Viêm Cơ Má Là Gì? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Đau một bên má, đau hai bên má nhiều ngày không khỏi. Thậm chí má bị sưng lên và tím dần. Đây là những biểu hiện của bệnh viêm cơ má. Vậy viêm cơ má là gì và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về bệnh.
- Một số vị trí viêm cơ chân thường gặp
- Viêm cơ thang là gì?
Menu xem nhanh:
- Viêm cơ má là gì?
- Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ má
- Cách điều trị viêm cơ má
Viêm cơ má là gì?
Vùng má gồm có cơ gò má lớn và cơ gò má nhỏ, kéo dọc từ xương gò má tới cơ vòng miệng.
Khi một hoặc cả hai cơ này bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng viêm cơ má. Các triệu chứng điển hình là: đau cơ, sưng cơ. Đau nhiều khi ăn, nói và cười. Đối với một số công việc như diễn viên, người mẫu thì viêm cơ má có ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của họ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây đau các khu vực xung quanh, đau cơ, đau gân, đau dây chằng, đứt gân…
Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ má
Bệnh viêm cơ má có thể do những tác nhân dưới đây gây nên:
– Chấn thương vùng má gây bầm dập cơ má. Chấn thương vùng đầu gây đau xương gò má, rách gân, dây chằng, tổn thương cơ quanh miệng… và dẫn tới viêm cơ má.
– Dây thần kinh vùng má bị đau.
– Các bệnh lý về răng hàm mặt.
– Các bệnh lý về xương: đau khớp hàm, đau xương gò má.
– Bệnh lý thoái hóa cơ xương khớp ở người lớn tuổi.
– Cơ thể bị thiếu chất trầm trọng. Không đủ dinh dưỡng cho cơ.
– Nói nhiều, nhai nhiều trong thời gian liên tục kéo dài.
Những người có nguy cơ cao bị viêm cơ má:
– Người già.
– Giáo viên / Người làm nghề giảng dạy.phải nói nhiều.
– Vận động viên (đua xe, thể dục dụng cụ…) có khả năng cao xảy ra các chấn thương vùng mặt.
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có các cách chữa khác nhau.
Cách điều trị viêm cơ má
Khi có các dấu hiệu của viêm cơ má, nên đi khám để được chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh và thực hiện đúng lộ trình của bác sĩ. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm cơ má là:
– Thuốc giảm đau tại chỗ.
– Thuốc giảm đau toàn thân.
– Thuốc giãn cơ, chống viêm.
– Thuốc kháng sinh và thuốc bổ.
Bên cạnh đó, để bệnh nhanh khỏi, cần lưu ý một số điều sau:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
– Hạn chế cười nói để các cơ lấy lại sự đàn hồi, co giãn.
– Tránh các chấn thương liên quan đến mặt.
– Điều trị triệt để các bệnh lý cơ xương khớp có liên quan.
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm tốt cho cơ.
– Đi khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh viêm cơ má. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng gọi tới số 1900 558892 để được tư vấn cụ thể hơn.
Từ khóa » Sưng Gò Má
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Viêm Cơ Gò Má Hiệu Quả | Medlatec
-
Gò Má Sưng Kèm Nổi Hạt Cứng Sau Khi Ngủ Dậy Là Triệu Chứng Của ...
-
Mặt Sưng To Hai Bên Gò Má, Chân Tay Phù Nhẹ Có Phải Bị Suy Giáp ...
-
9 Nguyên Nhân Gây Sưng Mặt đột Ngột, Chớ Bỏ Qua!
-
Nguyên Nhân Khiến Mặt Bạn Bị Sưng, Phù | VIAM
-
Hạ Gò Má Bao Lâu Hết Sưng? Bí Kíp Giảm Sưng 'thần Tốc' Cực đơn Giản
-
Những điều Cần Biết Về điều Trị Gãy Hàm Gò Má - FAMILY HOSPITAL
-
Bị Sưng 1 Bên Má Phải Không đau Là Bệnh Gì?
-
Hạ Gò Má Bao Lâu Thì Lành, Hết Sưng, Đau, Đẹp Tự Nhiên Nhất
-
Bị đau Gò Má – Mối Nguy Hiểm ít Ai Ngờ Tới - Tai Mũi Họng
-
Sưng Sau Mổ Xương Gò Má, Khắc Phục Thế Nào? - AloBacsi
-
Các Nguyên Nhân Gây đau Vùng Mặt - Răng Hàm Mặt
-
Viêm Xoang Hàm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa