Viêm đường Hô Hấp Trên ở Trẻ: Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, các bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi… gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Một em bé dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần trong một năm, điều này khiến trẻ suy giảm sức khỏe, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi Hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết, các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ tăng cao theo chu kỳ hằng năm, đỉnh điểm vào tháng 9-12 khi thời tiết chuyển mùa. Ngoài yếu tố bệnh theo mùa, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng với diễn biến thất thường của các chỉ số ô nhiễm không khí cũng là yếu tố nguy cơ, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao.

bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Bệnh viêm đường hô hấp trên là gì?

Hệ hô hấp được xác định bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Chức năng của hệ hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Trong khi đó, chức năng của hệ hô hấp dưới là thực hiện các chức năng lọc và trao đổi khí.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, viêm đường hô hấp trên là tổng hợp nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa… Hệ hô hấp trên chính là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, nấm mốc… do đó cơ quan này vô cùng nhạy cảm và dễ mắc bệnh.

Thông thường, những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên là trẻ em, người cao tuổi, người bị bạch cầu, bị suy giảm miễn dịch… Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn thờ ơ và chủ quan với các biến chứng gây ra do viêm đường hô hấp trên vì nghĩ rằng đây là bệnh đơn giản, không đáng ngại. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các vấn đề như viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên

Bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra bởi virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi, khí độc. Trong đó, các tác nhân virus, vi khuẩn có thể kể đến là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm… Ban đầu, chúng thường khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó, sau đó biến chứng thành nhiễm vi khuẩn gây nên tình trạng viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng xâm nhập của một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trên như:

  • Tình trạng sức khỏe: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non,  trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
  • Môi trường sống: Người sống trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém. Trẻ nằm ở phòng có điều hòa với nhiệt độ thấp, khiến mũi họng thường bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao hơn khi thời tiết chuyển lạnh.

viêm đường hô hấp ở trẻ

Triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên thường rất đa dạng, chúng có thể là dấu hiệu đơn lẻ hoặc kết hợp của nhiều dấu hiệu như:

  • Sốt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn, thân nhiệt có thể tăng cao 39-40 độ C, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…
  • Ho: Ho là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, thông thường ho thường xuất hiện từng cơn, ho khan có đờm hoặc không đờm.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi chán ăn.
  • Khó thở: Đây là triệu chứng ít gặp, một khi đã gặp thì bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, nếu không chữa trị tốt, bệnh có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi.
  • Một số trẻ em bị viêm VA mãn tính kéo dài do trực khuẩn, có chất nhầy màu xanh ở mũi, trường hợp gây viêm xoang thường kèm theo triệu chứng đau đầu.

Biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên

Trẻ bị nhiễm bệnh đường hô hấp trên nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. “Biến chứng nặng đó là tình trạng bội nhiễm kéo theo các bệnh lý khác, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong do biến chứng viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp…”, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết thêm.

triệu chứng viêm đường hô hấp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, viêm đường hô hấp trên là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao so với các bệnh đường hô hấp khác. Hàng năm, thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên

Bác sĩ Trương Hữu Khanh lưu ý, khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá được mức độ bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Phụ huynh nên tiếp tục cho trẻ ăn, bú bình thường, nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và không nên ép trẻ. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, phụ huynh có thể làm sạch mũi bằng nước muối NaCl 0,9%.
  • Bổ sung nước: Nước rất quan trọng, phụ huynh cần bổ sung đủ nguồn nước giúp cơ thể bé mau khỏe mạnh.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.
  • Nếu trẻ bị sốt, nên cho trẻ nằm trong phòng mát, thường xuyên lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ ngay nếu sốt kéo dài không hạ.
  • Ngoài ra, nếu trẻ ho nhiều, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời:

  • Bé không ăn uống được hoặc không bú sữa.
  • Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực… đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên.
  • Trẻ sốt cao kéo dài từ 2 ngày.

Cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Chia sẻ về các phương pháp phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng: “Để bảo vệ sức khỏe cho bé, tránh các bệnh viêm đường hô hấp trên khi thời tiết chuyển mùa, bố mẹ cần lưu ý tạo môi trường sống thông thoáng cho bé. Cho trẻ uống nước nhiều, giữ ấm cơ thể và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.

Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, nhất là các loại vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như vắc xin Synflorix và Prevenar 13 phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết; vắc xin cúm phòng bệnh cúm mùa…Trường hợp trẻ mắc bệnh nên đưa đi khám, không nên tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh”.

Cho đến nay, tiêm vắc xin vẫn là phương pháp đơn giản, hiệu quả và kinh tế nhất để phòng các bệnh viêm đường hô hấp trên. Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC đang có đủ các loại vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp trên như:

  • Vắc xin phế cầu Synflorix (Bỉ): Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae, dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi – 5 tuổi.
  • Vắc xin phế cầu Prevenar 13 (Bỉ): Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae, dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, người trưởng thành và người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); lao phổi, tim mạch, tiểu đường…
  • Vắc xin cúm: Phòng bệnh cúm mùa, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Hiện VNVC đang có nhiều loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa.

Trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam đầu tư hệ thống kho lạnh GSP đạt chuẩn. Với dây chuyền lạnh Cold Chain hiện đại (kho bảo quản vắc xin, thiết bị vận chuyển chuyên dụng, tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng tại phòng tiêm) giúp đảm bảo vắc xin luôn được giữ ở nhiệt độ tiêu chuẩn 2-8 độ C, nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả khi sử dụng.

Ngoài ra, VNVC luôn đảm bảo an toàn tiêm chủng, đặt sức khỏe khách hàng lên hàng đầu. 100% khách hàng được khám sàng lọc miễn phí trước tiêm, 100% điều dưỡng có chứng chỉ an toàn tiêm chủng và đã qua khóa đào tạo về các kỹ năng tiêm chủng giúp người được tiêm, đặc biệt là trẻ nhỏ ít đau hơn. Tất cả khách hàng đến tiêm đều được theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm; dặn dò, cung cấp tài liệu về tiêm chủng trước khi ra về.

tiêm vaccine cho trẻ

Để đăng ký tiêm vắc xin phòng các bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 028 7102 6595, qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng trên toàn hệ thống.

Từ khóa » Viêm Hô Hấp Trên ở Trẻ 2 Tuổi