Viêm Da Cơ Địa: Hình Ảnh, Dấu Hiệu, Thuốc & Cách Chữa Trị Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Bệnh viêm da cơ địa là tình trạng viêm nhiễm mãn tính trên da với những biểu hiện như da khô, bong tróc, nứt nẻ, xuất hiện mụn nước, ban đỏ gây ngứa ngáy liên tục, khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh thường tiến triển thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người mắc. Để nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và biết cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên, mời theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư (Nguyên Viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TP. HCM): Viêm da cơ địa là căn bệnh mãn tính diễn biến thành từng đợt, thường xuất hiện từ nhỏ và phát triển đến khi trưởng thường. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể xuất hiện đột ngột ở người lớn. Viêm da cơ địa đặc trưng bởi tình trạng ngứa da với các tổn thương dạng chàm, gây khô da, có thể nứt nẻ, bong tróc hoặc xuất hiện mụn nước.
Căn bệnh này có liên quan mật thiết tới tính cơ địa và di truyền, do đó đây không phải là căn bệnh lây nhiễm. Viêm da cơ địa không lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, bệnh có thể lan rộng ra khắp cơ thể nếu không được điều trị sớm. Do đó ngay khi có những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa, hãy thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư, viêm da cơ địa không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, bong tróc, nứt nẻ… khiến người bệnh gặp bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó bệnh còn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người mắc.
Mặt khác bệnh viêm da cơ địa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, lở loét, để lại sẹo lồi, sẹo lõm và các vết thâm trên da của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả thì viêm da cơ địa sẽ phát triển mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài dai dẳng trong nhiều năm.
Những triệu chứng, hình ảnh viêm da cơ địa điển hình và phân loại bệnh
Ở giai đoạn khởi phát các dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh khác như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc… Tùy vào đối tượng mắc bệnh mà có thể nhận biết viêm da cơ địa thông qua những triệu chứng điển hình.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:
- Các triệu chứng cấp tính của bệnh thường khởi phát từ khoảng 3 tuần sau khi sinh với các đám mẩn đỏ trên da.
- Xuất hiện các nốt mụn nước nông, dễ vỡ gây đóng vảy, có thể dẫn đến bội nhiễm da.
- Trẻ quấy khóc nhiều do ngứa.
- Vị trí xuất hiện viêm da cơ địa thường ở da đầu, vùng cổ, ở tay chân hoặc thân mình.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
- Thường phát triển từ giai đoạn sơ sinh với các tổn thương đặc trưng là sẩn đỏ, mụn nước, dễ bị bội nhiễm.
- Bệnh thường phát triển tại vị trí các nếp gấp như cổ, nách, khuỷu tay, khuỷu chân.
- Trẻ thường gãi nhiều do ngứa, dẫn tới da bị rách, chảy dịch vàng và tổn thương sâu.
Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn
- Da khô, có thể bong tróc, nứt nẻ.
- Da sần lên, có thể sưng do gãi nhiều.
- Có thể xuất hiện mụn nước, các vết sưng nhỏ, nổi ban hồng. Khi mụn vỡ hoặc gãi nhiều sẽ làm chảy dịch vàng.
- Ngứa da nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm.
Có thể phân loại viêm da cơ địa theo 2 cách phổ biến. Nếu chia theo đặc điểm bệnh học có thể phân thành:
- Bệnh viêm da cơ địa dị ứng: Là tình trạng viêm da cơ địa có liên quan đến yếu tố dị ứng. Bệnh thường bùng phát khi cơ thể bị kích thích bởi yếu tố gây dị ứng nào đó.
- Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm: Là tình trạng phát triển nặng của viêm da cơ địa thông thường với các vùng tổn thương sâu, bị nhiễm trùng, lở loét, chảy dịch…
Hình ảnh viêm da cơ địa và phân loại:
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa chưa thể xác định chính xác
Đến nay khoa học hiện đại vẫn chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căn bệnh viêm da cơ địa có liên quan mật thiết đến tính di truyền. Theo đó, nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh viêm da cơ địa thì con cái có nguy cơ bị bệnh lên đến 80%. Ngoài ra, có thể kể đến những yếu tố có thể là nguyên nhân hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa như:
- Tiền sử mắc các căn bệnh tự miễn như hen phế quản, viêm mũi dị ứng.
- Rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như: bột giặt, chất tẩy, mỹ phẩm…
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: phấn hoa, côn trùng, lông động vật…
- Thay đổi thời tiết thất thường.
- Stress kéo dài.
Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? Cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Bác sĩ Nguyễn Thị Thư cho biết: Viêm da cơ địa là một trong những bệnh viêm da tự miễn mãn tính. Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được điều trị tích cực bằng phương pháp phù hợp, cộng thêm chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ có thể kiểm soát bệnh ổn định lâu dài và phòng ngừa tái phát trở lại. Để chữa viêm da cơ địa có nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến nhất.
Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian
Bên cạnh việc điều trị bằng Tây y, nhiều người bệnh cũng áp dụng những kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa của dân gian. Những cách dân gian có khá nhiều ưu điểm như: tiết kiệm chi phí, thực hiện đơn giản, sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn. Một số cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng mẹo dân gian phổ biến như.
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, để ráo nước. Giã nát lá lốt với một chút muối hạt. Chà xát lá lốt lên vùng da bị viêm da cơ địa. Giữ nguyên trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi: Tách lấy vài nhánh tỏi tươi, đem bóc vỏ rồi giã nát. Dùng bông gòn thấm nước cốt tỏi bôi lên vùng da bị bệnh. Giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Chọn một nắm lá trầu không còn tươi, rửa sạch rồi đun sôi với nước. Để nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa.
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế: Lấy một nắm to lá khế tươi, rửa sạch rồi đun làm nước tắm.
- Cây vòi voi chữa bệnh viêm da cơ địa: Dùng một nắm to cây vòi voi, rửa sạch, giữ nguyên cả thân đem đun lấy nước tắm.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư: Các phương pháp dân gian kể trên chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không có tác dụng điều trị. Do đó bệnh nhân vẫn cần được thăm khám và điều trị tích cực bằng các phương pháp chính thống.
Cách điều trị viêm da cơ địa bằng Tây Y
Hiện nay Tây y chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm da cơ địa, mà chủ yếu điều trị triệu chứng, sử dụng các loại thuốc làm giảm tình trạng viêm nhiễm trên da, giảm sự khó chịu cho bệnh nhân. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:
- Kem bôi dưỡng ẩm da, giúp giảm tình trạng khô da.
- Thuốc kháng Histamin, có tác dụng giảm triệu chứng ngứa, phù nề. Loại thuốc này thường gây tác dụng phụ khiến bệnh nhân buồn ngủ, do đó cần sử dụng thận trọng nếu phải lái xe.
- Thuốc chống viêm corticoid dạng bôi. Một số trường hợp nặng có thể kết hợp thuốc uống hoặc tiêm. Loại thuốc này giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm trên da, tuy nhiên lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể bao gồm: làm mỏng da, kích ứng dạ dày, viêm tuyến thượng thận…
- Kháng sinh: Chỉ sử dụng trong trường hợp xuất hiện nhiễm trùng trên da. Kháng sinh chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý uống kháng sinh dễ gây ra tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm.
Khi điều trị bằng thuốc Tây y, bệnh nhân lưu ý phải tuân thủ chặt chẽ theo đúng phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể gặp phải.
Chữa viêm da cơ địa bằng đông y
Viêm da cơ địa theo y học cổ truyền còn gọi là can tiễn hoặc ngưu bì tiễn. Căn bệnh này được xếp vào nhóm bệnh mãn tính do cơ thể bị phong hàn xâm nhập, lâu ngày sinh ra nhiệt, dẫn tới huyết táo không dưỡng được da. Lại thêm hoạt động gan, thận kém dẫn tới tích tụ độc tố dưới da. Từ đó sinh ra các triệu chứng khô, ngứa, viêm nhiễm trên da.
Để điều trị viêm da cơ địa, đông y chú trọng chữa bệnh từ bên trong, tập trung giải quyết yếu tố căn nguyên gây bệnh bằng cách tăng cường giải độc, trừ phong, thanh nhiệt. Đồng thời chú trọng điều dưỡng cơ thể để tăng cường đề kháng, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan phân tích trên chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2: Viêm da cơ địa là căn bệnh mãn tính tái phát có từng đợt, y học cổ truyền sẽ giúp giải quyết căn bệnh này rất hữu hiệu. Với chứng ngứa do phong, YHCT có bài thuốc khu phong. Nếu bệnh nhân có hiện tượng ngứa rát, sưng nề, đau là do nhiệt, có thể sử dụng thuốc thanh nhiệt. Nếu có những viêm nhiễm có nhiễm trùng có thể sử dụng thuốc thanh nhiệt, giải độc. Nếu tổn thương là các sẩn cục nổi lên trên da gây khó chịu, YHCT cho rằng là hiện tượng huyết ứ thì sẽ sử dụng các bài thuốc hoạt huyết.
Thanh bì Dưỡng can thang trị viêm da cơ địa TỪ GỐC, hết ngứa ngáy, XOÁ MỜ SẸO sau 1 liệu trình
Được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc, chắt lọc tinh túy từ 20 bài thuốc cổ phương, cùng hàng chục y văn cổ của các đại danh y thời xưa. Nổi bật nhất là cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày, bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông. Trải qua nhiều nghiên cứu, thử nghiệm bài bản, Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện và mang đến giải pháp đẩy lùi hiệu quả căn bệnh viêm da cơ địa. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]
Thanh bì Dưỡng can thang được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 phát sóng vào 16/11/2019 giới thiệu là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay sở hữu công thức “3 trong 1”, kết hợp thành công 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang đến phác đồ điều trị hoàn chỉnh và toàn diện nhất, giúp điều trị viêm da cơ địa từ gốc và phòng ngừa tái phát.
Quý khán giả có thể theo dõi toàn bộ chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc xem qua video bên dưới:
Bài thuốc có thành phần chính là Thanh bì, loại thảo dược được chứng minh có khả năng kháng Histamin, chống viêm, sát trùng và dưỡng da rất tốt. Cùng với Thanh bì, các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa thêm vào 30 vị thuốc quý khác với vai trò bổ trợ, để tạo nên bài thuốc 3 trong 1.
- Thuốc ngâm rửa: Thành phần gồm Ô liên rô, Mò trắng, Ích nhĩ tử, Đơn đỏ, Sài đất, Khổ sâm, Hoàng liên, Xuyên tâm liên… có tác dụng làm sạch, sát khuẩn vùng da bị bệnh, khoanh vùng tổn thương, ngăn không cho viêm da cơ địa lan rộng.
- Thuốc bôi: Thành phần gồm Hồng hoa, Sa đằng tử, Kim ngân hoa, Mật ong, Tang bạch bì, Đương quy… có tác dụng cấp ẩm, chống khô da, chữa lành tổn thương, phục hồi và tái tạo da từ lớp biểu bì sâu.
- Thuốc uống: Thành phần gồm Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Bạch linh, Bồ công anh, Thổ phục linh, Đơn đỏ, Hồng hoa, Sa sâm, Đan sâm, Ké đầu ngựa… có công dụng giải độc, tiêu viêm, trừ phong, thanh nhiệt, loại bỏ căn nguyên gây bệnh viêm da cơ địa. Đồng thời điều dưỡng cơ thể, bồi bổ gan, thận, tăng thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế hoàn toàn từ 100% thảo dược tự nhiên. Nguồn nguyên liệu được thu hái trực tiếp tại các vườn chuyên canh dược liệu sạch do Trung tâm Thuốc dân tộc gieo trồng và chăm sóc, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao GACP-WHO an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Từ khi được đưa vào sử dụng đến nay, chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi sử dụng bài thuốc này.
Với thành phần và công dụng vượt trội, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 bệnh nhân, tính đến tháng 10/2019.
- Bệnh nhân Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội) mắc bệnh viêm da cơ địa mãn tính kéo dài suốt 7 năm. Do bệnh tái phát liên tục khiến chị mất hết các nếp vân tay và không tự mình làm được các công việc nhà. Nhờ điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc, chỉ sau 2 tháng chị Thỏa đã bình phục hoàn toàn. Xem thêm chia sẻ của chị Thỏa TẠI ĐÂY.
- Bệnh nhân Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) mắc bệnh viêm da cơ địa nhiều năm, đã từng điều trị Tây y nhưng bệnh vẫn tái phát lại và nghiêm trọng hơn. Đặt niềm tin vào Trung tâm Thuốc dân tộc với phương pháp điều trị bằng Đông y, chỉ sau 1 tháng ông Tình đã thuyên giảm đến 80% triệu chứng bệnh. Sau 3 tháng điều trị bệnh đã ổn định hoàn toàn. Xem thêm chia sẻ của ông Nguyễn Thế Tình TẠI ĐÂY.
Đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc linh hoạt trong phép chữa. Tuy vào tình trạng bệnh và cơ địa riêng của mỗi người mà bác sĩ có thể gia giảm thành phần, vị thuốc cho phù hợp nhất để đạt hiệu quả điều trị tối đa. Nhờ đó, bài thuốc này phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì? Nên ăn gì để bệnh nhanh bình phục?
Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp phù hợp, bệnh nhân cần chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thư, trong suốt quá trình điều trị bệnh nhân nên hạn chế ăn các thực phẩm sau:
- Các loại hải sản: Loại thực phẩm này có nguy cơ gây dị ứng rất cao, do đó bệnh nhân viêm da cơ địa nên hạn chế tối đa.
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu: Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng những loại thịt này cũng làm tăng nguy cơ gây dị ứng hoặc kích ứng da.
- Thịt gà và trứng gà: Chứa hàm lượng cao protein nhưng cũng dễ gây phản ứng với hệ miễn dịch, làm trầm trọng hơn các triệu chứng viêm nhiễm, dị ứng trên da.
- Các loại thực phẩm muối chua: Sản sinh nhiều độc tố gây tích tụ ở da và làm cản trở quá trình giải độc của cơ thể.
- Rượu bia và các chất kích thích: Làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Thị Thư cũng khuyên người bệnh nên tăng cường bổ sung một số thực phẩm hữu ích như:
- Rau xanh, trái cây giàu chất xơ như: súp lơ xanh, cà chua, cà rốt…
- Các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, lúa mạch…
- Các loại protein có ích như cá sông, thịt lợn nạc, các loại nấm…
Chăm sóc viêm da cơ địa tại nhà
Viêm da cơ địa là căn bệnh mãn tính dai dẳng, do đó ngoài việc điều trị bằng thuốc người bệnh cần giữ chế độ sinh hoạt điều độ và chăm sóc da thường xuyên.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm da có thành phần thiên nhiên hàng ngày để da không bị khô, đặc biệt là trong mùa lạnh.
- Không sử dụng các loại xà phòng, dầu gội, sữa tắm… có chứa chất tẩy rửa mạnh. Ưu tiên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, lành tính.
- Không nên tắm gội bằng nước quá nóng dễ khiến da bị mất nước và khô.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mại, thấm hút tốt để không cọ sát làm tổn thương da.
- Tránh căng thẳng, stress để không làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về viêm da cơ địa mà người bệnh cần nắm rõ. Để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh và nhận tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể chụp ảnh vùng da bị bệnh và gửi về cho các bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc, kèm theo mô tả chi tiết triệu chứng bệnh.
Xem thêm:
- Viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không?
- Viêm da cơ địa ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
- Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà [Hướng dẫn bởi BV Thuốc Dân Tộc]
- Thuốc Chữa Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất
Từ khóa » Hình ảnh Tay Bị Viêm Da Cơ địa
-
Nguyên Nhân Và Hình ảnh Viêm Da Cơ địa | Vinmec
-
Tổng Hợp Hình ảnh Viêm Da Cơ địa đầy đủ Và Chi Tiết Nhất
-
Hình ảnh Viêm Da Cơ địa ở Trẻ Em Và Người Lớn
-
Nguyên Nhân Và Hình ảnh Viêm Da Cơ địa - YouTube
-
Hình ảnh Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Theo Từng Nguyên Nhân
-
Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Hình Ảnh Và ...
-
Viêm Da Cơ Địa: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Viêm Da Bàn Tay Và Bàn Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Cơ địa (Eczema) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
-
19+ Hình ảnh Viêm Da Cơ địa ở Trẻ Sơ Sinh Từ Nhẹ đến Nặng
-
Viêm Da Cơ địa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Viêm Da Cơ địa ở Tay, Chân: Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa
-
Viêm Da Cơ Địa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Hiệu Quả