Viêm Dạ Dày Có Dễ Chuyển Thành Ung Thư? - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ kê đơn cho em gồm Cefpodoxime Proxetil 200 mg, Doxycylin, Rabeprazole Sodium 20 mg, Sucralfat. Xin hỏi đơn thuốc này uống như thế nào là hiệu quả tốt nhất và cần bổ sung gì để bệnh mau khỏi hơn? (Tấn Phong)
Trả lời:
Chào em!
Vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở dạ dày như loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn. Nguy hiểm hơn là vi khuẩn Helicobacter pylori còn có thể gây ung thư dạ dày.
Em bị viêm dạ dày, kèm h.pylori(+), vậy bệnh còn nhẹ. Nếu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP rất khó khăn, dễ đề kháng hay tái phát. Vì thế, bệnh này cần được điều trị kéo dài theo đúng phác đồ, đúng thời gian dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Em không nên tự ý thay đổi liều thuốc, hay tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Bởi như vậy, vi khuẩn HP vẫn chưa được tiêu diệt sạch, khả năng tái phát bệnh rất cao. Và những lần tái phát, vi khuẩn rất dễ lờn thuốc, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Em nên đến khám chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện lớn để bác sĩ tư vấn lại cách điều trị và chống tái phát bệnh sau này. Về toa thuốc em đang uống, đây không phải là phác đồ điều trị để triệt để vi khuẩn HP hiện nay.
Về chế độ ăn uống, cần kiêng cữ các món ăn cay, chua. Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá, ăn các chất béo. Chú trọng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhớ ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc để quá đói. Em nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh để tinh thần căng thẳng, mệt mỏi.
Vi khuẩn HP lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân… nên nguy cơ lây vi khuẩn từ em sang những thành viên trong gia đình là rất cao. Chẳng hạn lây qua nước bọt từ đồ dùng cá nhân do dùng chung ly, chén bát, đũa muỗng, hay khi mớm cơm cho con… Những côn trùng như gián, ruồi, muỗi cũng là nguyên nhân trung gian gây truyền nhiễm. Chúng mang vi trùng từ phân rồi đậu vào thức ăn nếu chúng ta không đậy thức ăn kỹ. Vì thế, chú ý sử dụng nguồn nước sạch, phải tuân theo những nguyên tắc vệ sinh trong ăn uống như ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn…
Để yên tâm, em nên vận động người thân trong gia đình đi đến khoa tiêu hóa tại các bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán có nhiễm vi khuẩn HP hay không bằng các biện pháp: test thở, xét nghiệm qua nội soi dạ dày, xét nghiệm máu.
Chúc em mau bình phục.
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Quang ĐiKhoa Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Từ khóa » Chẩn đoán K29 Là Gì
-
Tổng Quan Về Viêm Dạ Dày Hp K29: Nguyên Nhân, Triệu Chứng
-
Viêm Dạ Dày K29: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị
-
Viêm Dạ Dày Và Tá Tràng K29 Nguyên Nhân Và điều Trị!
-
Viêm Dạ Dày Có Hp(+) (K29.5) Là Sao - Gastimunhp
-
Viêm Dạ Dày Tá Tràng K29 Liệu Có Nguy Cơ Ung Thư Dạ Dày? - AloBacsi
-
Viêm Dạ Dày K29.6: Mã định Danh Và ý Nghĩa Kí Tự Khoa Học
-
Mã Bệnh K29: Viêm Dạ Dày Và Tá Tràng ICD 10
-
Bị Viêm Dạ Dày Tá Tràng K29 Có Nguy Hiểm?
-
Không Phải Cứ Nhiễm HP Là Sẽ Bị Ung Thư Dạ Dày - Báo Tuổi Trẻ
-
Viêm Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
-
Viêm Dạ Dày Và Tá Tràng K29 Là Gì
-
Viêm Dạ Dày Tá Tràng K29 Là Gì