Viêm Họng Hạt ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Dứt điểm
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch khám chữa bệnh
Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.
Gửi yêu cầu- Trang chủ
- Tin tức
- Trẻ em - Nhi - Sơ sinh
Phan Ngọc Linh
17-05-2022
16Viêm họng hạt ở trẻ em là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh, nhất là những bậc làm cha mẹ mới học cách chăm sóc con đầu lòng. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng không được điều trị đúng lúc sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của trẻ. Chính vì thế, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ căn bệnh này, tìm hiểu để sớm có những phương án hỗ trợ tốt nhất.
-
Trẻ bị viêm họng cấp: mẹ đừng lơ là các dấu hiệu nguy hiểm
-
Mách mẹ cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả
Viêm họng hạt ở trẻ em là gì?
Viêm họng hạt ở trẻ em được xếp vào trường hợp viêm họng mãn tính do tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần ở vùng niêm mạc hầu họng và amidan. Từ đó, các lympho bào ở thành sau họng phải hoạt động liên tục và phình to, khiến tạo thành các hạt có kích thước khác nhau. Các hạt này làm cho trẻ luôn có cảm giác vùng cổ họng ngứa rát, đặc biệt khó khăn cho hoạt động nhai nuốt và nói chuyện.
Hơn nữa, vùng cổ họng có thể bị viêm nhiễm, gây ra các ổ nhiễm trùng, càng làm khó cho việc điều trị bệnh và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bình thường của trẻ. Theo các chuyên gia, viêm họng hạt ở trẻ là căn bệnh mãn tính, tiến triền dai dẳng nhưng nhìn chung không quá nguy hiểm hay ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên, do có xu hướng tái phát lặp lại, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các bé. Điển hình như bé đau rát họng, khó ăn gây ra tình trạng biếng ăn, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con.
Vi khuẩn là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm họng hạt
Do bệnh lý
Trẻ em mắc một số bệnh lý liên quan sẽ dễ mắc bệnh viêm họng hạt hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh. Cụ thể là:
- Viêm mũi, viêm xoang mãn tính: Dịch tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn ở những đường xoang, từ hốc mũi chảy xuống thành họng. Điều này khiến cho thành niêm mạc mất đi lớp nhầy bao phủ và mất chức năng làm sạch. Đây là điều kiện cho các virus, vi khuẩn sinh sôi và tấn công gây bệnh.
- Trào ngược dạ dày: Trẻ em mắc bệnh này thức ăn thường bị đẩy lên vùng họng khiến cho vùng họng bị tắc. Hơn nữa dịch có acid, nên gây tổn thương niêm mạc họng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh mẽ, gây nên viêm họng hạt ở trẻ em.
- Bệnh đường hô hấp: Viêm amidan mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi… cũng là nguyên nhân.
- Những trẻ có cơ địa miễn dịch kém như suy dinh dưỡng, sinh non, thiếu cân cũng dễ mắc bệnh hơn…
Trẻ em vệ sinh cá nhân răng miệng không sạch sẽ cũng là nguyên nhân
Yếu tố môi trường
Bên cạnh những yếu tố trên, môi trường cũng là nguyên nhân gián tiếp để bệnh viêm họng cấp phát triển thành viêm họng hạt. Điển hình như là môi trường sinh hoạt,vui chơi bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại...
Ngoài ra còn có những yếu tố khác như tâm lý chủ quan của phụ huynh về viêm họng cấp có thể tự khỏi. Hoặc điều trị không đúng thuốc, không triệt để khiến viêm họng cấp thành viêm họng hạt. Ăn quá nhiều đồ cay nóng, thức uống lạnh cũng khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng hạt ở trẻ em
Các dấu hiệu để nhận biết viêm họng hạt sẽ khác nhau còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như thể trạng của trẻ. Nhưng nhìn chung, viêm họng hạt trẻ em xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Ngứa rát họng: Hạt Lympho phình to gây kích thích niêm mạc họng khiến trẻ thường xuyên đau rát họng, ngứa ngáy.
- Nuốt khó chịu: Sự hình thành các hạt Lympho gây cản trở quá trình nhai nuốt, khiến trẻ em cảm thấy đau khi nuốt, khó ăn uống. Từ đó gây ra tình trạng biếng ăn và cơ thể bé sút cân nghiêm trọng.
- Xuất hiện nhiều hạt li ti: Quan sát tại vùng vòm họng, đáy lưỡi sẽ thấy có những hạt li ti có kích thước khác nhau, có thể nhỏ như đầu tăm hoặc lớn đến như hạt đậu xanh.
- Phù nề niêm mạc: Cổ họng bị sưng viêm, đỏ ứng có thể thấy xuất hiện mạch máu ở vùng vòm họng.
- Ho khan hoặc có đờm: Trẻ hay ho húng hắng, thay đổi giọng nói, hô họng, khát nước.
- Sốt vừa, hoặc cao: Trẻ em có thể gặp tình trạng co giật và sốt cao, cả người mất cân bằng, ớn lạnh.
- Amidan sưng to.
- Một số triệu chứng khác như: Khó thở, ho ra máu, sưng hạch, đau tai, sổ mũi, hắt hơi…
Khác với người lớn, viêm họng hạt ở trẻ diễn biến nhanh do sức đề kháng của các em yếu hơn và nhạy cảm. Vậy nên cha mẹ có thể dễ nhận biết các dấu hiệu khi trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn. Nên đưa trẻ đến các cơ sở y ế để được chẩn đoán sớm và điều trị.
Lưu ý dùng thuốc tây điều trị theo ý kiến bác sĩ
Theo dân gian
Phương pháp dân gian luôn được đánh giá cao khi áp dụng điều trị bệnh cho trẻ nhỏ. Bởi những nguyên liệu sử dụng đều là từ thiên nhiên lành tính, mang đến nhiều hiệu quả tích cực và tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên liệu thiên nhiên được cha mẹ chọn lựa để chữa viêm họng hạt ở trẻ em. Có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian như sau:
- Mật ong, chanh: Cắt vài lát chanh mỏng, ngân trong nước trà mật ong nóng trong 20 phút rồi cho bé uống 1 lần/ngày. Lưu ý, bạn không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, có thể gây ngộ độc cho con.
- Dùng nước muối: Để làm cho cổ họng sạch và dịu nhẹ, bạn có thể để cho trẻ ngậm và súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày.
- Cam thảo: Dùng vài lát cam thảo hãm cùng với nước ấm rồi cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
- Tía tô: Lá tía tô rửa sạch, nghiền lấy nước cốt rồi cho thêm nước ấm, mật ong hoặc đường phèn khuấy đều. Để trẻ ngậm hoặc nuốt vào từ từ.
- Lá húng chanh: Chuẩn bị 20 lá húng chanh cùng 10g đường phèn, trộn đều lá húng chanh đã rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó hấp cách thủy trong 15 phút rồi cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày.
Những mẹo chữa bệnh dân gian tuy an toàn và lành tính nhưng hiệu lực không cao còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi bé. Chỉ nên áp dụng khi bé mắc viêm họng nhẹ, trường hợp nặng cần đi khám và điều trị khoa học tránh biến chứng.
Cha mẹ cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ
Các biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt ở trẻ em
Tuy là các bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị bệnh phù hợp cho viêm họng hạt ở trẻ em nhưng hơn hết chúng ta cần phải đề phòng để tránh nhiễm bệnh cho con em. Bởi căn bệnh này có ảnh hưởng khá lớn nếu như trẻ mắc bệnh, kéo dài dai dẳng. Sau đây là những cách phổ biến và hiệu quả nhất để bảo vệ bé yêu tốt nhất khỏi căn bệnh này:
- Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng với kem đánh răng cho trẻ và dung dịch nước muối, hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Nên bảo vệ trẻ tránh xa môi trường khói lá, hóa chất độc hại, ô nhiễm.
- Đồ chơi của trẻ nên vệ sinh sạch sẽ, để gọn gàng ngăn nắp nơi thông thoáng.
- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh mũi họng cho trẻ luôn thông thoáng.
- Thời tiết thay đổi nên giữ ấm cơ thể cho bé, tránh những khí độc xâm nhập qua đường mũi, họng khiến bé dễ bị cảm lạnh.
- Tập cho trẻ thói quen ăn uống nhiều rau xanh, đủ chất dinh dưỡng.
Bệnh lý viêm họng hạt ở trẻ tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến cho bé hoạt động và ăn uống khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển. Vậy nên, phòng tránh cho trẻ là điều cần thiết mà ba mẹ phải luôn lưu tâm thực hiện.
Trẻ biếng ăn do bệnh
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ là tốt nhất?
Khi gặp các dấu hiệu bất thường, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu như chưa có điều kiện đi ngay, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà từ dân gian để giảm thiểu tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu như bệnh không thuyên giảm. thậm chí có biểu hiện nặng nên đưa bé đi đến ngay các cơ sở y tế.
Viêm họng hạt ở trẻ em nên ăn gì, kiêng gì?
Viêm họng hạt cần tạo dựng chế độ ăn đầy đủ và khoa học với vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch. Nên lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin C để tăng đề khác, vitamin A, vitamin E giúp tái tạo niêm mạc bị tổn thương. Đặc biệt nên chú trọng ăn nhiều rau xanh, trơn mát để dịu niêm mạc họng và loãng đờm.
Bên cạnh đó tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein và nhiều kẽm. Bên cạnh đó, cần kiêng cho trẻ ăn đồ ăn cứng, khô để tránh nghiêm trọng tình trạng niêm mạc họng. Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều acid cũng cần tránh, đặc biệt tuyệt đối không nên dùng đồ lạnh.
Từ khóa » Viêm Họng Hạt ở Trẻ 5 Tuổi
-
Viêm Họng Hạt ở Trẻ Có Nghiêm Trọng? | Vinmec
-
Viêm Họng Hạt ở Trẻ Em: Những điều Cha Mẹ Cần Biết - Tin Tức Sự Kiện
-
Viêm Họng Hạt ở Trẻ Em? Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh
-
Viêm Họng Hạt Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Nhận Biết & Điều Trị
-
Cách Chữa Viêm Họng Hạt ở Trẻ Em Dứt điểm Tại Nhà - MarryBaby
-
Viêm Họng Hạt Ở Trẻ: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Viêm Họng Cấp ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng ...
-
Viêm Họng Hạt Ở Trẻ Em - Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Bệnh Viêm Họng Hạt ở Trẻ Em - Nguyên Nhân, Triệu Chứng
-
Viêm Họng Hạt Ở Trẻ: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Chữa Viêm Họng Hạt Cho Trẻ: Bố Mẹ Cần Biết Gì? - Hello Bacsi
-
Đau Họng ở Trẻ Sơ Sinh Có Phải Do Viêm Amidan Không?
-
Viêm Họng ở Trẻ Em Và Cách điều Trị, Phòng Ngừa
-
Viêm Họng ở Trẻ Em Và Cách Chữa Viêm Họng Hạt, Cấp, Mãn Tính Hiệu ...