Viêm Họng Đau Tai (Trái, Phải) Là Bị Gì? Cách Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Cách điều trị
Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Cách điều trị
Đặt lịch
Viêm họng đau tai là tình trạng khá phổ biến, khởi phát do nhiều nguyên nhân. Nếu người bệnh chỉ gặp các triệu chứng viêm họng bình thường có thể trị khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, trường hợp bệnh kèm theo dấu hiệu đau nhức tai trái, phải thì không nên chủ quan. Bởi, tình trạng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề nguy hiểm.
Viêm họng đau tai trái, phải là bị gì? Dấu hiệu nhận biết
Viêm họng kèm theo tình trạng đau tai trái, phải là hiện tượng khá phổ biến. Người ta cho rằng, đây là biến chứng mà bệnh viêm họng gây ra. Nhất là khi tình trạng viêm họng kéo dài không có biện pháp can thiệp phù hợp. Lúc này, vùng viêm nhiễm từ khoang họng lan dần ra những vùng lân cận, trong đó có tai, gây nên tình trạng viêm tai giữa là điều dễ hiểu.
Bộ 3 tai – mũi – họng là các cơ quan thông nhau. Chính vì thế, khi một vị trí bị viêm nhiễm sẽ rất dễ khiến hai bộ phận còn lại bị ảnh hưởng. Bệnh viêm họng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, cụ thể như:
- Cổ họng xuất hiện các cơn đau rát khó chịu. Khởi phát đau nhẹ dần dần chuyển sang dữ dội.
- Cổ họng bị khô, vì thế mà tình trạng đau rát ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Khàn tiếng, khó nuốt thức ăn, nước uống, thậm chí nuốt nước bọt cũng khó khăn.
- Cổ họng quan sát thấy được tình trạng đỏ, tấy, amidan bị sưng.
- Hàm và các tuyến ở cổ có dấu hiệu bị sưng, xuất hiện mảng bám màu trắng trên amidan.
Kèm theo những dấu hiệu cơ bản của viêm họng, người bệnh lúc này còn có những dấu hiệu đau tai như:
- Tai đau âm ỉ, liên tục, xuất hiện bên tai trái, phải hoặc ở cả hai tai.
- Nghẹt tai khó chịu, cảm giác như tai có vật gì cản, đầy ở bên trong.
- Tai chảy dịch, xuất hiện âm thanh lạ.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác kèm theo. Nhiều trường hợp, bệnh nhân viêm họng bị đau tai trái, phải còn kèm theo cả hiện tượng đau đầu, sốt kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi.
Tham khảo thêm: Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?
Viêm họng đau tai là do đâu?
Tình trạng viêm họng, đau họng, đau tai có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây được cho là các nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, bạn đọc có thể tham khảo:
Do dị ứng
Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng dị ứng. Đặc biệt phổ biến đối với người có cơ địa dễ kích ứng. Cụ thể, phấn hoa, lông thú nuôi, bụi bẩn,…đi vào mũi kích hoạt phản ứng dị ứng tự nhiên. Điều này khiến cho tình trạng viêm đi dọc từ màng nhầy đến khoang mũi và tai.
Lúc này, chất nhầy dư thừa tích tụ chuyển xuống cuống họng hay còn gọi là tình trạng chảy dịch mũi sau, gây nên chứng đau họng. Tình trạng viêm có thể kéo theo hiện tượng tai bị tắc nghẽn, bởi vì chất nhầy không có đường thoát ra ngoài. Cơn đau tai từ đó bắt đầu khởi phát khi áp lực trong tai tăng dần lên.
Bên cạnh triệu chứng viêm họng, đau họng, đau tai, người bị dị ứng còn có thể kèm theo các triệu chứng khác. Chẳng hạn như liên tục hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, mắt bị ngứa, chảy nước mắt,…
Viêm amidan
Viêm amidan là bệnh hình thành khi amidan trong cổ họng bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây hại. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng khá phổ biến với trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu. Khi mắc bệnh, amidan bị sưng tấy, dẫn đến người bệnh bị đau họng khó chịu. Bên cạnh đó, viêm amidan còn gây ra các vấn đề khác như:
- Đau tai, đau họng khi nuốt thức ăn.
- Hạch bạch huyết ở cổ bị sưng.
- Amidan có mảng trắng, vàng phủ lên.
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đơn nhân là tên gọi của căn bệnh truyền nhiễm hình thành bởi sự xâm nhập của virus vào cơ thể con người. Thông thường, bệnh xuất hiện nhiều ở đối tượng thanh thiếu niên. Thời gian hành bệnh có thể kéo dài trong vài tuần. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Cổ họng bị đau nhức, kèm theo đó là hạch bạch huyết cổ, nách, háng có dấu hiệu sưng to.
- Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp đau nhức khó chịu.
- Đau tai, ù tai.
Tham khảo thêm: Mẹo chữa viêm họng bằng cây lá bỏng bạn nên biết
Viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn được xếp vào dạng bệnh truyền nhiễm. Hình thành bởi sự xâm nhập của vi khuẩn streptococcus. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau họng dữ dội, trường hợp không điều trị sớm bệnh có thể chuyển biến nặng khá nhanh chóng.
Một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ở cổ họng có thể lan dần lên ống eustachian và tai giữa khiến tai cũng bị nhiễm trùng theo. Khi đó, người bệnh sẽ gặp các vấn đề như: amidan bị phủ bởi màng màu trắng, có mủ; vòm miệng quan sát thấy có các đốm nhỏ màu đỏ; nhiệt độ cơ thể tăng cao; sưng hạch bạch huyết ở cổ; đau tai.
Trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản có thể làm cho người bệnh bị đau họng, đau tai. Đặc biệt, triệu chứng mà bệnh gây ra càng nghiêm trọng nếu người bệnh thực hiện tư thế cúi gập người, nằm sau khi ăn. Có thể nhận biết bệnh thông qua tình trạng ợ nóng khó chịu ở cổ.
Ngoài ra, khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh còn xuất hiện những biểu hiện khác kèm theo như: miệng có vị chua, thức ăn, chất lỏng, dịch mật từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khó tiêu hóa. Không những thế, cổ họng người bệnh còn bị đau rát dữ dội, giọng khàn, cảm giác có vật cản bên trong, tai trái, phải đau nhức.
Viêm xoang mãn tính
Viêm xoang mãn tính hình thành nếu trong hốc xoang xảy ra tình trạng viêm trong thời gian dài (lâu hơn 12 tuần) mặc dù đang được điều trị. Bệnh gây ra hiện tượng dịch nhầy không thoát ra ngoài, tích tụ làm mặt bị sưng, đau. Triệu chứng nhận biết như:
- Dịch nhầy có mài sắt bất thường, chất đặc.
- Mũi bị nghẹt, đau họng, đau tai.
- Răng hàm trên bị đau, hôi miệng, ho.
Tiếp xúc với chất kích ứng
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, viêm họng đau tai có thể hình thành trong trường hợp người bệnh hít khói thuốc lá hoặc tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài. Khi đó, mắt, mũi, miệng sẽ bị kích ứng, gây nên tình trạng đau họng kèm theo tai bị nhức nhối khó chịu.
Những chất có thể làm cơ thể bị kích ứng như: Khói thuốc lá, clo, mạt cưa, bụi gỗ, chất tẩy rửa, xi măng,…Để hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn nên tránh để cơ thể tiếp xúc những thành phần gây kích ứng đã nêu.
Tham khảo thêm: Mẹo chữa viêm họng tuyệt bằng hành tây bạn nên biết
Rối loạn khớp thái dương hàm
Tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm có thể là một trong những nguyên nhân gây đau họng kèm theo đau tai. Ngoài triệu chứng đau nhức, chứng bệnh này còn làm rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm khiến người bệnh khó khăn trong việc điều khiển các chuyển động của hàm.
Đặc biệt phổ biến đối với những trường hợp người bệnh có thói quen nghiến răng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nguyên nhân gây nên tình trạng này vẫn chưa được làm rõ. Người bệnh có thể nhận biết thông qua dấu hiệu viêm họng đau tai, ngoài ra còn có các hiện tượng khác như:
- Đau hàm, sau đó lan dần xuống tới cổ.
- Đau đầu thường xuyên, mặt cũng có cảm giác nhức mỏi.
- Khi cử động hàm, tai có thể nghe thấy các âm thanh lạ.
- Một số trường hợp người bệnh còn đau và ù tai khó chịu.
Nhiễm trùng hoặc áp xe răng
Hiện tượng áp xe răng hình thành do túi mủ ở các bộ phận của răng bị nhiễm khuẩn. Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ có những cơn đau xung quanh hàm, sau đó lan rộng ra đến tai. Lúc này, các hạch bạch huyết ở cổ cũng có xu hướng bị sưng, đau kèm theo. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện cùng lúc như:
- Người bệnh nhạy cảm với những thức uống nóng, lạnh.
- Khi nhai và nuốt đau có cảm giác đau nhức.
- Má và mặt bị sưng, nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường.
Trên đây được cho là những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng đau tai phổ biến. Nếu cơ thể gặp phải những triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn và điều trị. Tránh trường hợp ủ bệnh khiến chúng biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Viêm họng đau tai có nguy hiểm không?
Các chuyên gia trong lĩnh vực tai, mũi, họng xem tình trạng viêm họng đau tai là một trong những trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể chữa khỏi được hoàn toàn trong 3 – 4 ngày. Chỉ khi người bệnh không chịu điều trị, về lâu dài có thể khiến bệnh chuyển sang mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp.
Dưới đây là một số hệ lụy khi người bệnh viêm họng đau tai chuyển sang giai đoạn nặng:
- Viêm tai giữa: Tình trạng viêm họng kéo dài kèm theo đau tai trái, phải có thể biến chứng sang bệnh viêm tai giữa. Lúc này, người bệnh sẽ bị ù tai, thậm chí các dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng gây nên tình trạng khó nghe, đau đầu. Viêm tai giữa không được điều trị sẽ khiến tai xương chũm. Người bệnh khi đó phải phẫu thuật nếu không muốn biến chứng càng trầm trọng hơn.
- Viêm phổi, thanh quản, xoang: Những cơ quan này sẽ bị vi khuẩn, virus lây lan. Đường hô hấp lúc này sẽ bị đe dọa nguy hiểm. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ bị viêm phế quản. Bệnh trở nặng, người bệnh sẽ bị viêm phổi, áp xe,…nguy hại tính mạng.
- Nhiễm trùng máu: Nếu bệnh nhân không can thiệp, điều trị chứng viêm họng đau tai, lâu dần có thể gây nhiễm trùng máu. Lúc này, các cơ quan nội tạng bắt đầu bị tổn thương, người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe, tính mạng.
- Ung thư vòm họng: Khi bị viêm họng, đau tai không nên chủ quan. Bởi, nếu bệnh không được khắc phục sớm có thể biến chứng khiến họng sưng to, xuất hiện nhiều đờm, người bệnh còn có nguy cơ ho ra máu,…Đặc biệt, tình trạng này còn kéo theo chứng ung thư vòm họng, nguy cơ tử vong là rất cao.
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe con người. Do đó, bạn không nên chủ quan khi viêm họng kèm theo triệu chứng đau tai. Khi có những dấu hiệu bất ổn, cần có biện pháp điều trị cho phù hợp để tránh những nguy cơ không mong muốn xảy ra.
Tham khảo thêm: 10 bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính hiệu quả
Khi nào nên đến gặp bác sĩ nếu bị viêm họng kèm theo đau tai?
Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, khi bạn có những biểu hiện bất thường nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị sớm. Trường hợp ho và đau họng nhẹ có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc tại nhà. Những trường hợp bắt buộc phải tiến hành thăm khám, khi:
- Ho kéo dài không dứt, có đờm nhiều khi lẫn máu.
- Tai bị ù, nghe không rõ, đau, chảy dịch có lẫn mủ hoặc máu ở tai.
- Sốt cao, cổ sưng áp dụng các phương pháp khắc phục tại nhà nhưng không hiệu quả.
- Cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược.
Chẩn đoán tình trạng viêm họng đau tai
Khi đến gặp bác sĩ, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp kiểm tra, xét nghiệm để nhận biết bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và giúp người bệnh theo dõi chỉ số của cơ thể. Một số phương pháp xét nghiệm sẽ thực hiện kiểm tra tai, cổ họng xem có phát hiện ra tình trạng nhiễm trùng hoặc có sưng hạch không.
Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, bạn có thể được bác sĩ lấy mẫu kiểm tra. Để chẩn đoán chính xác, một số xét nghiệm khác cũng sẽ được tiến hành song song như:
- Xét nghiệm máu, nội soi mũi họng.
- Đo nhĩ lượng kiểm tra tai giữa.
- Nội soi thanh quản.
- Kiểm tra trào ngược axit.
Cách điều trị viêm họng đau tai hiệu quả
Để điều trị tình trạng viêm họng đau tai hiệu quả, người bệnh phải loại bỏ những tác nhân gây bệnh, đồng thời tiêu viêm và khắc phục triệu chứng. Có nhiều phương pháp cải thiện chứng bệnh này, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý của mỗi người để lựa chọn cách thức phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số hướng điều trị sau đây:
Điều trị viêm họng đau tai bằng Đông y
Nguyên tắc điều trị theo Đông y sẽ đi từ căn nguyên bệnh để giải quyết vấn đề. Phương pháp này còn giúp tăng cường sức khỏe cho ngũ tạng, cải thiện hệ miễn dịch để phòng ngừa tình trạng bệnh tái đi tái lại.
Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng trong việc lựa chọn địa chỉ cắt thuốc. Để an toàn bạn nên tìm đến những đơn vị uy tín trong lĩnh vực khám chữa bệnh theo YHCT.
Điều trị bằng thuốc Tây
Giai đoạn bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tân dược điều trị. Các thuốc có thể kể đến như:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng chống lại sự gây hại của vi khuẩn, loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể người bệnh. Một số loại như amoxicillin, penicillin, erythromycin,…
- Thuốc giảm sưng, giảm đau họng, tai: Thuốc có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây bệnh trú ngụ tại khu vực họng, tai. Có thể kể đến như thuốc cảm aleve, thuốc chống viêm các loại ibuprofen, diclofenac,dexamethason,…
- Thuốc hạ sốt: Loại này chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, phù hợp nhất là lúc bệnh mới khởi phát. Các loại như paracetamol, panadol, aspirin,…Người bệnh có thể sử dụng dạng sủi hoặc viên nén để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, đặc biệt khắc phục tình trạng đau đầu, mệt mỏi.
- Siro, viên ngậm trị ho: Những loại này có chứa tinh chất bạc hà, chanh, hoặc các vị thuốc từ Đông y có tác dụng kháng viêm, giảm đau họng, giảm ho,… Người bệnh còn được chỉ định sử dụng thêm một số vitamin kèm theo để tăng cường sức đề kháng, phục hồi cơ thể.
Tuy có tác dụng nhanh nhưng thuốc tân dược cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên sử dụng theo toa của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý mua và sử dụng. Việc uống quá liều, sai thuốc có thể gây ra kích ứng hoặc khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng, khó chữa.
Tham khảo thêm: Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng hiệu quả nhanh & lưu ý
Mẹo chữa dân gian giảm viêm họng, đau tai
Ngoài biện pháp sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dân gian để khắc phục tình trạng viêm họng đau tai khi bệnh mới khởi phát. Cách làm này ít gây ra tác dụng phụ, giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị. Các nguyên liệu thiên nhiên có thể được tận dụng như:
– Sử dụng mật ong giảm đau họng, đau tai
Mật ong là một trong những nguyên liệu thiên nhiên mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Đặc biệt, nó được sử dụng nhiều trong việc khắc phục các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Mật ong vốn có vị ngọt tự nhiên, tính ấm, giúp chống viêm, kháng khuẩn, đẩy lùi những triệu chứng khó chịu cho người bệnh, thúc đẩy vết thương niêm mạc nhanh chóng hồi phục.
Bạn có thể sử dụng mật ong để pha nước uống mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng viêm họng. Không những thế, sau một thời gian sử dụng sức đề kháng của cơ thể cũng được cải thiện, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Sử dụng theo các cách phổ biến sau đây:
Cách thứ 1: Uống trà gừng + mật ong:
- Lấy một củ gừng tươi, rửa sạch, thái mỏng.
- Sau đó lấy vài lát gừng hãm với nước sôi.
- Sau 10 – 15 phút, cho thêm một ít mật ong khuấy đều và thưởng thức.
- Mỗi ngày uống 2 cốc giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Cách thứ 2: Uống mật ong và nước cốt chanh:
- Khuấy một ít mật ong với nước ấm.
- Sau đó vắt vào ly nước mật ong nước cốt của ½ quả chanh.
- Uống khi nước còn ấm, có thể uống vào bữa sáng để tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng viêm họng đau tai.
Cách thứ 3: Ngâm tỏi vào mật ong:
- Bóc vỏ tỏi tươi, có thể thái mỏng hoặc đập dập tỏi.
- Sau đó, xếp hết số tỏi vừa sơ chế vào một lọ thủy tinh.
- Đổ đầy mật ong vào bên trong, đậy nắp kín lại và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
- Sau 2 tuần có thể lấy ra sử dụng.
- Mỗi ngày ăn tỏi và mật ong khoảng 4 – 5 tép, triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng đau tai gây ra sẽ cải thiện đáng kể.
– Giảm đau họng đau tai với lá hẹ
Bên cạnh mật ong, hẹ cũng là một trong những nguyên liệu có tác dụng cải thiện tình trạng viêm họng, đau tai được nhiều người sử dụng. Trong hẹ có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Người bệnh có thể sử dụng lá hẹ theo các cách như:
Cách thứ 1: Uống nước lá hẹ chữa viêm tai:
- Sử dụng khoảng 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch.
- Giã nát lá hẹ vắt lấy nước cốt.
- Nhỏ 2 – 3 nước lá hẹ vào tai để giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm.
- Thực hiện biện pháp này liên tiếp từ 5 – 7 ngày.
Cách thứ 2: Kết hợp lá hẹ cùng với đường phèn:
- Sử dụng lá hẹ tươi cùng với đường phèn.
- Lá hẹ rửa sạch, cắt thành từng đoạn vừa phải.
- Sau đó cho hẹ vào một cái bát, thêm đường phèn vào và tiến hành hấp cách thủy.
- Sau 15 phút tắt bếp, lấy lá hẹ ra ăn và uống hết nước.
- Thực hiện trong khoảng 1 tuần để cảm nhận sự thay đổi tích cực của cơ thể.
Mẹo chữa dân gian có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng viêm họng đau tai. Tuy nhiên, phương pháp này phù hợp cho tình trạng bệnh mới khỏi phát, giai đoạn nhẹ. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng cần có sự can thiệp chuyên sâu hơn. Lúc này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm: Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện?
Chăm sóc và phòng ngừa chứng viêm họng đau tai
Để tình trạng viêm họng đau tai nhanh chóng được khắc phục, bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, các chất như chất xơ, omega 3, đạm cũng rất quan trọng. Bạn có thể bổ sung qua trái cây tươi, rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa,…
- Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm đường thở, bảo vệ tai, mũi, họng.
- Tránh tổn thương vùng họng, hạn chế cười nói to liên tục.
- Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể, trung bình mỗi người nên nạp 1,5 lít cho đến 2 lít nước mỗi ngày. Việc này giúp duy trì các hoạt động của cơ thể, tăng cường trao đổi chất. Uống nước ấm vào buổi sáng, hạn chế sử dụng nước đá lạnh.
- Vệ sinh tai, mũi hàng ngày, súc miệng bằng nước muối pha loãng để tránh vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ gây hại.
- Hạn chế tắm khuya, nhất là những khi thời tiết thay đổi. Trong lúc tắm tránh tình trạng để nước lọt vào tai.
- Bổ sung vitamin C bằng nước cam, chanh hoặc viên sủi. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, tuy nhiên tránh tình trạng uống quá chua có thể khiến cổ họng bị kích ứng.
- Nếu đang bị đau họng, viêm họng nên lựa chọn thức ăn với dạng mềm, dễ nuốt, tránh ăn những loại cứng gây áp lực cho cổ họng.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng sử dụng hoặc lạm dụng quá mức thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ hoặc khiến cơ thể nhờn thuốc.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay khi tiếp xúc với người xung quanh, tránh tình trạng lây lan vi khuẩn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể chịu nhiều áp lực, stress trong thời gian dài.
- Dành thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao vừa sức đề nâng cao sức khỏe, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Tình trạng viêm họng đau tai giai đoạn khởi phát nếu được phát hiện và điều trị có thể chữa khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh chủ quan khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng, khó khắc phục. Chính vì thế, khi cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Tránh ủ bệnh lâu ngày khiến cơ thể phải đối mặt với những nguy cơ không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
- 10 bài thuốc đông y trị viêm họng hiệu quả nhất & lưu ý
- Bị đau họng nên ăn trái cây gì giảm nhanh triệu chứng?
Từ khóa » đau Tai Trái
-
Đau Tai Trái Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Đau Nhói Trong Tai Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Đau Tai Có Phải Là Bệnh Không? * Hồng Ngọc Hospital
-
Đau Nhói Trong Tai, Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Tai Bị đau Nhức Bên Trong: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục?
-
Đau Nhức Tai Trái Là Mắc Bệnh Lý Gì? Cải Thiện Bằng Cách Nào?
-
ĐAU TAI - CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
-
Nhức Tai Trái Kèm đau đầu Nhẹ Bên Trái Là Bị Làm Sao? | Vinmec
-
Đau Nhức Tai Là Bệnh Gì? Có Phải Dấu Hiệu Nguy Hiểm?
-
Đau Nhói Trong Tai Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Như ...
-
Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?
-
Nuốt Nước Bọt đau Họng Và Tai Bên Trái Là Bệnh Gì? Biện Pháp Giảm ...
-
Đau Tai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị.
-
(đau Tai) - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ù Tai Trái Cảnh Báo Bạn đang Mắc Các Bệnh Nung Nấu Từ Lâu
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị đau Nhức Tai Khi Nuốt Nước Bọt
-
Xử Lý Bệnh đau Tai Và Tai Nhiểm Khuẩn