Viêm đại Tràng Co Thắt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
1. Triệu chứng viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng co thắt khá giống với một số bệnh đường tiêu hóa khác, nhất là viêm đại tràng. Có thể phân biệt bệnh với những triệu chứng đặc trưng như:
1.1. Bụng đau quặn thắt
Đại tràng co thắt gây nên những cơn đau bụng quặn thắt, kéo dài âm ỉ, có thể kèm theo triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, tâm trạng căng thẳng lo âu. Tình trạng này đặc biệt thường xuất hiện sau khi ăn món chua cay, hải sản, đồ sống. Triệu chứng thuyên giảm khi người bệnh xì hơi hoặc đi đại tiện.
Viêm đại tràng co thắt gây những cơn đau quặn bụng thường xuyên
1.2. Đại tiện thất thường
Bệnh nhân đại tràng co thắt có triệu chứng đại tiện thất thường thấy rõ như đi ngoài nhiều lần, táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Sau khi đi vệ sinh, bệnh nhân vẫn cảm thấy đau bụng và buồn đi tiếp. Phần đầu phân rắn, đuôi nát, có thể có chất nhầy và mùi hôi.
1.3. Bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thần kinh
Triệu chứng bệnh nặng và thường xuyên hơn nếu bệnh nhân thường xuyên căng thẳng, lo lắng. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa bệnh viêm Đại tràng co thắt và các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
1.4. Triệu chứng khác
Triệu chứng bệnh kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy nhược. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như: mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh,…
Mệt mỏi, stress làm bệnh viêm đại tràng co thắt thêm trầm trọng
Những triệu chứng sau cảnh báo tình trạng bệnh nghiêm trọng gồm:
- Chảy máu trực tràng.
- Tiêu chảy vào ban đêm.
- Khó nuốt thức ăn.
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên do.
- Nôn nhiều.
- Đi đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc nhiều ngày lại không đại tiện được.
- Đau bụng quặn thắt thường xuyên, cơn đau tăng không giảm dù đi ngoài hay xì hơi.
Khi gặp những triệu chứng này, bệnh nhân cần sớm tới thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị sớm.
2. Yếu tố nguy cơ gây viêm đại tràng co thắt
Hiện nay, y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh, song vẫn khoanh vùng được những yếu tố nguy cơ chính.
2.1. Nhu động tiêu hóa hoạt động kém
Nhu động ruột là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa, giúp co bóp trộn đều thức ăn và vận chuyển qua các bộ phận của đường tiêu hóa. Các nghiên cứu chỉ ra, người bị đại tràng co thắt có nhu động ruột bị thay đổi cường độ co bóp.
Nhu động ruột làm việc bất thường gây rối loạn tiêu hóa, cường độ co bóp nhanh gây triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng, nhưng nếu co bóp chậm làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn. Điều này khiến phân trở nên khô cứng, gây táo bón.
Rối loạn nhu động tiêu hóa gây viêm đại tràng co thắt
2.2. Yếu tố tâm lý
Tâm lý căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài là yếu tố hàng đầu dẫn tới viêm đại tràng co thắt và nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác. Tâm lý càng mất ổn định, áp lực stress tăng thì triệu chứng bệnh càng rõ ràng. Phân tích ảnh hưởng thấy, tâm lý tác động xấu đến dây thần kinh của hệ tiêu hóa, làm rối loạn hoạt động và gây bệnh.
Bên cạnh đó, stress căng thẳng khiến các tín hiệu giữa não và ruột phối hợp kém, gây những rối loạn của quá trình tiêu hóa. Điều này lí giải tại sao bệnh nhân đại tiện thất thường, lúc bị tiêu chảy, lúc bị táo bón.
2.3. Viêm ruột, nhiễm trùng
Ở người bị viêm đại tràng co thắt, hệ miễn dịch đường ruột cũng suy giảm. Nếu vi khuẩn, virus nhân cơ hội gây bệnh nhiễm trùng thì bệnh càng nguy hiểm. Triệu chứng thấy rõ của tình trạng này là tiêu chảy nặng kéo dài.
2.4. Ăn uống kém lành mạnh
Chế độ ăn uống kém lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Đồ ăn cay nóng.
- Thức ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản, thức ăn để lâu hoặc không đảm bảo vệ sinh.
- Bia, rượu, nước ngọt có ga và các chất kích thích khác.
- Sữa và chế phẩm từ sữa chứa lactose.
- Thói quen ăn nhanh, không nhai kĩ, thường xuyên bỏ bữa cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
Thường xuyên bỏ bữa gây nhiều bệnh đường tiêu hóa
2.5. Rối loạn nội tiết tố
Theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với đàn ông, nguyên nhân chủ yếu do thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hay tiền mãn kinh.
3. Đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
Đây là bệnh lành tính, không gây tổn thương thực thể đường ruột, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh kéo dài gây rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Những cơn đau thắt kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân.
Nên sớm khắc phục bệnh, loại bỏ hoặc hạn chế tối đa nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh không được điều trị có thể gây những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư đại tràng.
4. Phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả
Để kiểm soát triệu chứng, điều trị bệnh, nếu nhẹ thì bệnh nhân cần loại bỏ nguy cơ như: giảm căng thẳng, ăn uống hợp lí, sinh hoạt lành mạnh.
4.1. Tạo thói quen ăn uống hợp lý
Những thực phẩm giúp nhuận tràng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng được khuyến khích với bệnh nhân như:
- Bột yến mạch.
- Thịt, cá, trứng, sữa không chứa lactose.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nước ép trái cây cũng rất tốt.
- Sữa chua và thực phẩm giàu prebiotic giúp lợi khuẩn.
- Rau xanh và trái cây.
Những thực phẩm chứa Sorbitol, thức uống có cồn, thực phẩm khó tiêu hóa, thức ăn sẵn, nhiều dầu mỡ nên hạn chế tối đa.
Ngoài ra, nên ăn uống đúng bữa, đầy đủ dinh dưỡng, tránh bỏ bữa khiến bệnh thêm trầm trọng.
4.2. Giảm căng thẳng, stress
Có nhiều biện pháp giúp giảm stress, căng thẳng mỗi ngày để ngăn ngừa và giảm bệnh đại tràng co thắt như:
- Các bài tập thư giãn: Thiền, Yoga,…
- Tập hít thở sâu: vừa ổn định tâm lý vừa giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
- Tập thể dục mỗi ngày.
4.3. Điều trị bằng thuốc
Nếu triệu chứng bệnh nặng, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng như:
- Thuốc chống co thắt đại tràng: Làm giảm những cơn co thắt bụng.
- Thuốc nhuận tràng: giúp điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: giúp cho bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt do tâm lý căng thẳng, lo âu.
- Thuốc cầm tiêu chảy: là nhóm thuốc Actapulgite và Loperamid giúp làm chậm sự co bóp cơ ruột.
Khi triệu chứng bệnh trầm trọng, không thể can thiệp bằng thay đổi lối sống sinh hoạt thì cần dùng đến những dòng thuốc đặc trị để điều trị tiêu chảy nặng hoặc táo bón ở phụ nữ.
Nếu cần tư vấn, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt, hãy đặt lịch khám tại bệnh viện MEDLATEC
Điều trị đại tràng co thắt bằng thuốc không được khuyến khích vì có thể gây nhiều tác dụng phụ khác. Bệnh nhân cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt, hãy đặt lịch khám tại bệnh viện MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Từ khóa » Chướng Hơi đại Tràng
-
Đại Tràng đầy Hơi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Tốt Nhất
-
12 Mẹo đơn Giản Chữa đại Tràng đầy Hơi Tại Nhà
-
Đầy Hơi, Trướng Bụng Có Phải Viêm đại Tràng?
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý | Vinmec
-
Mẹo Chữa đầy Hơi, Chướng Bụng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nhận Biết Và điều Trị đầy Hơi Chướng Bụng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Chướng Bụng đầy Hơi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị 2022
-
Triệu Chứng Liên Quan đến Hơi - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh đại Tràng Co Thắt - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích - Bệnh Viện FV
-
Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Chướng Bụng đầy Hơi
-
Viêm đại Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phương Pháp điều Trị
-
Viêm đại Tràng Sigma - Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết - ISofHcare
-
"Viêm đại Tràng" Mạn Tính Và Những Hậu Quả Có Thể Xảy Ra