VIÊM DA TÃ LÓT - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Sức khỏe và bệnh lý trẻ em » Viêm da tã lót
Viêm da tã lót 25/06/20221. Viêm da tã lót là gì?
Viêm da tã lót, còn được gọi là chứng hăm tã, là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra ở vùng da tã lót. Tình trạng này gây nên do sự tiếp xúc trực tiếp với phân và nước tiểu. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào có mặc tã, nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi.
2. Nguyên nhân gây ra viêm da tã lót là gì?
Có một vài nguyên nhân khác nhau gây ra chứng hăm tã, bao gồm:
- Sự kích ứng da: là nguyên nhân phổ biến nhất, da bị kích ứng do tiếp xúc với phân và nước tiểu trong nhiều giờ hoặc các thành phần gây kích ứng trong tã.
- Vi sinh vật: nấm, vi khuẩn
- Tình trạng dinh dưỡng: thiếu hụt các chất như: biotin, kẽm
- Sự dị ứng hoặc nhạy cảm: đối với các loại kem bôi, khăn ướt, xà phòng hoặc tã
3. Biểu hiện của viêm da tã lót là gì?
- Ban đỏ kèm theo bong vảy da nhẹ ở các vùng tã che phủ. Trường hợp nặng có thể có biểu hiện mụn nước, mụn mủ hoặc trợt, loét tại vùng da tã lót. Khi có tổn thương vệ tinh là biểu hiện của nhiễm nấm.
- Vị trí thường gặp ở vùng tiếp xúc với tã như: mông, đùi, bẹn, bộ phận sinh dục
- Khi bị viêm da tã lót trẻ thường có biểu hiện ngứa, đau rát, quấy khóc, khó ngủ, chậm tăng cân.
- Trẻ có biểu hiện ban đỏ vùng tã lót cần được khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để chẩn đoán bệnh và chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác có biểu hiện tương tự như: viêm da thiếu kẽm, viêm da tiếp xúc dị ứng, bệnh ghẻ…
4. Chẩn đoán viêm da tã lót như thế nào?
Trẻ cũng cần được thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh như nhuộm soi tìm vi khuẩn, soi tươi tìm nấm. Các xét nghiệm này không đau, không xâm lấn và có kết quả nhanh chóng. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị.
5. Điều trị viêm da tã lót bằng cách nào?
Tùy thuộc vào tình trạng hăm tã mà cha mẹ có thể chọn những giải pháp phù hợp:
- Tình trạng hăm tã nhẹ do kích ứng da, trẻ có thể được chăm sóc xử trí tại nhà. Sử dụng các loại kem bôi có chứa kẽm oxit hoặc petrolatum (vaseline) bôi lên vùng hăm. Có thể bôi nhiều lần trong ngày. Chú ý thay tã thường xuyên giữ cho vùng da này luôn khô thoáng để thuốc phát huy tác dụng.
- Tình trạng nặng, trẻ nên được đưa đi khám sớm tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu. Tại đây, bác sĩ khám và có thể chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như: soi tươi tìm nấm, hoặc định lượng kẽm… Từ đó có kế hoạch điều trị với từng bệnh nhi cụ thể.
6. Đề phòng viêm da tã lót như thế nào?
Trẻ cần được chăm sóc đúng cách ngay từ khi mới chào đời. Một số lưu ý:
- Thay tã thường xuyên: khoảng 3 giờ/lần, hoặc thay tã ngay khi bẩn, bị ướt, đảm bảo vùng da mặc tã luôn khô thoáng.
- Sử dụng tã sạch: nên dùng các loại tã, bỉm rõ nguồn gốc xuất xứ. Thay loại bỉm khác ngay nếu có dấu hiệu hăm tã ngay từ lần sử dụng đầu tiên.
- Giữ sạch vùng tã lót: thay tã ngay sau khi bé tiểu tiện hoặc đại tiện. Sử dụng khăn mềm để thấm nước ấm sạch lau cho trẻ nhẹ nhàng. Không nên dùng khăn ướt vì loại này có chứa cồn, gây kích ứng da.
- Tránh sử dụng phấn rôm: gần đây, bột phấn rôm không được khuyến khích sử dụng cho trẻ do: khi vùng tã bị ẩm ướt, bột phấn rôm tạo thành hỗn hợp kết dính, rất khó vệ sinh và bám sâu vào các kẽ da khiến da bé bị viêm nặng hơn. Bên cạnh đó, trẻ còn có nguy cơ hít phải bột phấn rôm gây ảnh hưởng đường hô hấp.
Nếu trẻ có các biểu hiện nghi ngờ viêm da tã lót, cần được khám tư vấn chuyên khoa da liễu. Cha mẹ hoặc người giám hộ có thể đưa trẻ đến khám tại phòng khám Da liễu thuộc các đơn vị sau:
- Phòng khám da liễu – Khoa khám bệnh Đa khoa
- Phòng khám da liễu – Khoa khám bệnh Chuyên khoa
- Phòng khám da liễu – Trung tâm Quốc tế.
BSCKII. Nguyễn Thị Kim Oanh – Khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương
Chuyên mục: Sức khỏe và bệnh lý trẻ emTừ khóa: Viêm daBài viết liên quan
Nội soi gắp thành công dị vật nằm trong vùng kín hơn 2 tháng cho bé gái 5 tuổi
Chán ăn tâm thần ở trẻ em
[INFOGRAPHIC] Nguyên nhân gây nhức, mỏi mắt ở trẻ và giải pháp chăm sóc, bảo vệ mắt cho con đúng cách
Chăm sóc trước và sau phẫu thuật cho trẻ bị rò luân nhĩ
Dinh dưỡng cho người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ
Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ
Liệu pháp thư giãn luyện tập cho trẻ vị thành niên
Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên
Thời gian làm việc
- Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
- Khám & Cấp cứu: 24/24
-
IV-PO – Chuyển đổi kháng sinh đường tiêm/truyền sang đường uống
23/11/2024 -
Hội Nhi khoa Việt Nam tham dự Hội nghị Nhi khoa Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 18 tại Philippines
Hội nghị Nhi khoa Châu Á - Thái Bình Dương 22/11/2024 -
ATO – Đánh giá tính hợp lý của kháng sinh sau 48-72 giờ (Kiểm soát sử dụng kháng sinh)
22/11/2024 -
Hướng dẫn cách lấy nước tiểu giữa dòng làm xét nghiệm nuôi cấy tìm căn nguyên gây bệnh ở trẻ em
21/11/2024 -
Lễ tốt nghiệp lớp “Bác sĩ Nhi đa khoa 18 tháng” khóa 5 tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Lớp "Bác sĩ Nhi đa khoa 18 tháng" 21/11/2024
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU
- Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
- Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
- Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
- Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
- Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
- Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em
Từ khóa » Hình ảnh Hăm Tã ở Trẻ Sơ Sinh
-
Hình ảnh Bị Hăm Da ở Trẻ Nhỏ - Me Cần Nhận Biết Ngay
-
Hình ảnh Bé Bị Hăm Tã Và Các Cấp độ Của Bệnh
-
Hình ảnh Bé Bị Hăm Tã Mẹ Nào Cũng Nên Biết
-
Hình ảnh Bé Bị Hăm Tã | Từ Nhẹ đến Nặng - MOBAcare
-
Hình ảnh Bé Bị Hăm Tã Và Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả | Kem Diệp Bảo
-
Hăm Tã ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Dẫn Xử Trí | Vinmec
-
Bé Bị Hăm Tã Nặng Mấy Cũng Khỏi Nếu Mẹ Biết 5 điều Này - Dizigone
-
Hăm Tã ở Trẻ Em: 6 Kiến Thức Cơ Bản Mẹ Cần Biết
-
5 VỊ TRÍ DỄ BỊ HĂM DA NHẤT Ở TRẺ SƠ SINH - Skinbibi
-
Hăm Tã Nổi Mụn ở Trẻ: 5 Nguyên Nhân, 6 Cách Chữa Hiệu Quả
-
Phân Biệt Dấu Hiệu Trẻ Dị ứng Tã Và Hăm Tã - Con Cưng
-
Trẻ Bị Hăm Cổ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Huggies
-
Hình ảnh Bị Hăm Da ở Trẻ Nhỏ – Me Cần Nhận Biết Ngay - TeeCafe
-
Hăm Tã ở Trẻ - Suckhoe123