Viêm Họng Do Liên Cầu Khuẩn: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn gây nên, khiến cổ họng bị đau và ngứa. Nếu không được điều trị, viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như viêm thận hoặc sốt thấp khớp.
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về viêm họng do liên cầu khuẩn.
Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh gì?
Bạn thường nghe về viêm họng liên cầu khuẩn (strep throat) nhưng không biết strep throat là gì? Hãy để Hello Bacsi lý giải cho bạn strep throat là bệnh gì.
Viêm họng do liên cầu khuẩn (viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A) là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Mặc dù viêm họng do liên cầu khuẩn chỉ chiếm một phần nhỏ trong các trường hợp viêm họng, nhưng các triệu chứng của bệnh thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng do liên cầu khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em, nhất là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu thường có trong mũi và họng, nên việc ho, sổ mũi, hay vẫy tay đều có thể phát tán vi khuẩn này và lây bệnh từ người này sang người khác. Nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, hãy đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh do liên cầu khuẩn nhóm B là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừaNhững dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn là gì?
Viêm họng do liên cầu có những triệu chứng gì?
Người bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus gây bệnh viêm họng liên cầu có thể mất từ 2-5 ngày mới xuất hiện triệu chứng, bao gồm:
- Đau cổ họng – triệu chứng này thường xuất hiện nhanh chóng
- Đau khi nuốt
- Amidan đỏ và sưng, đôi khi có các mảng hoặc vệt trắng có mủ
- Các đốm đỏ li ti trên khu vực phía sau vòm miệng (vòm miệng mềm hoặc cứng)
- Các hạch bạch huyết sưng ở cổ
- Sốt trên 38°C
- Đau đầu
- Phát ban
- Buồn nôn, nôn mửa, nhất là ở trẻ nhỏ
- Nhức mỏi cơ thể
Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn Streptococcus đều bị viêm họng. Nói cách khác, bạn có thể mang vi khuẩn và có thể truyền qua người khác nhưng bạn không có các biểu hiện của bệnh, khi đó bạn là người lành mang trùng.
Ngược lại, nếu bạn có những triệu chứng này, chưa chắc rằng bạn đã bị viêm họng do liên cầu khuẩn. Nguyên nhân của những dấu hiệu này có thể là do nhiễm virus hoặc một số bệnh khác. Do đó, bác sĩ thường xét nghiệm cụ thể để tìm ra vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn.
Theo các chuyên gia sức khỏe, người nhiễm liên cầu khuẩn có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên đến bệnh viện nếu có một trong các triệu chứng sau:
- Đau họng kèm sưng tuyến bạch huyết
- Đau họng lâu hơn 48 giờ
- Đau họng kèm sốt trên 38 độ C ở trẻ lớn hoặc sốt lâu hơn 48 giờ
- Đau họng kèm phát ban
- Khó thở hoặc khó nuốt, kể cả nuốt nước bọt
- Sốt kèm đau khớp, thở gấp và phát ban
- Nước tiểu đậm màu hơn 1 tuần sau khi đau họng. Đây là trường hợp biến chứng nghiêm trọng vì thận bị sưng do khuẩn liên cầu.
Nguyên nhân gây ra viêm họng do liên cầu khuẩn là gì?
Viêm họng do liên cầu khuẩn là do nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus pyogenes, còn được gọi là liên cầu nhóm A hoặc Streptococcus nhóm A. Đây là bệnh rất dễ lây truyền và chủ yếu lây lan dưới các hình thức sau:
- Đường hô hấp: Hít phải các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
- Ăn uống chung với người bệnh.
- Chạm vào các đồ vật như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang hoặc những bề mặt khác có dính vi khuẩn gây bệnh, sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm họng do liên cầu khuẩn bao gồm:
- Độ tuổi: tuổi từ 5 đến 15 tuổi.
- Thời gian vào cuối thu đến đầu xuân
- Nơi tụ tập đông người
- Hệ thống miễn dịch kém.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Chẩn đoán và điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm họng liên cầu dựa trên các triệu chứng hoặc khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào các phương pháp sau:
- Lấy mẫu dịch từ cổ họng: nhằm xác định có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh hay không.
- Xét nghiệm kháng nguyên: Bạn sẽ phải thực hiện phương pháp này khi kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đáp ứng được yêu cầu của bác sĩ.
Điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn
1. Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc có sẵn để chữa bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn, giúp giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự lây lan:
Thuốc kháng sinh:
- Penicilin: Đây là thuốc giúp giảm thời gian lây bệnh và điều trị tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến miệng và cổ họng.
- Amoxicillin: Nếu trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng dung dịch uống amoxicillin vì thuốc có vị dễ uống hơn.
- Nếu bạn dị ứng với penicillin, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh thay thế như cephalosporin (cephalexin) hoặc macrolide (erythromycin hoặc azithromycin).
Thuốc giảm triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn:
- Ibuprofen
- Thuốc chứa paracetamol có thể được dùng giảm đau cổ họng và hạ sốt.
- Không tự ý cho trẻ dùng aspirin do có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng Reye.
2. Thay đổi phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Trong hầu hết trường hợp, thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm họng do liên cầu. Ngoài ra, một lối sống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học có thể làm giảm nhanh chóng triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn:
- Nghỉ ngơi nhiều
- Ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh
- Ăn những thức ăn mềm, nhẹ nhàng, dễ nuốt như soup, ngũ cốc, khoai tây nghiền và sữa chua…
- Không ăn những thức ăn cay, nhiều gia vị hoặc các loại thực phẩm có tính axit mạnh
- Uống nhiều nước (đặc biệt là nước ấm, nước chanh)
- Súc miệng bằng nước muối ấm
- Uống đầy đủ các loại kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ
- Tránh xa rượu bia, các chất kích thích, tránh hút thuốc
- Khi bị bệnh, hãy ở nhà cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn
- Rửa tay thường xuyên để hạn chế sự lây lan bệnh
- Không hắt hơi hoặc ho vào người khác nếu bạn bị bệnh.
Phòng ngừa viêm họng do liên cầu khuẩn
Để ngăn ngừa viêm họng do liên cầu khuẩn, bạn nên:
- Rửa tay thường xuyên: Rửa tay đúng cách là cách tốt nhất để ngăn ngừa tất cả các loại bệnh nhiễm trùng. Do đó, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Hướng dẫn con bạn cách rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng có cồn nếu không có sẵn xà phòng và nước.
- Che miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi.
- Không dùng chung đồ cá nhân: Không dùng chung ly uống nước hoặc dụng cụ ăn uống. Rửa bát bằng nước nóng, xà phòng hoặc máy rửa bát.
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh viêm họng do liên cầu
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.
Từ khóa » Viêm Họng Hạt Wiki
-
Viêm Họng Hạt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Viêm Họng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Viêm Họng Hạt - Wikimedia Tiếng Việt
-
Bệnh Viêm Họng Hạt Là Gì? - WIKI
-
Viêm Họng Hạt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
-
Bệnh Viêm Họng Hạt Có Lây Không? - Tin Tức Wiki - Cập Nhật Tin Tức ...
-
Bị đau Họng Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Bệnh Mau Khỏi, Tránh Tái Phát
-
Viêm Họng Hạt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Viêm Họng Hạt - WIKI - NHÀ CÁI UY TÍN ATHK
-
Wiki Bác Sĩ - 2 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Mật Ong Hiệu Quả ...
-
[Sống Khoẻ Mỗi Ngày] Cách Hỗ Trợ điều Trị: Viêm Họng Hạt ... - YouTube
-
Vong Loai Wc Wiki
-
NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS
-
Bác Sĩ Lê Phương Chữa Viêm Xoang Có Tốt Không?