Viêm Bàng Quang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Phòng ...

Viêm bàng quang là một trong các bệnh lý đường tiết niệu thường gặp. Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp. (1)

viêm bàng quang

Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là tình trạng viêm cấp tính hoặc mãn tính trong bàng quang. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn, chiếm hơn 50% số trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang còn có thể do một số nguyên nhân khác như: thuốc, xạ trị vùng chậu, rò bàng quang và đường tiêu hóa. (2)

viêm bàng quang là gì

Nếu chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh mau chóng khỏi bệnh. Phương pháp chữa trị hiệu quả viêm bàng quang do vi khuẩn là sử dụng kháng sinh phù hợp. Với các trường hợp viêm bàng quang do nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Banner BVĐK Tâm Anh Quận 8 content

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Viêm bàng quang do vi khuẩn

Viêm bàng quang là do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài qua đường dẫn tiểu (ống niệu đạo). Hệ tiết niệu bình thường có thể ngăn chặn vi khuẩn tồn tại và phát triển do đặc tính khó bám dính trên bề mặt niêm mạc đường tiểu và vi khuẩn nhanh chóng tống xuất ra ngoài. Thêm vào đó, nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm hay niệu đạo bị tổn thương, vi khuẩn sẽ có cơ hội thâm nhập, gây bệnh. Những vi khuẩn thường gây viêm bàng quang bao gồm:

  • Escherichia Coli là vi khuẩn thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 80% các trường hợp viêm bàng quang.
  • Một số vi khuẩn khác cũng có khả năng gây viêm bàng như proteus, klebsiella, enterococcus faecalis, chlamydia, mycoplasma, tụ cầu vàng hay trực khuẩn mủ xanh.

Các nguyên nhân khác

  • Viêm bàng quang kẽ.
  • Xạ trị, nhất là xạ trị vùng chậu.
  • Thuốc: thuốc hóa trị như ifosfamide, cyclophosphamide…

Một số yếu tố liên quan viêm bàng quang như:

  • Giới tính: tần suất bệnh ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
  • Tuổi: gia tăng theo độ tuổi.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Bất động lâu ngày.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ mãn kinh.
  • Có bất thường đường tiết niệu như: sỏi niệu (sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản), phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang thần kinh, hẹp niệu đạo… hoặc thủ thuật đường tiết niệu như đặt thông tiểu, nội soi bàng quang…
  • Bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV hay đang điều trị ung thư.
  • Đặt ống thông tiểu trong thời gian dài.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào bàng quang.

Bài viết liên quan: Viêm bàng quang kẽ: Nguyên nhân, triệu chứng

Triệu chứng dấu hiệu viêm bàng quang

Khi bị viêm bàng quang, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn so với bình thường. Mỗi lần chỉ tiểu ra một ít.
  • Tiểu máu, nước tiểu đục hay có mùi hôi nồng.
  • Cảm thấy đau hay nóng rát khi tiểu.
  • Luôn có cảm giác phải đi tiểu gấp.
  • Đau trằn bụng dưới.
  • Đái dầm vào ban ngày ở trẻ em.
  • Sốt nhẹ

triệu chứng viêm bàng quang

Những dấu hiệu viêm bàng quang có thể chỉ thoáng qua và hay bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu bạn đi tiểu gắt buốt hoặc nước tiểu có lẫn máu thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe của đường tiết niệu.

Có thể bạn quan tâm: Viêm bàng quang cấp: Nguyên nhân, triệu chứng

Phương pháp chẩn đoán viêm bàng quang

Ngoài việc hỏi bệnh sử, thăm khám, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Khi nghi ngờ có tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện các tế bào bạch cầu, tế bào máu, phản ứng nitrit. Trong một số trường hợp cần thiết nuôi cấy tìm vi khuẩn.
  • Nội soi bàng quang: Một ống soi được đưa qua niệu đạo vào bàng quang nhằm thu hình ảnh bên trong cơ quan này, hỗ trợ bác sĩ quan sát và đánh giá tổn thương trong bàng quang. Khi nội soi bàng quang, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô nhỏ ra ngoài để mang đi làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (sinh thiết).
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang hay siêu âm sẽ hỗ trợ bác sĩ phát hiện các bất thường của đường tiết niệu như sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo….

Viêm bàng quang có nguy hiểm không? 

Bệnh viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có khả năng đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Tiểu ra máu: Khi bệnh viêm bàng quang tiến triển nặng, người bệnh có thể đi tiểu ra máu do niêm mạc bàng quang phù nề xuất huyết.
  • Viêm đài bể thận: Nguyên nhân là do vi khuẩn từ bàng quang di chuyển ngược lên trên thận gây viêm thận có thể tạo thành các sẹo xơ nhu mô thận dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng thận.
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Ở nam giới, đường bài tiết nước tiểu ở niệu đạo cũng đồng thời là đường xuất tinh, có mối liên hệ mật thiết giữa đường tiết niệu và đường sinh dục. Sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu có khả năng lây lan sang cơ quan sinh dục như tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh; từ đó dẫn tới tình trạng suy giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ hiếm muộn.
  • Bàng quang tăng hoạt: Tình trạng viêm bàng quang kéo dài hay tái phát nhiều lần có khả năng dẫn tới các biến chứng lên thần kinh, cơ bàng quang, gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt, đi tiểu nhiều lần do khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang giảm.

Phương pháp điều trị bệnh viêm bàng quang

Việc điều trị bệnh viêm bàng quang sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn

Viêm bàng quang uống thuốc gì? Kháng sinh thường là lựa chọn đầu tiên của bác sĩ khi điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn. Các loại thuốc được chỉ định để điều trị bệnh thường là amoxicillin, nitrofurantoin, ciprofloxacin, sulfamethoxazole, trimethoprim. (3)

  • Nhiễm khuẩn lần đầu: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh trong 3 ngày dù những triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng 1 ngày.
  • Nhiễm khuẩn tái phát: Sau khi điều trị đợt cấp viêm bàng quang, người bệnh có thể phải dùng kháng sinh dự phòng sau khi giao hợp hoặc sử dụng kháng sinh liều thấp mỗi ngày trong khoảng 3 đến 4 tuần.
  • Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: Trường hợp này tương đối phức tạp do những vi khuẩn kháng thuốc.
  • Phụ nữ mãn kinh có thể cần phải sử dụng thêm những loại thuốc estrogen dạng kem.

Điều trị viêm bàng quang gây ra do nguyên nhân khác 

  • Viêm bàng quang do hóa chất: Người bệnh tránh tiếp xúc với những hóa chất gây viêm bàng quang để giảm những triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
  • Viêm bàng quang do xạ trị hay do thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc để giảm bớt những triệu chứng hay uống nhiều nước hơn nhằm đào thải những chất gây kích thích bàng quang.

Tìm hiểu thêm: Viêm bàng quang uống thuốc gì cho mau khỏi bệnh?

Cách phòng tránh bệnh viêm bàng quang

  • Bổ sung nhiều nước, nhất là người bệnh đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị. Bạn nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày.
  • Hạn chế uống cà phê, trà, rượu, nước cam, chanh và tránh những thức ăn vị cay nóng. Do các loại thực phẩm này có khả năng gây kích thích bàng quang, tạo cảm giác khó chịu hơn.
  • Đi tiểu ngay khi thấy buồn tiểu, không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Vệ sinh đúng cách: sau khi đại tiện, bạn cần rửa sạch, lau từ trước ra sau nhằm tránh cho vi khuẩn lan từ hậu môn, âm đạo đến niệu đạo.
  • Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh nên tắm vòi sen thay vì tắm bồn.
  • Cần nhẹ nhàng rửa sạch vùng da xung quanh âm đạo và hậu môn mỗi ngày. Lưu ý không nên sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa quá mạnh vì vùng da ở khu vực này rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng.
  • Đi vệ sinh càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục. Bạn nên uống thêm 1 ly nước đầy để giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Sau khi xác định dấu hiệu viêm bàng quang ở nữ giới, bạn nên giữ vệ sinh trong thời gian kinh nguyệt, thường xuyên thay băng vệ sinh (khoảng 3 – 4 tiếng/lần).
  • Sử dụng khăn hoặc túi chườm nóng vùng bụng sẽ giúp giảm cảm giác căng tức, đau bàng quang.
  • Mặc quần áo quá chật cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang. Quần áo quá bó chặt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, từ đó gây ẩm vùng kín. Đây là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

phòng ngừa viêm bàng quang

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Những triệu chứng viêm bàng quang rất dễ nhầm lẫn. Vì thế, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe để nhanh chóng đi thăm khám. Khi được chữa trị theo phác đồ phù hợp, bệnh phần nào sẽ được kiểm soát tốt, qua đó ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Từ khóa » đau ở Vị Trí Bàng Quang