Viêm Dạ Dày Hp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Viêm dạ dày Hp xảy ra khi có một loại vi khuẩn mang tên “Helicobacter pylori” xâm nhập vào dạ dày và gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Vì nhiễm vi khuẩn Hp cần có các phương pháp điều trị riêng biệt, do đó nắm rõ những thông tin về bệnh sẽ giúp bạn có được hướng điều trị chính xác.

Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày Hp và cách điều trị
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày Hp và cách điều trị

I/ Những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày Hp

1. Viêm dạ dày Hp là gì?

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn có hình xoắn ốc tồn tại trong đường tiêu hóa và có xu hướng tấn công lớp niêm mạc dạ dày. Tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm do vi khuẩn Hp gây ra được gọi là viêm dạ dày Hp.

Hp được xem là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và gây hại trong môi trường đậm đặc acid như trong dạ dày. Theo một số thống kê, có tới 60% dân số thế giới bị nhiễm loại vi khuẩn này, nhưng không phải ai bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng sẽ đau dạ dày.

Nếu nhiễm vi khuẩn Hp ở trạng thái “ngủ”  thì chúng dường như vô hại và không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi ở trạng thái hoạt động, chúng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đau dạ dày…

Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn hp sống được bao lâu trong và ngoài dạ dày?

2. Triệu chứng bệnh viêm dạ dày Hp

Như đã được đề cập, không phải đối tượng nào bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng bị viêm dạ dày. Nếu chúng đang trong trạng thái không hoạt động thì chúng sẽ không gây hại cho người bị nhiễm. Ngược lại, vì một tác nhân nào đó tác động hoặc bản thân người bệnh bị nhiễm chủng vi khuẩn Hp đã ở trong trạng thái hoạt động sẵn, nó sẽ gây viêm loét dạ dày.

Một số biểu hiện bạn có thể mắc phải khi bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp bao gồm:

  • Đau từng cơn hoặc đau âm ỉ vùng bụng.
  • Đau thượng vị.
  • Ợ hơi.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Buôn nôn và nôn.
  • Sốt.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Giảm cân bất thường.

Ngoài ra, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Hãy liên hệ với các bác sĩ ngay nếu bạn thấy cơ thể có những biểu hiện sau:

  • Cảm giác khó nuốt khi ăn uống.
  • Nôn ra máu.
  • Đi đại tiện có lẫn máu.
  • Chóng mặt, ngất xỉu.
  • Mặt tái nhợt.
  • Đau bụng dữ dội.
Đau bụng là một trong những triệu chứng bệnh viêm dạ dày HP
Đau bụng là một trong những triệu chứng bệnh viêm dạ dày HP

Bên cạnh những triệu chứng mà chúng tôi đã nêu, tùy vào thể trạng của từng người và mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng khác nữa. Hãy liên hệ với các bác sĩ để biết rõ hơn về vấn đề này.

3. Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp

Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân nào khiến dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Hp. Bởi loại vi khuẩn này đã tồn tại cùng con người qua hàng ngàn năm, cùng với quá trình phát triển lâu dài như vậy, chính bản thân nó cũng đã có những biến đổi cho phù hợp với môi trường sống đậm đặc acid của dạ dày.

Helicobacter pylori khi xâm nhập và trú ngụ dưới lớp niêm mạc dạ dày sẽ tạo ra các chất làm trung hòa acid dạ dày. Khả năng này giúp chúng tránh được những tác động không tốt từ dịch vị acid dạ dày, tuy nhiên nó lại làm cho các tế bào của lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên bệnh viêm dạ dày và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.

4. Ai có thể bị nhiễm vi khuẩn Hp?

Đa số các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp ngay từ thuở ấu thơ. Tuy nhiên, bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Sinh sống ở những nơi bị ô nhiễm: Nguồn nước bẩn, bị tù đọng lâu ngày là những môi trường sống lý tưởng của các vi khuẩn gây hại và có thể có cả vi khuẩn Hp. Do đó, sử dụng nguồn nước sạch, tránh xa các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.
  • Sống ở những nơi đông người: Nếu bạn sống ở những nơi đông người, chật chội thì cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày Hp.
  • Sinh sống cùng với người bị nhiễm vi khuẩn Hp: Do vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua đường ăn uống, đường nước bọt hoặc từ thói quen đại tiện không được sạch sẽ. Chính vì vậy, sống chung nhà với người bị vi khuẩn Hp là một trong những yếu tố chủ yếu làm lây nhiễm bệnh.
  • Sống những vùng kém phát triển: Vì những nơi này thường có điều kiện sống không được tốt, không được cung cấp nguồn nước sạch, ăn uống không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn Hp tồn tại và phát triển.
  • Do chủng người: Những người da đen gốc Tây Ban Nha hoặc người Mỹ gốc Mexico sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Bạn đã biết chưa: Bạn đã biết vi khuẩn Hp lây qua đường nào chưa?

5. Biến chứng của viêm dạ dày Hp

Vi khuẩn Hp có thể gây viêm loét dạ dày và các chứng bệnh khác của đường tiêu hóa. Nếu các vấn đề này không được điều trị sớm và dứt điểm, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, cụ thể:

  • Xuất huyết dạ dày.
  • Tắc nghẽn dạ dày.
  • Thủng dạ dày.
  • Viêm phúc mạc.
  • Ung thư dạ dày.

II/ Chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày Hp

Bất cứ căn bệnh nào nếu được chẩn đoán và điều trị sớm đều sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, tạo điều kiện cho việc điều trị diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc chẩn đoán và điều trị vi khuẩn Hp được thực hiện bằng các biện pháp như sau:

1. Chẩn đoán

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm dạ dày Hp
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm dạ dày Hp

Với sự phát triển không ngừng của nền y học hiện đại, hiện nay việc chẩn đoán vi khuẩn Hp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau:

  • Test hơi thở: Đây là một trong các phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán vi khuẩn Hp. Trước khi tiến hành, các bác sĩ sẽ cho bạn uống một viên thuốc hoặc các dung dịch có chứa phân tử carbon. Trong trường hợp có vi khuẩn Hp trong dạ dày, những phân tử carbon này sẽ được giải phóng ra bên ngoài. Việc các bạn cần làm là phải thở bằng đường miệng và giữ hơi thở này trong một cái túi. Các bác sĩ sẽ dùng một công cụ chuyên biệt để đo lượng phân tử carbon có trong hơi thở. Bằng những kiến thức chuyên môn, dựa trên kết quả từ việc xét nghiệm bạn sẽ được chẩn đoán có bị nhiễm Hp hay không. Các loại thuốc kháng acid dạ dày hoặc các loại kháng sinh có thể làm cho kết quả xét nghiêm không được chính xác, vì thế bác sĩ sẽ chỉ định bạn ngưng dùng các loại thuốc này từ 1 – 2 tuần trước khi thử nghiệm.
  • Xét nghiệm máu: Đây cũng là một trong những cách có thể test vi khuẩn Hp vì khi nhiễm bệnh lượng hồng cầu thường hay bị giảm xuống. Tuy nhiên, phương pháp này thường không mang lại kết quả chính xác nên nó cũng ít khi được áp dụng hoặc chỉ được dùng kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác.
  • Xét nghiệm phân: Việc tìm kháng nguyên có liên quan đến vi khuẩn Hp trong phân cũng có thể xác định xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Tuy nhiên, vì sự bất tiện, thời gian cho kết quả lâu và mức độ chẩn đoán chính xác bệnh cũng không cao nên phương pháp này cũng ít khi được áp dụng.
  • Nội soi: Nội soi dạ dày được xem là phương pháp ưu việt khi chẩn đoán Hp dạ dày. Bằng việc sử dụng các máy móc chuyên dụng, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp lớp niêm mạc dạ dày, từ đó phát hiện ra được các bất thường diễn ra trong bộ phận này. Đồng thời, bạn sẽ được tiến hành lấy mô sinh thiết trong niêm mạc dạ dày để làm xét nghiệm, từ đó cho ra kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm dạ dày HP dương tính khi nào?

2. Điều trị viêm dạ dày Hp

Điều trị vi khuẩn Hp sẽ được tiến hành bằng việc sử dụng kết hợp 2 hoặc nhiều loại kháng sinh cùng một lúc, tránh tình trạng loại vi khuẩn này có thể kháng lại một loại kháng sinh cụ thể. Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng acid sẽ được chỉ định dùng kết hợp để giúp cho các tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày mau lành trở lại.

Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (pantoprazole, ansoprazole, esomeprazole, rabeprazole…)
  • Clarithromycin
  • Amoxicillin (thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong khoảng 7 – 14 ngày).
  • Metronidazole (dùng trong 7 – 14 ngày).
  • Thuốc kháng histamin (famotidine, ranitidine, nizatidine…).

Ngoài ra, tùy thuộc vào tiền sử bệnh lý, mức độ dị ứng với các loại thuốc khác nhau mà các bác sĩ sẽ chủ động điều chỉnh liều lượng và loại thuốc phù hợp.

III/ Cách khắc phục và phòng tránh bệnh viêm dạ dày Hp

Để việc điều trị diễn ra thuận lợi, giúp cho bệnh nhanh chóng được chữa khỏi, đồng thời có thể ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp cho bản thân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Ăn sạch, uống sạch vì ăn uống không đảm bảo vệ sinh chính là yếu tố hàng đầu gây nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Rửa tay thật sạch trước khi ăn, nhất là sau khi đi vệ sinh.
  • Vì vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này qua người khác, do đó không được ăn chung bát đũa, nước chấm, sử dụng chung các vật dụng cá nhân chung với người bị bệnh.
  • Không ăn các loại thực phẩm chưa được nấu kỹ.
  • Không hôn môi người đang bị bệnh.
  • Tắm rửa hàng ngày để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

  • Phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính mới nhất
  • Người Bị Viêm Dạ Dày Hp Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Hp Dạ Dày