Viêm Da Cổ Chân Do đâu? Các Giải Pháp điều Trị Bệnh? - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Sơ lược về tình trạng viêm da cổ chân
Bệnh viêm da cổ chân hay còn được chẩn đoán với tên gọi khác là ngứa do bơi lội. Thực tế, bệnh lý này đặc trưng với hiện tượng phát ban ngứa do cơ thể bị một loại ký sinh trùng nào đó tấn công. Trong đó, một số nghiên cứu cho thấy vật chủ chủ yếu của các loại ký sinh trùng gây bệnh chính là động vật gặm nhấm hoặc thủy cầm.
Giải đáp thắc mắc: Viêm da cổ chân là gì?
Sự lây nhiễm từ vật chủ sang cơ thể người có thể diễn ra do ký sinh trùng được bài tiết ra bên ngoài thì tiếp tục xâm nhập vào ốc sên để phát triển, Sau một thời gian, ký sinh trùng sẽ rời khỏi ốc sến để tiếp tục tiếp cận với cơ thể người (chủ yếu qua da). Đặc biệt, loại ký sinh trùng này không thể tấn công và xâm nhập qua các mô hoặc đường máu. Do đó, chúng chỉ có thể gây ra triệu chứng ngứa hoặc phát ban bên ngoài da.
Tình trạng phát ban kèm theo biểu hiện ngứa thường xuất hiện ngay cả khi cơ thể vẫn đang trong nguồn nước có chứa ký sinh trùng. Tuy nhiên, các triệu chứng này còn khá nhẹ nên mọi người thường có tâm lý chủ quan. Sau khoảng 2 - 3 tiếng, các biểu hiện này sẽ rõ rệt hơn và khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu hoặc cũng có thể tự biến mất. Tuy nhiên, bệnh nhân thường nhận thấy cơ thể có biểu hiện phát ban trở lại ở thời điểm nửa ngày sau. Đồng thời, quan sát bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy các ban đỏ xuất hiện sau một thời gian thì biến thành mụn nước.
2. Các nguyên nhân gây viêm da cổ chân
Theo bác sĩ, bệnh viêm da cổ chân chủ yếu nảy sinh do bề mặt da bị tấn công bởi một loại ký sinh trùng nào đó. Tuy nhiên, loại ký sinh trùng này hoàn toàn không có khả năng sinh sống trong cơ thể con người. Thay vào đó, chúng chủ yếu ẩn náu và phát triển trong máu của một số loài động vật sống gần nước hoặc thủy cầm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, trứng của ký sinh trùng sẽ nở và sinh sản trong nước rồi tìm ốc sên để khu trú và phát triển tiếp.
Da cổ chân bị viêm do ký sinh trùng gây ra
Trong sinh học, những ấu trùng của trứng ký sinh trùng được thường gọi là Cercariae. Cercariae sau khi được hình thành sẽ tiếp tục bơi trong nước để tìm kiếm một loại động vật nào đó sống dưới nước hoặc thủy cầm để tiếp tục chu kỳ phát triển, sản sinh.
Tuy nhiên, những ấu trùng này thường chỉ có thể duy trì sự sống của mình trong thời gian 24 tiếng. Nếu trong 24 tiếng này, chúng không tìm được vật chủ thích hợp để ẩn náu thì chúng sẽ chết. Những đối tượng bơi lội trong nguồn nước bị ô nhiễm bởi các loại ký sinh trùng thường có nguy cơ cao bị chúng tấn công và gây bệnh.
3. Các triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh
Hầu hết các bệnh nhân bị viêm da cổ chân đều cảm thấy các triệu chứng của bệnh không quá nặng nề nhưng sự tái lại và cảm giác ngứa ngáy khiến họ cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, biểu hiện ngứa, phát ban cũng có thể cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vậy các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này là gì? Thực tế, khi bạn đang lội hoặc bơi trong nguồn nước có chứa ký sinh trùng gây bệnh thì cơ thể thường có phản ứng ngay lập tức, cụ thể như:
-
Da chân phát ban hoặc mụn nhỏ có màu đỏ.
Vùng da cổ chân xuất hiện nhiều mụn đỏ
-
Bệnh nhân cảm thấy cơ thể ngứa ran hoặc nặng hơn là bỏng rát. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ngâm dưới nước, cụ thể là vị trí bị ký sinh trùng tấn công.
-
Một vài trường hợp nặng hơn có thể gặp tình trạng phồng rộp da.
Thực tế, ngứa được xem là một phản ứng đặc trưng của cơ thể khi bị tấn công bởi ký sinh trùng. Do đó, các hoạt động bơi lội, ngụp lặn trong nguồn nước bị ô nhiễm thường xuyên sẽ khiến các biểu hiện của bệnh ngày một trầm trọng hơn. Mặt khác, vùng da cổ chân cũng ngày một nhạy cảm hơn.
Vậy làm thế nào để bác sĩ có thể chẩn đoán đúng tình trạng viêm da của bệnh nhân? Thực tế, các bệnh lý về da thường rất khó phân biệt vì hầu hết các biểu hiện của bệnh thường tương tự với nhau. Điển hình như các vết đốt của sửa, vết cắn của côn trùng, nhiễm ký sinh trùng,… đều xuất hiện ban đỏ kèm theo cảm giác ngứa. Do đó, để dễ dàng xác định vấn đề của bệnh nhân, bác sĩ thường hỏi một số câu hỏi như:
-
Thời điểm đi bơi hoặc lội dưới nước ngọt gần nhất là khi nào?
-
Triệu chứng phát ban đó xuất hiện được bao lâu?
-
Những người cùng tham gia hoạt động có biểu hiện phát ban không?
Ngoài ra, bác sĩ có thể tìm hiểu thêm về tiền sử bệnh tật của bệnh nhân, chẳng hạn như tình trạng dị ứng của cơ thể. Nếu có thì những loại thực phẩm hoặc loại thuốc nào đang được sử dụng trong thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Với những trường hợp biểu hiện ngứa trầm trọng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để giảm bớt triệu chứng.
4. Các giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh
Mặc dù, bệnh viêm da cổ chân không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng người bệnh thường cảm thấy khó chịu hoặc tự tin vì một phần vẻ đẹp thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Do đó, việc tích cực điều trị khi mắc bệnh hoặc chủ động phòng tránh bệnh là rất cần thiết. Vậy các giải pháp điều trị bệnh hoặc phòng tránh bệnh là gì?
4.1. Về giải pháp điều trị
Hầu hết những đối tượng mắc bệnh đều được bác sĩ khuyến khích điều trị tại nhà bằng một trong số các giải pháp dưới đây để thuyên giảm các triệu chứng đau, ngứa hoặc phát ban. Cụ thể gồm:
-
Sử dụng baking soda, bột yến mạch hoặc muối Epsom để tắm nhằm sát khuẩn, tránh tình trạng viêm nhiễm sâu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng chúng để massage nhẹ nhàng lên vùng da bị nhiễm ký sinh chứ không được cọ xát quá mạnh.
Dùng kem Corticosteroid để bôi lên vùng da bị bệnh
-
Sử dụng một số loại kem có tác dụng dưỡng ẩm da và trị ngứa như gel nha đam, ken Corticosteroid.
-
Sử dụng đá lạnh để chườm lên vùng da bị ngứa và phát ban.
-
Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
-
Ưu tiên mặc những trang phục rộng rãi, không gây bí bách hoặc bó sát vào vùng da bị bệnh.
-
Tuyệt đối không được gãi khi cảm thấy ngứa vì bạn có thể làm rách da bất kỳ lúc vào cũng như cản trở quá trình hồi phục vết thương.
4.2. Về giải pháp phòng bệnh
Với những đối tượng đã điều trị bệnh dứt điểm hoặc không bị bệnh nên chủ động phòng ngừa bệnh để giảm thiểu nguy cơ bị ký sinh trùng tấn công. Sau đây là một số gợi ý về cách phòng bệnh:
-
Khi tham gia bơi lội hoặc hoạt động dưới nước cơ thể xuất hiện triệu chứng ngứa, nổi đỏ thì nên lên cạn dùng nước sạch để rửa da. Việc tiếp tục hoạt động dưới nước có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Không bơi lội ở những vùng nước bị ô nhiễm
-
Chỉ tham gia bơi lội ở những hồ bơi được vệ sinh, thay nước và khử trùng bằng clo để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm.
-
Tuyệt đối không bơi lội ở những địa điểm từng có người bị ngứa do tham gia hoạt động dưới nước tại đó.
Với những chia sẻ trên đây, những vấn đề xoay quanh tình trạng viêm da cổ chân đã được giải đáp rất chi tiết. Do đó, bạn đọc đừng quên lưu lại bài viết và chia sẻ cho người thân, bạn bè cùng nhau tìm hiểu và phòng ngừa bệnh.
Từ khóa » Da Chân Bị Sần
-
Keratosis Pilaris: Bệnh Sần Sùi Như Da Gà - Vinmec
-
Da Chân Khô Sần Sùi: Những điều Nên Làm để Khắc Phục - VietSkin
-
NGUYÊN NHÂN & BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC DA BÀN CHÂN BỊ ...
-
Da Chân Khô Sần Sùi: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Da Chân Bị Khô, Bong Tróc Là Bệnh Gì & Cách Chữa Tại Nhà • Hello Bacsi
-
Cách Trị Khô Tay Chân Tại Nhà, Không Phải đi Xa - Angela Gold
-
Da Khô ở Chân Và Tất Tần Tật Cách Trị Mà Bạn Cần Biết! - Dep365
-
Vì Sao Móng Tay, Móng Chân Bị Dày Sừng, Sần Sùi? - Vinmec
-
Viêm Da Cơ địa ở Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Những Dấu Hiệu Cho Thấy Da Chân Bị Lão Hóa Và Cách Khắc Phục
-
Da Khô Và Thô Ráp – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp
-
Viêm Da Bàn Tay Và Bàn Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mắt Cá Và Chai Da - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Da Bị Khô Dày, Sậm Màu - Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống