Viêm Da Tiết Bã ở Trẻ Biểu Hiện Là Gì Và Cách điều Trị | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Vì sao trẻ sơ sinh dễ mắc viêm da tiết bã?
Viêm da tiết bã là bệnh da liễu đặc trưng bởi tổn thương da dạng các hồng ban bong tróc vảy nhờn, thường xảy ra trong giới hạn các vùng da có nhiều tuyến bã nhờn.
Viêm da tiết bã thường gặp ở trẻ sơ sinh
Bệnh xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân như:
1.1. Do hormone từ mẹ
Trong quá trình mang thai, thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng cùng hormone từ mẹ truyền đến khi trẻ sinh ra. Những hormone này cũng góp phần làm tăng sản xuất dầu trong tuyến dầu và nang lông, với trẻ sơ sinh thì vùng đầu với nhiều nang lông bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ngoài ra, các vùng da nách, bẹn, cổ, sau tai, chân mày,… cũng có thể bị viêm da tiết bã.
1.2. Do nấm men
Trong điều kiện tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo môi trường ẩm ướt, một loại nấm men là malassezia có thể phát triển nhanh chóng cùng với vi khuẩn gây viêm da tiết bã.
1.3. Do không dung nạp với sữa
Một số trẻ không dung nạp với gluten, các sản phẩm từ sữa dẫn đến kích ứng da và viêm da tiết bã.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có liên quan đến yếu tố gia đình
1.4. Do tiền sử gia đình
Thực tế, tiền sử gia đình bị dị ứng da, nhất là hai bố mẹ bị dị ứng da thì trẻ sinh da có nguy cơ cao bị viêm da tiết bã. Ngoài ra, bệnh lý này cũng làm tăng nguy cơ viêm da bã nhờn khác khi trẻ lớn hơn, điển hình là tình trạng gàu da đầu.
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã là do vệ sinh kém hoặc lây nhiễm từ những trẻ khác, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân. Chủ yếu vẫn do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh cũng với làn da trẻ còn yếu ớt, dễ bị kích ứng. Hầu hết trường hợp trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi khi lớn hơn, song cha mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh, chăm sóc trẻ hoặc điều trị nếu cần thiết.
2. Nhận biết triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ
Triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá đặc trưng, đó là sự xuất hiện của nhiều vảy nhờn, dính tập trung nhiều ở vùng đỉnh đầu. Dân gian thường gọi lớp viêm da tiết bã này là bệnh “cứt trâu” trên đầu, sẽ hết dần khi trẻ lớn lên và khi được chăm sóc vệ sinh tốt. Ngoài vùng da đầu, viêm da tiết bã còn xuất hiện ở 1 số vị trí khác như vùng tã lót, vùng bẹn, vùng nách, vùng sau tai,… có nếp gấp.
Viêm da tiết bã ở trẻ có thể xảy ra ở vùng da má
Viêm da tiết bã thường khởi phát khá sớm khi trẻ sinh được 2 - 10 tuần tuổi, kéo dài đến khi trẻ 6 - 12 tháng tuổi. Không có cách nào để phòng ngừa viêm da tiết bã, hầu hết trẻ sơ sinh trong độ tuổi này đều gặp triệu chứng da này, song đáp ứng điều trị khá tốt, ít kéo dài như bệnh ở người lớn.
Một số trường hợp viêm da tiết bã bội nhiễm thêm nấm candida hoặc vi trùng khiến lớp vảy và da bị tổn thương sưng mủ, gây đau nhiều khiến trẻ quấy khóc. Đây là trường hợp nặng cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, tránh viêm nhiễm lan rộng.
3. Cách điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm da tiết bã gây nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ, cũng ảnh hưởng thẩm mỹ. Bệnh thường có tiên lượng tốt và đáp ứng điều trị tại chỗ, do đó cha mẹ nên điều trị sớm cho trẻ tránh bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.
Hầu hết trường hợp viêm da tiết bã xảy ra ở da đầu của trẻ sơ sinh, song cũng có thể xuất hiện ở vùng cổ, tai, mặt, các vùng nếp gấp da,… Do đó, cha mẹ cần kiểm tra tất cả các vùng da này trên cơ thể trẻ và điều trị nếu có dấu hiệu bệnh xuất hiện.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường tự hết khi trẻ lớn hơn
3.1. Điều trị viêm da tiết bã ở da đầu
Mảng bám viêm da tiết bã thường bám khá chắc trên da đầu của trẻ, đầu tiên cần dùng dầu khoáng hoặc dầu dành riêng cho bé để làm mềm chúng trước khi gội đầu vài giờ. Dùng riêng lược chải đầu lông mềm dành riêng cho bé để chải nhẹ nhàng hàng ngày, cách này giúp loại bỏ dần các vảy do viêm da tiết bã tạo thành.
Với viêm da tiết bã nhẹ, cách trên sẽ giúp loại bỏ dần dần đến khi các mảng bám da đầu biến mất hoàn toàn. Nếu không hiệu quả, có thể cho trẻ dùng các loại dầu gội trị viêm da tiết bã dành riêng cho trẻ sơ sinh chứa các chất như: selenium sulfide, pyrithione zinc,… hay dầu gội kháng nấm chứa ketoconazole.
Với trường hợp nặng hơn, các phương pháp trên không hiệu quả thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kê toa thuốc và tư vấn điều trị. Các loại thuốc điều trị viêm da tiết bã chứa corticoid bôi tại chỗ hoặc kháng sinh khi có nhiễm trùng cũng cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
3.2. Điều trị viêm da tiết bã ở các vùng da khác
Thường viêm da tiết bã ở các vùng da khác ngoài đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không quá nặng, có thể điều trị bằng các loại thuốc như:
-
Hydrocortisone 1% hay 2,5%.
-
Desonide 0.05%.
-
Thuốc chống nấm chứa Ketoconazole.
Các loại dầu gội trị gàu chứa acid salicylic không được sử dụng với trẻ sơ sinh bởi thành phần thuốc có thể hấp thụ qua da gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Nên dùng thuốc điều trị viêm da tiết bã ở trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Hầu hết trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 - 12 tháng tuổi, song nếu dùng thuốc và chăm sóc đúng cách triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất hơn. Một số bé viêm da tiết bã có thể kéo dài cho đến khi trẻ lớn hơn, lúc này cần dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu cần tư vấn thêm về bệnh viêm da tiết bã ở trẻ, hãy liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Các Bệnh Lý Về Da Của Trẻ Sơ Sinh
-
Những Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Tổng Hợp 15 Bệnh Về Da Em Bé Bố Mẹ Cần Phải Biết - Kids Plaza
-
7 Bệnh Da Thường Gặp Nhất ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách điều Trị
-
Bệnh Về Da ở Trẻ Sơ Sinh: Cách Nhận Biết, điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Các Bệnh Ngoài Da Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh
-
TTGDSK – NHỮNG BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH ...
-
Cách Xử Trí Các Bệnh Da ở Trẻ Sơ Sinh Thường Gặp
-
Các Bệnh Lý Về Da ở Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi Hay Gặp
-
Một Số Bệnh Viêm Da Thường Gặp ở Trẻ Và Cách Phòng Tránh
-
5 Bệnh Về Da Của Trẻ Hay Gặp Vào Mùa Hè Và Phòng Cách Phòng Tránh
-
Viêm Da Ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
-
Viêm Da Mủ ở Trẻ Sơ Sinh, Chớ Xem Thường! - ISofHcare
-
Trẻ Bị Viêm Da Cơ địa: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Tại Nhà
-
7 Bệnh Ngoài Da ở Trẻ Em Thường Gặp | Jio Health