Viêm Hang Vị Mãn Tính: 9 Dấu Hiệu, 5 Biến Chứng, 3 Cách Trị

Viêm hang vị mãn tính là bệnh tiến triển dần dần và kéo dài (thường trên 3 tháng). Khu trú tại vùng hang vị dạ dày, dần dẫn dẫn tới viêm hang vị dạ dày. Đây là căn bệnh không thể tự khỏi hoặc chữa khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên có thể sống chung với bệnh, giảm các triệu chứng bằng việc tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ là điều hết sức quan trọng với mọi bệnh nhân.

Hình ảnh vị trí viêm hang vị mãn tính
Hình ảnh vị trí viêm hang vị mãn tính

1. Nguyên nhân viêm hang vị mãn tính

Viêm hang vị mãn tính có 3 loại chính và nguyên nhân từng loại cũng khác nhau, cụ thể:

  • Type A (Autoimmune): Do tự miễn (một số yếu tố nội sinh trong bệnh Biermer, song chưa rõ )
  • Type B (Bacteria): Do vi khuẩn. Nguyên nhân gây viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori chiếm đến 70-80% số ca bệnh
  • Type C (Chemical): Do các thuốc và hóa chất (tác dụng phụ của thuốc giảm đau chống viêm: NSAIDs, corticoid)
vi khuẩn hp
Hp là nguyên nhân chủ yếu gây viêm hang vị mạn tính

Xem thêm:

  • Nguyên nhân và chẩn đoán viêm hang vị mức độ nhẹ và vừa
  • Viêm hang vị có vi khuẩn HP phải điều trị thế nào?

2. Triệu chứng viêm hang vị mãn tính

Triệu chứng lâm sàng

Viêm hang vị mãn tính thường không có dấu hiệu nhận biết đặc trưng, bệnh nhân chỉ có các rối loạn chức năng dạ dày tương tự rối loạn tiêu hóa, thường xảy ra sau bữa trưa. Bao gồm:

  • Nặng bụng, trướng bụng (kèm theo ợ hơi, ợ chua, đắng miệng vào buổi sáng, táo lỏng thất thường)
  • Nóng rát vùng thượng vị (thường gặp khi ăn hoặc sau ăn, rõ rệt hơn sau khi ăn đồ ăn cay nóng, chất kích thích. Sau khi ăn nhiều đồ mỡ xuất hiện cảm giác nóng rát có thể do trào ngược dịch mật vào hang vị dạ dày)
  • Đau vùng thượng vị (không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ tăng lên sau ăn (hhi khám đau khi ấn vào vùng thượng vị). Các cơn đau có thể kéo dài âm ỉ nhiều giờ hoặc cả ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
đau rát vùng thượng vị
Đau rát thượng vị và rối loạn tiêu hoá là các triệu chứng không điển hình của

Triệu chứng cận lâm sàng

  • X quang vị dạ dày: hình ảnh niêm mạc thô, không đều, nham nhở hình răng cưa
  • Nội soi hang vị: phát hiện được 4 thể viêm hang vị mãn tính bao gồm:
  • Viêm long hàng vị mãn tính: thấy niêm mạc xung huyết và phù nề, đôi khi xuất hiện lốm đốm
  • Viêm phì đại hang vị: Nếp niêm mạc thô, to (thể phì đại thực thụ), cần phân biệt với ung thư, polyp
  • Viêm dạ dày loét trợt: tổn thương niêm mạc hình tròn, nông, có bờ rõ
  • Viêm teo hang vị dạ dày: niêm mạc phẳng, không mượt. Về sau mất dần các nếp, teo và nhạt màu.
  • Sinh thiết niêm mạc hang vị dạ dày: Phát hiện được 2 thể là “viêm hang vị mãn tính thể nông” và “viêm hang vị mãn tính thể viêm teo niêm mạc”

3. Biến chứng của viêm hang vị mãn tính

  • Ung thư dạ dày: Tích tụ lâu ngày không được chữa trị bệnh sẽ chuyển dần sang tình trạng ngày một tệ. Ung thư là giai đoạn cuối không ai mong muốn vì đến trình trạng này khó chữa khỏi bệnh và đôi khi phải cắt bỏ một phần dạ dày để tránh chúng di căn sang bộ phận khác.
  • Xuất huyết tiêu hoá: Chảy máu đường tiêu hoá và các vết thương ngày càng lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bạn.
  • Viêm dạ dày tá tràng: Gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người bệnh. Dẫn đến các trường hợp như thủng dạ dày, xuất huyết, hẹp môn vị…
  • Viêm túi mật mạn tính: Liên tiếp có những cơn đau âm ỉ, đau vùng hạ sườn phải, sắc mặt nhợt nhạt, kén ăn… Tuy không nhưng kéo dài dai dẳng và tăng lên khi ăn chất béo.
  • Viêm tụy mạn tính: Các chức năng của tuỵ bị tổn thương nghiêm trọng do không được chữa trị bệnh hang vị trước đó. Chức năng nội và ngoại tiết bị ảnh hưởng sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Biến chứng ung thư dạ dày
Biến chứng ung thư dạ dày do viêm hang vị mãn tính

4. Khi nào nên đi khám tại bệnh viện

Nên đi khám tại các bệnh viện để chẩn đoán phát hiện bệnh viêm hang vị mãn tính nếu có các dấu hiệu sau:

  • Nghi ngờ xuất huyết tiêu hoá (nôn dính máu, đi ngoài phân đen mùi khắm)
  • Khi sốt cao trên 39 độ không rõ nguyên nhân.
  • Khó tiêu, rối loạn tiêu hoá triền miên, gầy và sút cân

5. Cách điều trị viêm hang vị mãn tính

5.1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau chọn lọc: có thể là NSAIDs, trong trường hợp đau quá nặng là Morphin.
  • Thuốc ức chế bơm tiết acid (PPI): Ngăn chặn lượng acid do dịch vị tiết ra quá lớn làm tổn thương niêm mạc dịch vị. Ức chế việc tiết acid thông qua ức chế hoạt động của tế bào sản sinh acid. Chúng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tấn công của acid dịch vị. Các loại thuốc gồm: Rabeprazole, Esomeprazole, Dexlansoprazole và Dexlansoprazole.
  • Thuốc giảm kích thích tiết acid (kháng histamin): Cơ chế giảm tiết acid dịch vị bằng việc ức chế thể histamin H2 (chất kích thích việc tiết acid làm tổn thương niêm mạc hạng vị). Các loại thuốc phổ biến như Ranitidine, Famotidine, Cimetidin, Nizatidine
  • Kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn HP: Các loại thuốc tiêu biểu gồm Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole. Các bác sĩ thường cho dùng kèm thuốc này với các loại thuốc khác để trị bệnh viêm xung huyết hang vị.
  • Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid): Cơ chế hoạt động là trung hòa lượng acid có trong dạ dày, giảm việc tiết acid từ bộ máy sản xuất acid. Một số loại thuốc thông dụng hiện nay gồm: Nhôm hydroxyd, Magie Hydroxyd, Calci Carbonat…
  • Thuốc bao phủ bảo vệ vết loét (bismuth): Thuốc có cơ chế bảo vệ phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhờ khả năng tạo tủa bao phủ chọn lọc lên các vết loét dạ dày. Với những phần niêm mạc khoẻ mạnh thuốc không tác động gì. Thuốc tiêu biểu: Bismuth subcitrat.
thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh để điều trị viêm hang vị mãn tính do vi khuẩn HP

Một số nhóm thuốc khác dùng kèm có thể gặp

  • Thuốc băng se niêm mạc (Dùng khi sử dụng Corticoid, Reserpin. Sử dụng thuốc Smecta, uống trước hoặc giữa bữa ăn)
  • Thuốc chống co thắt hang vị dạ dày (Gastrozepin uống trước bữa ăn, Atropin tiêm dưới da – chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ)
  • Thuốc điều trị các bệnh kết hợp nếu có (viêm răng miệng, viêm họng, giun sán,…) – cần thận trọng tương tác thuốc

5.2. Điều chỉnh chế độ ăn

  • Nhóm thực phẩm giảm tiết acid: Gừng, bánh mì, rau xanh, lòng trắng trứng, hải sản, thịt nạc, quả ít chua, nước chanh loãng pha mật ong…
  • Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc: nghệ, cháo, súp và sữa tách béo…
  • Nhóm thực phẩm chống viêm: chiết xuất tỏi, trà, mật ong, thực phẩm chứa tinh dầu, men vi sinh…
  • Nhóm thực phẩm kích thích tiêu hoá: Sữa chua, sữa chua uống, kim chi, sữa chua tiêu hoá…

5.3. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, thay vì bình thường bạn tập trung ăn bữa chính từ 2 – 3 bữa thì với người mắc bệnh viêm hang vị mãn tính, các bữa ăn có thể tăng lên từ 4 – 5 bữa/ ngày. Lượng thức ăn chia nhỏ để dạ dày dễ dàng co bóp và hấp thụ
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn thức ăn dễ tiêu và nấu chín: Không ăn thực phẩm còn sống và không rõ nguồn gốc. Ăn chậm nhai kỹ giúp thực phẩm được nhanh chóng hấp thụ vào cơ thể và hạn chế dạ dày làm việc quá nhiều.
  • Tránh các thực phẩm gây kích ứng: Loại bỏ khỏi thực đơn những chất này là việc làm tốt và cần thiết để quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt hơn.
  • Không uống rượu và chất kích thích: bia rượu, thuốc lá là những thực phẩm loại bỏ danh sách ăn uống mỗi ngày và trong suốt thời gian chữa bệnh chúng không hề tốt cho sức khỏe tí nào.
  • Chỉ sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ: Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị bệnh khác nhau. Bạn chỉ nên uống thuốc khi có sự chấp nhận của bác sĩ về tình trạng bệnh hiện tại để tránh những phản ứng phụ không mong muốn.

Xem thêm chi tiết: Bị viêm hang vị dạ dày nên ăn gì?

6. Phòng bệnh viêm hang vị mãn tính thế nào

  • Ngăn sự lây nhiễm của vi khuẩn HP: Nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh dạ dày và đường tiêu hoá. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh và cẩn trọng trong ăn uống là cách phòng bệnh tốt nhất.
  • Cẩn thận trong việc sử dụng thuốc giảm đau chống viêm: Các loại thuốc này chỉ có tác dụng nhất thời mà không mang tính dài hạn. Do đó, bạn muốn điều trị hoàn toàn bệnh thì cần theo dõi hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
  • Cần kiêng một số loại thực phẩm: Các nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe người bệnh như quá cay nóng hoặc quá chua đều cần hạn chế tối đa.

Viêm hang vị mãn tính là căn bệnh có thể kiểm soát được nếu bạn điều trị đúng phương pháp và thiết lập thói quen ăn uống tốt. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã có thể giúp bạn hoàn thiện quy trình điều trị bệnh của mình tốt nhất.

Từ khóa » Viêm Hang Vị Dạ Dày Có Chữa Khỏi được Không