nhập ồ ạt vào trong vòm họng nhưng tổ chức Amidan không phản ứng kịp dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Hiện tượng Amidan quá phát xảy ra khi bệnh nhân bị viêm Amidan lâu ngày, Amidan sưng to hơn cấu trúc bình thường, cản trở đến đường thở và gây biến chứng cho hệ hô hấp cũng như toàn thân.
2. Triệu chứng của Amidan quá phát
– Hiện tượng viêm nhiễm tái phát, thường xuyên hơn 4 lần/năm.
– Hai bên Amidan to như hai hạt hạnh nhân, làm cho khoang họng bị hẹp.
– Có cảm giác đau rát họng, như có vật gì ở bên trong họng.
– Bệnh nhân ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, đặc biệt có thể xảy ra hiện tượng ngưng thở.
– Bệnh nhân có bất thường về phát âm, cảm thấy khó nuốt.
– Cơ thể suy giảm về sự phát triển thể chất.
– Nếu Amidan quá phát xảy ra ở trẻ, trẻ sẽ khó ăn, ăn chậm và có thể mệt mỏi. Thêm vào đó, trẻ có thể bị ho khan kéo dài, đặc biệt là về đêm, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
3. Nguyên nhân gây Amidan quá phát
3.1 Nguyên nhân gây viêm Amidan
Trước tiên, cần phải biết được Amidan xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
– Do vi khuẩn, virus tấn công vòm họng: Nguyên nhân chính gây nên viêm Amidan chính là do một số loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
– Cấu tạo của Amidan có khe hốc, khiến thức ăn bị chặn lại trong khi ăn uống.
– Thời tiết thay đổi, khí hậu thất thường khiến cho cơ thể không bắt kịp, gây tổn thương Amidan.
– Bệnh nhân có tiền sử bị cúm, ho gà, sởi, nguy cơ cao dẫn tới Amidan nếu không được chăm sóc đúng.
– Cơ thể nhiễm lạnh do ăn uống những đồ lạnh hoặc do thời tiết.
– Một số nguyên nhân khác như chế độ dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém, sống trong môi trường nhiều khói bụi…
3.2 Nguyên nhân gây viêm Amidan quá phát
Amidan quá phát bắt nguồn từ tình trạng Amidan mạn tính. Khi bị viêm mạn tính, những vi khuẩn, virus trú ngụ gây bệnh đã tồn tại sẵn trong Amidan và có xu hướng sẵn sàng chuyển sang quá phát.
4. Điều trị viêm Amidan quá phát
Amidan quá phát là giai đoạn viêm Amidan ở mức nặng. Chính vì vậy, không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm triệu chứng….) mà cần phải tiến hành phẫu thuật. Hiện nay, phương pháp tân tiến được sử dụng để phẫu thuật cắt Amidan là Plasma Plus với nhiều ưu điểm:
– Hàn gắn mạch máu với kích thước siêu nhỏ, chỉ từ 1mm.
– Dao plasma chỉ được dùng 1 lần duy nhất và tự huỷ ngay sau khi ca mổ kết thúc, đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối.
– Lưỡi dao có thiết diện mỏng, có thể dễ dàng bẻ cong và thực hiện các thao tác nhanh gọn.
– Nhiệt lượng được sử dụng chỉ từ 65 – 70 độ C trong khi những phẫu thuật trước đây sử dụng nhiệt lượng lên tới 200 độ C.
– Người bệnh trải nghiệm đều thấy hài lòng sau khi phẫu thuật và nhanh chóng quay trở lại với công việc mà không bị đau đớn hay biến chứng gì.
– Bệnh nhân chỉ nằm viện trong vòng 24h và được xuất viện ngay khi kiểm tra không có bất thường gì.
5. Cách phòng tránh Amidan quá phát
Để hạn chế được hiện tượng Amidan quá phát cần lưu ý những điều sau:
– Giữ gìn vệ sinh khu vực sinh sống, dọn dẹp hàng ngày và chú ý những vùng ngóc ngách vi khuẩn dễ trú ngụ.
– Giữ ấm vùng mũi họng, xử lý triệt để những bệnh lý vùng tai mũi họng để không gây biến chứng ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
– Tránh ăn những đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay những đồ ăn không hợp vệ sinh.
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng các phương pháp như: đánh răng đúng cách, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch súc miệng, dùng chỉ nha khoa…
– Điều trị dứt điểm viêm Amidan và không để bệnh diễn tiến nặng hơn, khiến cho việc điều trị khó khăn.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra sức khoẻ vùng tai mũi họng cũng như sức khỏe toàn diện.
Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin bổ ích về Amidan quá phát. Nếu có thắc mắc gì xoay quanh bệnh lý này, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được giải đáp nhé.
Từ khóa » Viêm Họng Amidan Quá Phát
-
Thế Nào Là Viêm Amidan Quá Phát? | Vinmec
-
Viêm Amidan Quá Phát Có Nên Cắt Không?
-
Viêm Amidan Quá Phát Và Lưu ý Về Bệnh
-
VIÊM AMIDAN QUÁ PHÁT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
Một Số điều Cần Biết Về Viêm Amidan Quá Phát
-
Amidan Quá Phát Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
VIÊM AMIDAN QUÁ PHÁT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Amidan Quá Phát Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Viêm Amidan Quá Phát Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách ...
-
Viêm Amidan Quá Phát Là Gì? Nguyên Nhân ... - Nhất Nam Y Viện
-
Con Mình Khỏi Hẳn Viêm Amidan Không Cần Cắt Nhờ Bài Thuốc ...
-
Bệnh Viêm Amidan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Amidan Quá Phát Nên Uống Thuốc Gì Để Bệnh Mau Khỏi?
-
Viêm Amidan Quá Phát : Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Phương Pháp ...