Viêm Họng đỏ Là Gì? Cách điều Trị Viêm Họng đỏ Hiệu Quả - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Viêm họng đỏ là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng và sưng huyết đỏ. Người mắc viêm họng đỏ thường cảm thấy khó chịu và đau rát. Viêm họng đỏ thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn phải điều trị và phòng ngừa đúng cách. Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chữa bệnh viêm họng đỏ như thế nào? Mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- Viêm họng đỏ là gì?
- Triệu chứng của bệnh
- Viêm họng đỏ có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân gây ra bệnh
- Nguyên nhân chính
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ quan
- Cách điều trị viêm họng đỏ tại nhà
- Sử dụng thuốc
- Chủ động chăm sóc cơ thể đúng cách
- Làm thế nào để phòng tránh viêm họng đỏ?
Viêm họng đỏ là gì?
Viêm họng đỏ là tình trạng viêm niêm mạc họng ở thể cấp tính, thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm họng đỏ nếu không được điều trị sẽ làm cho bệnh ngày càng tồi tệ hơn, gây ra các biến chứng như suy thận hoặc bị thấp khớp.
Theo thống kê, trẻ em được đánh giá là đối tượng có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhưng viêm họng đỏ cũng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Viêm họng đỏ có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng với viêm amidan, viêm VA, cúm… Nếu như xuất hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm họng đỏ, người bệnh phải nhanh chóng đến khám bác sĩ để được kiểm tra và xét nghiệm (1).
Viêm họng đỏ là dạng biến thể điển hình của viêm họng cấp do sự tấn công của các virus, vi khuẩn.
Triệu chứng của bệnh
Dấu hiệu của bệnh viêm họng đỏ bao gồm các triệu chứng cơ bản như sau:
- Bắt đầu sốt cao đột ngột, lên đến 39-40 độ C, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, kén ăn mất ngủ.
- Cổ họng bắt đầu đau rát dần dần và cảm giác đau nhói tăng lên khi ăn uống, trò chuyện. Xuất hiện cơn đau ở tai, tình trạng khó nuốt và đau nhức khi ho.
- Các vấn đề xuất hiện ở thanh quản : ho khan và khàn tiếng nhẹ.
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Buồn nôn hoặc nôn (thường xuất hiện ở trẻ nhỏ)
- Xuất hiện các đốm trắng ở cổ họng cùng với các đốm đỏ, nhỏ trên khu vực xung quanh vòm họng
- Xuất hiện hạch ở cổ, có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt hoặc thông qua sờ nắn.
- Amidan đỏ và sưng to, đôi khi có những mảng trắng hoặc vệt mủ phủ trên bề mặt amidan hoặc trên miệng các hốc.
Xem thêm: Viêm họng có lây không? Cách phòng ngừa viêm họng
Viêm họng đỏ có nguy hiểm không?
Viêm họng đỏ ở giai đoạn cấp tính chỉ xuất hiện các dấu hiệu khô nóng ở viêm mạc cổ họng, không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, viêm họng đỏ sẽ chuyển biến thành căn bệnh mãn tính, gây biến chứng nghiêm trọng đến cơ thể. Những biến chứng thường gặp là:
- Viêm họng mủ, viêm họng hạt.
- Nhiễm trùng máu: đây là tình trạng nguy hiểm và cần được chữa trị kịp thời
- Xuất hiện các biến chứng viêm cơ thể bao gồm viêm khớp, viêm thanh quản, viêm thận và đường hô hấp dưới.
- Nguy hiểm hơn, người bệnh có nguy cơ mắc ung thư vòm họng nếu viêm họng đỏ không được điều trị nhanh chóng và dứt điểm.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Có 3 nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm họng đỏ bao gồm:
Nguyên nhân chính
- Sự tấn công và tác động của các virus như virus sởi, cúm, ho gà, quai bị… (tỉ lệ virus này chiếm khoảng từ 60%-80%).
- Vi khuẩn cũng là tác nhân gây ra viêm họng đỏ. Các loại vi khuẩn chủ yếu bao gồm liên cầu, phế cầu hoặc các loại vi khuẩn tồn tại sẵn trong cổ họng (tỉ lệ vi khuẩn chiếm khoảng từ 20%- 40%).
Nguyên nhân khách quan
Do thời tiết rét lạnh, môi trường không khí khô hoặc bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng đỏ.
Nguyên nhân chủ quan
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Không chú ý chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là vệ sinh răng miệng không thường xuyên sẽ là điều kiện để vi khuẩn tồn tại và phát triển trong khoang miệng, từ đó gây ra bệnh viêm họng đỏ.
Xem thêm: Đau họng nên uống gì? 7 thức uống trị rát cổ họng tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Cách điều trị viêm họng đỏ tại nhà
Viêm họng đỏ là căn bệnh khá phổ biến và phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, áp dụng kịp thời các phương pháp điều trị có thể đẩy lùi nhanh chóng và dễ dàng bệnh viêm họng đỏ. Sau đây là các phương pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị “dứt điểm” bệnh này.
Sử dụng thuốc
Tùy theo các triệu chứng của viêm họng đỏ, các bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra các loại thuốc giảm đau họng khác nhau để điều trị.
– Thuốc hạ sốt
Như đã đề cập ở phần triệu chứng, người mắc phải bệnh viêm họng đỏ sẽ đột ngột sốt cao từ 39-40 độ C gây suy nhược cơ thể. Vì vậy, các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc hạ sốt Analgin, Aspirin, A.P.C… Lưu ý không dùng Aspirin cho trẻ em vì đây là loại thuốc có liên quan đến hội chứng Reye- rối loạn có thể gây tổn thương não và tử vong. Ngoài ra, trong quá trình trình điều trị bệnh, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt Hapacol. Đặc biệt, Hapacol có riêng thuốc chữa trị đau và hạ sốt dành cho cả trẻ em và người lớn giúp giảm các cơn đau nhức do đau họng, cảm cúm, các bệnh liên quan tới sốt…
– Thuốc kháng sinh
Viêm họng đỏ sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh như viêm khớp, viêm thận do sự tấn công của các virus, vi khuẩn. Vì thế, để hạn chế sự xâm nhập từ các virus, vi khuẩn này, thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ kê toa thêm trong quá trình chữa bệnh viêm họng đỏ.
– Thuốc xịt trị viêm họng và viên ngậm
Hai loại thuốc này thường được dùng để làm giảm đau họng tạm thời do các biến chứng của viêm họng đỏ gây nên
– Sử dụng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh viêm họng đỏ, các bài thuốc dân gian cũng được đánh giá cao nhờ sự an toàn và chi phí thấp. Mọi người có thể điều trị bệnh tại nhà bằng cách áp dụng các nguyên liệu có sẵn như muối trắng, gừng, mật ong, chanh, tỏi… để tăng hiệu quả chữa bệnh viêm họng đỏ.
Chủ động chăm sóc cơ thể đúng cách
Thông thường, viêm họng đỏ sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày nếu người bệnh nghỉ ngơi và được chăm sóc cẩn thận. Khi mắc bệnh viêm họng đỏ, người bệnh cần chú ý tuân theo một số lời khuyên sau:
- Giữ ấm cho cơ thể: Viêm họng đỏ thường xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết chuyển lạnh. Vì vậy, giữ ấm cơ thể là nguyên tắc đơn giản chữa viêm họng đỏ.
- Nghỉ ngơi là lời khuyên của các bác sĩ đối với tình trạng viêm họng đỏ. Người bệnh nên tự nghỉ ngơi ở nhà từ 1-3 ngày để hạn chế lây bệnh cho người khác.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách cung cấp đủ nước cho cơ thể từ 1,5-2l/ ngày. Đồng thời, người bệnh cũng nên tăng cường các loại rau xanh, trái cây có chứa nhiều Vitamin C để làm dịu niêm mạc cổ họng.
- Hạn chế nói to trong quá trình điều trị bệnh.
- Kết hợp tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể chất cho cơ thể.
- Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… và không sử dụng nhiều gia vị ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc cổ họng.
Xem thêm: Mẹo điều trị viêm họng tại nhà hiệu quả ai cũng nên biết
Làm thế nào để phòng tránh viêm họng đỏ?
Viêm họng đỏ là thể bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác. Vì vậy, để giữ cho bản thân không bị mắc phải loại bệnh cấp tính này, bạn nên chú ý đến các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi công cộng.
- Tránh tiếp xúc gần với những người có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp cấp hoặc viêm họng đỏ.
- Định kỳ đi đến các cơ sở khám bệnh, bệnh viện để kiểm tra sức khỏe về tai, mũi, họng.
- Chế độ ăn uống hợp lý, không lạm dụng các gia vị gây hại cho cơ thể. Ví dụ như ăn các món cay như ớt, tiêu sẽ làm tổn thương viêm mạc họng, gây cảm giác khó chịu, khô rát cho cổ họng.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân của người khác như khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly cốc, chén dĩa. Chú ý rửa các vật dụng bằng nước nóng hoặc nước rửa chén thông dụng thường xuyên.
- Chủ động rửa tay đều đặn khoảng 3-4 lần trong ngày. Mỗi lần rửa tay nên kéo dài đến 30s để sát khuẩn hiệu quả và sử dụng cồn hoặc nước rửa tay để đảm bảo sạch sẽ.
- Chú ý dùng khăn giấy, khăn tay che miệng lại khi ho và hắt hơi.
Chế độ ăn uống hợp lí và tăng cường luyện tập thể dục là một trong các phương pháp phòng bệnh viêm họng đỏ.
Viêm họng đỏ là tình trạng sưng họng cấp tính có thể xảy ra ở tất cả lứa tuổi. Người bị viêm họng đỏ thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức. Tuy viêm họng đỏ là loại bệnh phức tạp nhưng rất dễ điều trị dứt điểm nếu như người bệnh tuân thủ và kết hợp các phương pháp chữa trị và phòng ngừa đúng cách và hợp lý.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthdirect.gov.au/sore-throat
Từ khóa » đau ở Vòm Họng Trên
-
Đau Rát Vòm Họng Trên Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Nổi Nhiệt ở Vòm Họng: Nguyên Nhân, Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
-
Phân Biệt Viêm Họng Và Ung Thư Vòm Họng - Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Rát Vòm Họng Trên Là Do đâu? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Phân Biệt Ung Thư Vòm Họng Và Viêm Họng Thông Thường | Vinmec
-
Phân Biệt Ung Thư Vòm Họng Với Viêm Amidan Và Các Bệnh Mũi Họng ...
-
Đau Rát Vòm Họng Trên Triệu Chứng Bệnh Gì?
-
Đau Vòm Họng Do Viêm Họng Bình Thường Hay Ung Thư?
-
Đau Rát Vòm Họng Trên Là Bị Gì? Làm Sao Khỏi?
-
Điểm Danh Ngay 7 Triệu Chứng Ung Thư Vòm Họng điển Hình
-
Tình Trạng đau Cổ Họng Và Những điều Cần Biết
-
Bị đau Rát Vòm Họng Trên Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Sưng Vòm Họng Trên Cảnh Báo Bệnh Lý Nguy Hiểm Gì?
-
Đau Rát Vòm Họng Trên Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?
-
9 Bệnh Lý Nguy Hiểm Gây đau Rát Cổ Họng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
8 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau Họng Một Bên Và Cách Xử Lý
-
Ung Thư Vòm Họng Giai đoạn đầu: Dấu Hiệu, Chẩn đoán, điều Trị