Viêm đại Tràng Co Thắt: Nguyên Nhân - Triệu Chứng - Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Viêm đại tràng co thắt là bệnh tiêu hoá phổ biến, gây nhiều khó chịu cho người bệnh bởi những cơn đau quặn bụng, đi ngoài liên tục, ăn uống khó tiêu,… Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
5/5 - (979 bình chọn)- 1. Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?
- 2. Triệu chứng đại tràng co thắt thường gặp nhất
- 2.1. Đau bụng
- 2.2. Rối loạn đại tiện
- 2.3. Chướng bụng, đầy hơi
- 2.4. Triệu chứng toàn thân
- 3. Nguyên nhân khiến đại tràng co thắt
- 3.1. Rối loạn nhu động tiêu hóa
- 3.2. Tăng tính nhạy cảm của ruột
- 3.3. Yếu tố tâm lý
- 3.4. Ăn uống không khoa học
- 4. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng co thắt?
- 5. Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
- 6. Phương pháp nào chẩn đoán viêm đại tràng co thắt?
- 7. Phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả
- 7.1. Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống
- 7.2. Sử dụng thuốc Tây y
- – Thuốc giảm đau
- – Thuốc chống co thắt ruột
- – Thuốc điều trị tiêu chảy hoặc táo bón
- – Thuốc chống trầm cảm
- 7.3. “Tứ quân tử thang” – Bài thuốc cổ phương cải thiện viêm đại tràng co thắt
- 7.4. Phương pháp bấm huyệt chữa viêm đại tràng co thắt
- 7.4.1. Huyệt đại trường du
- 7.4.2. Huyệt tiểu trường du
- 7.4.3. Huyệt quan nguyên
- 7.5. Bài tập chữa viêm đại tràng co thắt hiệu quả
- 7.5.1. Nằm ngửa làm giãn cơ
- 7.5.2. Tập động tác với bụng
- 7.5.3. Bài tập cúi người
- 7.6. Sử dụng các mẹo tự nhiên giảm co thắt
- 7.7. Tham gia liệu pháp tâm lý
- 8. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Kết luận chung
- TPBVSK Đại tràng Tâm Bình – Hỗ trợ giảm viêm đại tràng co thắt
1. Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì?
Bệnh viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng ở đại tràng khiến nhu động ruột co bóp thất thường gây đau đớn dữ dội, thậm chí có thể sờ thấy cục cứng nổi lên dọc theo khung đại tràng. Bệnh còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng cơ năng,…
Bệnh thường gặp ở những người hay phải đối mặt với căng thẳng, stress, thói quen ăn uống thất thường,… Khi nội soi không tìm thấy tổn thương thực thể ở đường ruột, nhưng các triệu chứng vẫn xuất hiện thường xuyên, điển hình là những cơn đau quặn bụng kèm theo hiện tượng rối loạn đại tiện.
Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
2. Triệu chứng đại tràng co thắt thường gặp nhất
Biểu hiện viêm đại tràng co thắt giống với một số bệnh về đường tiêu hóa, do đó, rất nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, tính chất rối loạn cơ năng đã tạo nên những triệu chứng đặc trưng, cụ thể:
2.1. Đau bụng
Đây là nỗi ám ảnh của bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt với các biểu hiện:
- Xuất hiện cơn đau ở vùng bụng dưới rốn và hai bên mạn sườn.
- Đôi khi, người bệnh có thể sờ thấy nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái.
- Mức độ đau thay đổi từ âm ỉ đến quặn thắt, kèm theo hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi…
- Người bệnh có thể đau sau khi ăn thực phẩm lạ, đồ chua, cay, tái sống, hải sản…
- Khi căng thẳng, lo âu thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
Hầu hết các cơn đau bụng sẽ giảm sau khi xì hơi hoặc đi đại tiện, nhưng cũng có trường hợp người bệnh vừa đi ngoài xong đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác.
2.2. Rối loạn đại tiện
Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Phân thường có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát, lẫn chất nhầy kèm theo mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi xong vẫn muốn đi tiếp.
2.3. Chướng bụng, đầy hơi
Người bệnh thường có triệu chứng căng bụng, chướng hơi, ợ hơi, nhưng không có dấu hiệu đặc biệt khi thăm khám. Những biểu hiện này hay bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày.
2.4. Triệu chứng toàn thân
Viêm đại tràng co thắt kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Người bệnh có biểu hiện xanh xao, suy nhược, mệt mỏi, đau nhức đầu… Ngoài ra, khi đại tràng co thắt mạnh có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, khó thở, căng thẳng, mất ngủ, tim đập nhanh…
Người bệnh nội soi hay làm xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ tổn thương thực thể hoặc cấu trúc bất thường ở thành niêm mạc, chỉ có hình ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng.
3. Nguyên nhân khiến đại tràng co thắt
Hiện nay, vẫn chưa xác định nguyên nhân viêm đại tràng co thắt. Nhưng theo các chuyên gia, rối loạn nhu động ruột và tăng tính nhạy cảm của đại tràng là yếu tố hình thành căn bệnh này.
3.1. Rối loạn nhu động tiêu hóa
Thức ăn được vận chuyển và tiêu hóa là nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Đối với người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt, thời gian cũng như cường độ co bóp bị thay đổi, dẫn đến các triệu chứng như:
– Các cơn co thắt diễn ra mạnh và kéo dài: Hệ thống tiêu hóa không đủ thời gian để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ thức ăn. Lúc này, nhu động ruột co bóp liên tục để tống phân ra ngoài, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, phân sống, lỏng nát…
– Các cơn co thắt nhẹ và ngắn: Chất thải bị lưu lại ở đại tràng quá lâu do ruột giảm co bóp, phần lớn lượng nước được tái hấp thụ khiến phân trở nên cứng và khô, gây nên táo bón.
3.2. Tăng tính nhạy cảm của ruột
Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng có thể dẫn đến hội chứng viêm đại tràng co thắt. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ ở ổ bụng hay ăn phải đồ lạ, căng thẳng, thời tiết… cũng có thể gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài, đau bụng, đầy hơi…
3.3. Yếu tố tâm lý
Người hay lo âu, căng thẳng, gặp áp lực công việc và cuộc sống trong thời gian dài có khả năng mắc bệnh rất cao. Các yếu tố tâm lý này có thể làm thay đổi tính thấm của ruột, hệ miễn dịch và hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này dẫn đến sự phát triển của các triệu chứng viêm đại tràng co thắt.
Bên cạnh đấy, tình trạng đại tràng co thắt cũng tác động ngược lại, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo âu, trầm cảm…
3.4. Ăn uống không khoa học
Một số thực phẩm nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây ra phản ứng kích thích nhu động ruột như:
- Thức ăn có chứa vi khuẩn thương hàn, lỵ;
- Đồ uống chứa cồn (rượu, bia…),
- Chất kích thích (cà phê, thuốc lá…),
- Nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh (khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng…),
- Đồ chiên xào…
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không đúng cách: ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện, bỏ bữa… cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ruột. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết cơ thể cũng có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Nhiều bệnh nhân là nữ giới cũng cho biết, bệnh đại tràng co thắt trở nên nghiêm trọng hơn trong chu kỳ kinh nguyệt.
4. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng co thắt?
Nếu thuộc trong những đối tượng này, bạn có khả năng cao mắc bệnh viêm đại tràng co thắt:
- Độ tuổi: Bệnh thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi.
- Giới tính: Theo nghiên cứu thì nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 lần. Nguyên nhân bắt nguồn từ estrogen trước và sau kỳ mãn kinh sinh ra.
- Gia đình: Nếu thành viên nào trong gia đình mắc bệnh đường ruột thì nguy cơ cao bạn cũng bị bệnh.
- Chế độ ăn uống: Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học dễ bị bệnh.
- Tâm lý: Người thường xuyên lo âu, căng thẳng, áp lực công việc… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Để tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phương pháp phòng tránh hiệu quả.
5. Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
Bệnh không gây tổn thương thực thể ở đường ruột, nên không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, đại tràng co thắt có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu suất lao động, sinh hoạt và tâm lý người mắc.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng như:
– Suy nhược: Do cơn đau quặn bụng và đi ngoài không ổn định, người bệnh có thể mất nhiều năng lượng và dinh dưỡng. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt và khó tập trung.
– Sụt cân: Do ăn uống kém và tiêu chảy liên tục, người bệnh có thể giảm cân nhanh chóng và không rõ lý do.
– Thiếu máu: Do chảy máu trực tràng hoặc thiếu sắt do tiêu chảy kéo dài, người bệnh có thể thiếu máu. Thiếu máu có thể gây ra các triệu chứng như da xanh xao, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt…
– Bệnh trĩ: Do rối loạn nhu động ruột và phải rặn nhiều khi đi đại tiện, người bệnh có thể bị giãn nở các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Điều này gây ra các triệu chứng như sưng hậu môn, đau rát, chảy máu…
– Viêm nhiễm ở đường ruột: Do mất cân bằng của hệ vi sinh vật trong ruột già, người bệnh có thể dễ bị nhiễm khuẩn ở đường ruột.
– Biến đổi gen tế bào đại tràng: Do sự kích ứng liên tục của các yếu tố như căng thẳng, viêm nhiễm, chất gây hại trong thức ăn… người bệnh có thể bị biến đổi gen của tế bào đại tràng. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Ung thư đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị thành công
6. Phương pháp nào chẩn đoán viêm đại tràng co thắt?
Tùy vào biểu hiện cụ thể của từng người cùng với điều kiện trang thiết bị y tế, bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau để chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số viêm, thiếu máu, nhiễm khuẩn hoặc mất cân bằng điện giải.
- Xét nghiệm phân để phát hiện máu trong phân, vi khuẩn gây bệnh hoặc ký sinh trùng.
- Nội soi đại tràng để quan sát trực tiếp niêm mạc đại tràng có tổn thương hay không?
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm để kiểm tra các khối u, phình hoặc dãn đại tràng hoặc tắc ruột.
- Chụp X-quang khung đại tràng: Để quan sát hình dạng và kích thước của đại tràng, cũng như sự co bóp và chuyển động của ruột già.
7. Phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả
Viêm đại tràng co thắt có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay, chưa có phương pháp chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể cải thiện các cơn đau bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp sử dụng các loại thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh.
7.1. Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống
Bạn nên giảm căng thẳng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc:
Tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân, tăng khả năng miễn dịch và làm tăng sự chuyển động của ruột già.
Ngủ đủ giấc có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể.
Bạn nên ăn nhiều rau quả, chất xơ và uống nhiều nước để cải thiện nhu động ruột. Rau quả và chất xơ có thể giúp loại bỏ các chất gây hại cho ruột già và ngăn ngừa táo bón. Nước có thể giúp làm mềm phân.
Bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm gây kích ứng ruột như dầu mỡ, gia vị, cồn, nước ngọt có ga, thức ăn nhanh, đồ chiên xào… vì chúng có thể gây viêm nhiễm hoặc biến đổi gen của tế bào ruột già.
Nên ăn đúng giờ, nhỏ miệng và nhai kỹ để giúp tiêu hóa tốt hơn.
> Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì? Chuyên gia chia sẻ
7.2. Sử dụng thuốc Tây y
Người bị viêm đại tràng co thắt dùng thuốc gì? Sau khi thăm khám, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một hay nhiều loại thuốc Tây y chữa viêm đại tràng co thắt khác nhau. Mục đích của việc sử dụng thuốc tây là nhằm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt cấp tính. Một số thuốc thường được sử dụng như:
– Thuốc giảm đau
Có thể là các loại thuốc không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen… hoặc các loại thuốc khác như paracetamol, acetaminophen…
Thuốc giảm đau có thể giúp bạn làm dịu cơn đau quặn bụng do viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá liều hoặc quá lâu vì có thể gây ra các tác dụng phụ như loét dạ dày, suy gan, suy thận…
– Thuốc chống co thắt ruột
Có thể là các loại thuốc kháng cholinergic như hyoscine, dicyclomine… hoặc các loại thuốc khác như mebeverine, peppermint oil…
Giúp làm giảm sự co bóp thất thường của nhu động ruột và giảm đầy hơi và khó tiêu.
Tác dụng phụ: khô miệng, mất cân bằng thần kinh, rối loạn thị giác…
– Thuốc điều trị tiêu chảy hoặc táo bón
Có thể là các loại thuốc chống tiêu chảy như loperamid, diphenoxylate… hoặc các loại thuốc nhuận tràng như lactulose, bisacodyl…
Thuốc điều trị tiêu chảy hoặc táo bón giúp ổn định quá trình đại tiện và giảm cơn đau bụng.
Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khô miệng, mất nước…
– Thuốc chống trầm cảm
Có thể là các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) như fluoxetine, paroxetine…
Thuốc chống trầm cảm có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề tâm lý gây căng thẳng, lo âu, trầm cảm… và học cách quản lý cảm xúc. Loại thuốc này cũng có thể ảnh hưởng đến sự truyền thông của các dây thần kinh trong ruột già và làm giảm sự nhạy cảm của ruột.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, mất ngủ, khô miệng, rối loạn sinh lý, tăng cân…
Việc sử dụng thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể. Đặc biệt, đối với trường hợp viêm đại tràng co thắt ở trẻ em thì phải thận trọng trong việc sử dụng kháng sinh. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.
7.3. “Tứ quân tử thang” – Bài thuốc cổ phương cải thiện viêm đại tràng co thắt
Tứ quân tử thang là bài thuốc cổ phương nổi tiếng, được ghi trong cuốn “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương” có từ đời nhà Tống. Bài thuốc gồm 4 thành phần thảo dược chính là: Nhân sâm (Đảng sâm), Bạch truật, Phục linh, Cam thảo. Mỗi thành phần của bài thuốc này đều có công dụng riêng, thường dùng để chữa chứng tỳ vị khí hư, cụ thể:
Vị thuốc | Công dụng |
✅ Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) | ⭐ Tính ngọt ôn. ⭐ Kiện tỳ (một ngũ tạng theo Y học cổ truyền có chức năng tiêu hóa, hấp thu, vận chuyển nước, đồ ăn, ích dưỡng). ⭐ Là vị chủ dược trong bài thuốc. |
✅ Bạch truật | ⭐ Vị đắng, tính ôn. ⭐ Kiện tỳ táo thấp (bồi bổ hệ tiêu hóa, giúp điều trị các triệu chứng: nhạt miệng, kém ăn, đầy bụng, ỉa chảy…) |
✅ Bạch linh | ⭐ Vị ngọt nhạt. ⭐ Kết hợp với Bạch truật có tác dụng kiện tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị. |
✅ Cam thảo | ⭐ Vị ngọt, tính ôn. ⭐ Giúp bổ trung hòa vị |
7.4. Phương pháp bấm huyệt chữa viêm đại tràng co thắt
Bấm huyệt là phương pháp phòng và chữa bệnh được sử dụng phổ biến trong Đông y. Đối với người bị viêm đại tràng thì phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết, nâng cao khả năng hoạt động của đại tràng, đồng thời khắc phục triệu chứng của bệnh.
Phương pháp bấm huyệt được thực hiện trên 3 huyệt: Huyệt đại trường du, huyệt tiểu trường du, huyệt quan nguyên. Cách bấm huyệt như sau:
7.4.1. Huyệt đại trường du
Cách thực hiện: Bệnh nhân nằm sấp trên sàn, người bấm huyệt ở tư thế quỳ hơi chồm người lên phía trước ngay cạnh đùi người bệnh. Xác định huyệt đại trường du, hai bàn tay đặt ngang hông và giữ vị trí huyệt, sau đó lấy 2 ngón tay cái day ấn mạnh vào huyệt này.
7.4.2. Huyệt tiểu trường du
Cách thực hiện: Tư thế người bệnh và người bấm huyệt tương tự như với huyệt đại trường du. Hai tay ôm ngang hông người bệnh, xác định vị trí huyệt đúng, dùng ngón cái ấn mạnh huyệt rồi chuyển qua ấn vào huyệt đại trường du. Kết hợp massage vùng lưng và eo
7.4.3. Huyệt quan nguyên
Cách thực hiện: Người bệnh nằm ngửa trên sàn, người thầy thuốc quỳ ngang gối bệnh nhân. Đặt bàn tay chồng lên nhau ở vị trí huyệt quan nguyên, sao cho mũi tay hướng về phía rốn. Dùng lực đủ mạnh ấn sao cho vùng mỡ bụng ở huyệt này lõm xuống, đồng thời massage vùng bụng quanh rốn.
7.5. Bài tập chữa viêm đại tràng co thắt hiệu quả
Bên cạnh việc áp dụng phác đồ điều trị tây y hay đông y, người bệnh có thể tham khảo các bài tập tại nhà để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa được tốt hơn.
7.5.1. Nằm ngửa làm giãn cơ
– Tư thế nằm ngửa, chân duỗi thẳng và giữ nguyên tư thế cho tới khi hết đau.
– Thực hiện tư thế này mỗi khi có biểu hiện đau bụng.
– Tiếp tục thực hiện thêm 10 phút để cải thiện hệ tiêu hóa.
7.5.2. Tập động tác với bụng
– Nằm ngửa trên sàn tập, tư thế duỗi thẳng, đặt hai tay ra sau đầu.
– Từ từ đẩy gót chân lên cao, chống gối, lấy chân làm điểm tựa nâng phần người trên lên.
– Thực hiện bài tập và hít vào, thở ra đều.
7.5.3. Bài tập cúi người
– Đứng thẳng trên sàn, hai chân mở rộng bằng vai.
– Đưa hai tay lên trời, từ từ gập người xuống, cố gắng sao cho đầu gần chạm chân.
– Hai tay ôm lấy gót chân phía sau, giữ tư thế này trong 5-10 giây.
– Lặp lại động tác này 10 – 15 lần/ngày.
7.6. Sử dụng các mẹo tự nhiên giảm co thắt
Bạn có thể sử dụng một số phương pháp tự nhiên để làm dịu các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt, như xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ, uống trà bạc hà, trà gừng, trà hoa cúc… để giảm đầy hơi, khó tiêu.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại chất trợ sinh miễn dịch như immunecanmix, immunegamma, probiotic (vi sinh vật có lợi) để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm viêm.
Video đề xuất: Hướng dẫn xoa bụng giảm co thắt đại tràng
7.7. Tham gia liệu pháp tâm lý
Người bệnh có thể tham gia các liệu pháp tâm lý để giải quyết các vấn đề gây căng thẳng, lo âu, trầm cảm… và học cách quản lý cảm xúc.
Các liệu pháp tâm lý có thể bao gồm: liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp nhận thức dựa trên mindfulness (MBCT), liệu pháp tiếp xúc hiện tại (ACT), liệu pháp hỗ trợ nhóm…
Các liệu pháp này có thể giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, thái độ và hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa.
8. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Người bệnh đại tràng co thắt nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị khi xuất hiện những triệu chứng sau:
- Chảy máu trực tràng
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Tiêu chảy vào ban đêm thường xuyên
- Nôn không giải thích được
- Sụt cân nhanh và không rõ lý do
- Có sự thay đổi liên tục trong thói quen đi đại tiện
- Cơn đau dai dẳng không thuyên giảm dù có xì hơi hay đi tiêu
Kết luận chung
Viêm đại tràng co thắt tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Về lâu dài bệnh có thể gây ra các biến chứng như suy nhược, sụt cân, thiếu máu, bệnh trĩ, viêm nhiễm ở đường ruột, thậm chí là ung thư đại tràng.
Việc điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt cần kiên trì và kết hợp nhiều biện pháp như có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh; sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ định; áp dụng các cách hỗ trợ qua tập luyện, mẹo dân gian, liệu pháp tâm lý… để sớm ổn định đại tràng giúp người bệnh trở lại sinh hoạt bình thường.
Khi cần được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ 0343.44.66.99 để được giải đáp nhanh nhất.
TPBVSK Đại tràng Tâm Bình – Hỗ trợ giảm viêm đại tràng co thắt
Đại tràng Tâm Bình có sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược tinh hoa Y học cổ truyền trong công thức “Tứ quân tử thang” được bào chế theo công nghệ hiện đại ở dạng viên nang tiện dụng.
Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt như: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Đồng thời hỗ trợ kích thích tiêu hóa.
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Đại tràng Tâm Bình luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người mắc đại tràng. Sản phẩm đạt chứng nhận Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.
Không ngừng cải tiến sản phẩm, mang đến cho người dùng những sản phẩm ưu việt nhất, Dược phẩm Tâm Bình đã cho ra mắt Đại tràng Extra Tâm Bình. Sản phẩm kế thừa công thức Đại tràng Tâm Bình, bổ sung chất trợ sinh miễn dịch Immunecanmix và Nanocurcumin dạng lỏng, tăng tác dụng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.
Cả Đại tràng Tâm Bình và Đại tràng Extra Tâm Bình đều là Hàng Việt Nam chất lượng cao được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP về thuốc Y học cổ truyền.
XEM THÊM:
- Viêm đại tràng và viêm loét dạ dày khác nhau như thế nào?
- Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- 10+ sai lầm điều trị viêm đại tràng khiến bệnh mãi không dứt
Từ khóa » Các Triệu Chứng Bệnh đại Tràng Co Thắt
-
Bệnh Co Thắt đại Tràng | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Viêm đại Tràng Co Thắt Mạn Tính | Vinmec
-
Bệnh đại Tràng Co Thắt - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh
-
Viêm đại Tràng Co Thắt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
4+ Dấu Hiệu Viêm đại Tràng Co Thắt điển Hình Ai Cũng Cần Biết
-
Tổng Hợp 3+ Dấu Hiệu Bệnh đại Tràng Co Thắt, Bạn đã Biết? - ISofHcare
-
Phân Biệt Bệnh đại Tràng Co Thắt Và Viêm đại Tràng - ISofHcare
-
Thông Tin Từ A-Z Về Bệnh Viêm đại Tràng Co Thắt
-
Bệnh đại Tràng Co Thắt Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị
-
10 Cách Chữa đại Tràng Co Thắt Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả
-
Viêm đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phương Pháp điều Trị
-
Viêm đại Tràng Co Thắt: Nguy Cơ Của Người Hay Bị Stress - Hello Bacsi
-
Hiểu đúng Về Bệnh Viêm đại Tràng Co Thắt | TCI Hospital
-
Triệu Chứng Viêm đại Tràng Co Thắt Và Cách điều Trị Hiệu Quả