Viêm Hang Vị Dạ Dày Là Gì Và Những điều Bạn Nên Biết - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Viêm hang vị dạ dày là gì?
- Nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày
- Các biểu hiện nhận biết viêm hang vị dạ dày
- Chẩn đoán bệnh viêm hang vị dạ dày
- Phương pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày gây ra tình trạng đau rát khó chịu tại vùng bụng của bệnh nhân. Căn bệnh này có nhiều nguyên nhân, có thể do thuốc hoặc lạm dụng rượu bia. Nếu không điều trị, tình trạng này sẽ diễn tiến nặng hơn và có nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá hoặc ung thư. Vì vậy Cần phát hiện và điều trị sớm để tránh hậu quả về sau. Bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm hang vị dạ dày từ nguyên nhân đến cách điều trị.
Viêm hang vị dạ dày là gì?
Dạ dày của người có dạng hình chữ J. Viêm hang vị dạ dày là hiện tượng viêm tại phần dưới của dạ dày. Hang vị chính là phần nằm ngang của dạ dày tính từ bờ cong nhỏ của môn vị. Đây là nơi rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Đó cũng là nơi chứa đựng đồ ăn, nước uống và rất dễ bị viêm loét. Viêm hang vị có thể gặp ở tất cả mọi người. Nhưng người lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị tình trạng này hơn các lứa tuổi khác.
Nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày
Khi lớp niêm mạc dạ dày bị suy yếu, dịch tiêu hoá sẽ dễ dàng làm tổn thương và gây viêm hang vị dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày mỏng hoặc bị tổn thương sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm.
Một số yếu tố môi trường hoặc thói quen sống có thể tăng nguy cơ viêm dạ dày. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dạ dày, tải ngay ứng dụng YouMed.
Nhiễm khuẩn
Nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng có thể gây viêm dạ dày. Vi khuẩn phổ biến nhất gây ra bệnh này là Helicobacter pylori. Đó là một loại vi khuẩn gây nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn H. pylori thường lây từ người này sang người khác qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm.
Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau thông thường – chẳng hạn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen (Aleve, Anaprox) – có thể gây ra viêm hang vị dạ dày. Sử dụng các loại thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá nhiều các loại thuốc này có thể làm giảm những hợp chất giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày của bạn.
Tuổi tác
Người lớn tuổi có nguy cơ bị viêm hang vị dạ dày cao hơn vì niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần theo tuổi tác. Ngoài ra, người lớn tuổi có nhiều khả năng bị nhiễm H. pylori hoặc rối loạn tự miễn.
Lạm dụng rượu
Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày của bạn, khiến dạ dày của bạn dễ bị ảnh hưởng bởi dịch tiêu hóa. Sử dụng quá nhiều rượu bia dễ gây ra viêm dạ dày.
Căng thẳng
Căng thẳng nghiêm trọng do phẫu thuật lớn, chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây ra viêm tại dạ dày.
Ngoài ra bệnh viêm hang vị dạ dày cũng liên quan tới các bệnh lý khác như HIV / AIDS, bệnh Crohn và nhiễm ký sinh trùng.
Các biểu hiện nhận biết viêm hang vị dạ dày
Có thể bạn mắc phải viêm hang vị dạ dày nếu bạn có những triệu chứng sau:
- Đau rát vùng thượng vị (vùng bụng trên).
- Đau tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi ăn.
- Buồn nôn – ói mửa.
- Ợ hơi – đầy bụng trên sau khi ăn.
- Chán ăn.
- Khó tiêu.
Khi tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể:
- Tiêu phân đen.
- Nôn ra máu hoặc dịch có màu giống bã cà phê.
Tuy nhiên, căn bệnh này không phải lúc nào cũng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.
Các biến chứng
Nếu viêm hang vị dạ dày không được điều trị, có thể dẫn đến chảy máu dạ dày và loét. Một số dạng viêm dạ dày có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, đặc biệt là ở những người có niêm mạc dạ dày mỏng.
Do những biến chứng tiềm ẩn này, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh này.
Chẩn đoán bệnh viêm hang vị dạ dày
Sau khi nói chuyện với bác sĩ về tiền sử bệnh và các triệu chứng gần đây, có thể bạn sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm để xem thử mình có mắc viêm hang vị dạ dày hay không.
Các xét nghiệm tìm H. pylori
Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để xác định xem bạn có vi khuẩn H. pylori hay không. Tuỳ vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm phù hợp: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.
Sử dụng ống soi để kiểm tra hệ thống tiêu hóa trên của bạn (nội soi)
Trong quá trình nội soi, bác sĩ đưa một ống mềm (ống nội soi) xuống cổ họng và vào thực quản, dạ dày và ruột non của bạn. Bằng cách này, bác sĩ có thể tìm thấy các dấu hiệu viêm hang vị dạ dày.
Nếu phát hiện thấy một khu vực đáng ngờ, bác sĩ có thể lấy mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết cũng có thể tìm thấy H. pylori trong niêm mạc dạ dày của bạn.
Chụp X-quang hệ tiêu hóa trên của bạn
Tia X này tạo ra hình ảnh thực quản, dạ dày và ruột non của bạn lên phim để xác định các bất thường. Để thuận lợi cho chẩn đoán, bạn có thể cần nuốt một chất lỏng màu trắng (chứa bari) phủ lên đường tiêu hóa của bạn.
Phương pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày
Cách thức điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị viêm hang vị dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) hoặc lạm dụng rượu bia, bạn cần ngừng sử dụng để cải thiện vấn đề.
Trong đa số trường hợp, bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày:
Thuốc kháng sinh diệt H. pylori
Đối với H. pylori trong đường tiêu hóa, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân uống kháng sinh. Chẳng hạn như clarithromycin (Biaxin) và amoxicillin (Amoxil, Augmentin, những loại khác) hoặc metronidazole (Flagyl), để tiêu diệt vi khuẩn. Hãy nhớ uống đầy đủ đơn thuốc kháng sinh. Một đơn thuốc kháng sinh thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày.
Thuốc ngăn chặn sản xuất axit
Viêm hang vị dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn bởi axit. Thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit bằng cách ngăn chặn hoạt động của các bộ phận của tế bào tạo ra axit. Những loại thuốc này bao gồm thuốc theo toa và thuốc không kê đơn omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant) và pantoprazole (Protonix).
Sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài, đặc biệt ở liều cao, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Nếu bạn lo lắng về các vấn đề xương khớp, cần nói với bác sĩ để tìm ra phương án tối ưu.
Thuốc giảm sản xuất axit
Thuốc chẹn axit – còn được gọi là thuốc chẹn histamine – làm giảm lượng axit tiết ra vào đường tiêu hóa, giúp giảm đau do viêm dạ dày và làm lành niêm mạc dạ dày. Thuốc chẹn axit bao gồm famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet HB) và nizatidine (Axid AR).
Thuốc trung hòa axit trong dạ dày
Đơn thuốc của bạn có thể bao gồm một số loại thuốc trung hoà axit. Thuốc kháng axit trung hòa axit trong dạ dày và giúp giảm đau nhanh chóng. Tác dụng phụ của thuốc này bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy.
Viêm hang vị dạ dày là tình trạng viêm ở phần cuối của dạ dày. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này: nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc, lạm dụng rượu, tuổi già hoặc căng thẳng kéo dài. Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán như nội soi hoặc chụp X quang. Rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm như thuốc trung hoà axit hoặc kháng sinh. Bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị hiệu quả. Khi có các dấu hiệu bất thường như đau bụng nóng rát hoặc tiêu phân đen, bạn cần đến các phòng khám để điều trị đúng cách.
Từ khóa » Viêm Hang Vị Là Gì
-
Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Viêm Hang Vị Dạ Dày Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Viêm Hang Vị Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Xung Huyết Hang Vị Mức độ Vừa Là Gì? | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Viêm Hang Vị Dạ Dày: Cách điều Trị Và Phòng Tránh
-
Viêm Hang Vị Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Đấy Đủ Cách ...
-
Viêm Hang Vị Và Tất Cả Những điều Bạn Cần Biết
-
Viêm Hang Vị Dạ Dày: Nhận Biết Và Cách Chữa Khỏi An Toàn Nhất
-
Bệnh Viêm Hang Vị Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Viêm Hang Vị Dạ Dày Không Nên ăn Gì? - Sở Y Tế Bạc Liêu
-
Viêm Hang Vị Dạ Dày Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị
-
Viêm Hang Vị Dạ Dày – Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Viêm Hang Vị Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng & Cách Điều Trị Mới Nhất