Viêm Họng Mãn Tính: Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Viêm họng mãn tính là một bệnh lý phổ biến, có khả năng tái nhiễm nhiều lần. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì và có cách nào để phòng ngừa bệnh hay không?
Menu xem nhanh:
- 1. Tổng quan về bệnh viêm họng mãn tính
- 1.1. Viêm họng mãn tính là bệnh gì?
- 1.2. Bệnh được phân loại như thế nào?
- 1.3. Triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính là gì?
- 2. Những nguyên nhân gây bệnh viêm họng mãn tính
- 2.1. Nhiễm trùng
- 2.2. Các bệnh lý tai – mũi – họng
- 2.3. Trào ngược dạ dày thực quản
- 3. Phòng ngừa bệnh viêm họng mãn tính
- 4. Tổng kết
1. Tổng quan về bệnh viêm họng mãn tính
1.1. Viêm họng mãn tính là bệnh gì?
Viêm họng mãn tính là tình trạng vùng cổ họng bị viêm nhiễm kéo dài dai dẳng, trên một tuần. Đây là hệ lụy của quá trình viêm họng cấp tính tái nhiễm nhiều lần, không đáp ứng với các phương pháp điều trị hoặc không được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang những người khác dù tiếp xúc gần.
Dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh là tình trạng đau rát họng, nhất là khi nuốt. Ngoài ra còn có các cơn ho kéo dài, đôi khi có cả đờm nhầy. Tuy ho và đau họng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh tai mũi họng nhưng nếu tình trạng kéo dài thì tuyệt đối không được chủ quan.
1.2. Bệnh được phân loại như thế nào?
Dựa trên các đặc điểm tổn thương mà bệnh được chia thành 4 thể bệnh:
– Thể sung huyết đơn thuần: Là tình trạng niêm mạc họng đỏ, bằng mắt thường có thể thấy được nhiều mạch máu;
– Thể xuất tiết: Là tình trạng niêm mạc họng xung huyết đỏ, có nhiều chất nhầy, màu trong, hơi dính vào thành sau họng;
– Thể quá phát: Tình trạng này còn được gọi là viêm họng hạt. Ở thể này, niêm mạc họng có đặc điểm đỏ hơn, dày hơn. Khi đó, các tổ chức bạch huyết nằm ở thành sau họng bị quá phát thành nhiều hạt có kích thước to nhỏ khác nhau. Các hạt đó nằm tập trùng hoặc rải rác thành một dài phía sau họng.
– Thể teo: Ngược lại với thể quá phát, ở thể này, niêm mạc họng bị teo dần, trở nên mỏng và khô hơn. Nguyên nhân là do các tuyến nhầy nằm dưới niêm mạc bị teo đi khiến khả năng tiết chất nhầy bị suy giảm. Khi đó, niêm mạc họng thường nhợt nhạt, thậm chí có vảy khô màu vàng. Thể bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi hoặc những người mắc bệnh trĩ mũi.
1.3. Triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính là gì?
Để biết mình có mắc bệnh viêm họng kéo dài mãn tính hay không, chúng ta có thể kiểm chứng thông qua một số triệu chứng sau:
– Đau họng: Chắc chắn đây là triệu chứng điển hình nhất. Cụ thể, đau họng kéo dài, kèm theo cảm giác nóng rát, khô khan, ngứa, vướng ở họng. Triệu chứng này xuất hiện rõ nhất khi mới ngủ dậy, vào sáng sớm;
– Quá trình nhai, nuốt gặp khó khăn, khi nuốt có cảm giác đau nhức;
– Ho hoặc ho có đờm kéo dài;
– Khàn giọng;
– Xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, đau đầu, sốt thường nghèo nàn, không rõ rệt;
– Với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì có cảm giác đau rát tại vùng sau xương ức;
2. Những nguyên nhân gây bệnh viêm họng mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng dai dẳng, mãn tính. Trong đó có một số nguyên nhân chính phải kể đến bao gồm:
2.1. Nhiễm trùng
– Do vi khuẩn: Tại vùng hầu họng của chúng ta đều có nhiều nhóm vi khuẩn trú ngụ, nổi bật nhất là liên cầu khuẩn Streptococcus. Chúng không chỉ khiến vùng họng bị viêm mà còn có thể gây ra nhiều tổn thương nguy hiểm cho tim và các cơ xương khớp nếu không được điều trị.
– Do ô nhiễm môi trường: Khói bụi hay không khí bị ô nhiễm bên ngoài dễ dàng gây tổn thương cổ họng nếu chúng ta vô tình hít phải. Không những thế, sống trong môi trường bị ô nhiễm còn khiến phổi và toàn bộ đường hô hấp bị tổn thương.
2.2. Các bệnh lý tai – mũi – họng
Nếu không được điều trị dứt điểm, các bệnh sau sẽ khiến tình trạng viêm họng trở thành mãn tính:
– Viêm amidan mãn tính: Amidan là hệ thống hàng rào miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tấn công vùng họng miệng. Khi các tổ chức này bị viêm, không những không chống lại được các tác nhân gây bệnh mà còn trở thành ổ viêm, dễ dàng lây lan ra họng và các vùng lân cận.
– Viêm xoang mãn tính: Viêm xoang là tình trạng các hốc xoang cạnh mũi bị viêm do nhiễm trùng. Khi đó, các dịch nhầy bị bít tắc trong các hốc xoang sẽ chảy xuống họng và gây viêm họng. Lâu dần, bệnh trở thành mãn tính nếu không được điều trị.
– Vẹo vách ngăn, polyp cuống mũi khiến dịch nhầy hô hấp bị ứ đọng ở khoang mũi, gây tắc mũi mạn tính. Lâu dần, dịch nhầy ở mũi không được loại bỏ sẽ chảy ngược xuống họng gây viêm nhiễm vùng họng;
2.3. Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh mà rất ít người bệnh nghĩ tới. Dịch tiêu hóa ở dạ dày có tính axit, khi trào ngược lên cổ họng khiến niêm mạc họng bị tổn thương.
3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh?
Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh thì còn có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
– Khói thuốc lá: Dù hút thuốc lá hay không nhưng việc thường xuyên hít phải khói thuốc lá có thể khiến niêm mạc họng bị kích ứng;
– Các tác nhân gây dị ứng như thay đổi thời tiết, khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật… đều có thể là nguyên nhân gây viêm họng;
– Các bệnh lý tai mũi họng như viêm mũi, viêm mũi xoang, cảm cúm, cảm lạnh… đều khiến cổ họng bị viêm do nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh thông qua chất xuất tiết chảy từ mũi xuống.
– Sức đề kháng suy giảm: Bệnh viêm họng với nguyên nhân chính là do virus, vi khuẩn gây nên. Do đó, khi mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV, ung thư, tiểu đường hay mệt mỏi, căng thẳng kéo dài… thì cơ thể sẽ không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
3. Phòng ngừa bệnh viêm họng mãn tính
Để phòng ngừa bệnh viêm họng dai dẳng, mãn tính, cũng như ngăn ngừa sự diễn tiến của bệnh, chúng ta hãy tham khảo một số biện pháp sau:
– Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh: Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau củ và trái cây để bổ sung khoáng chất và các loại vitamin, giúp tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh;
– Giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo không gian sống trong lành;
– Tuyệt đối không hút thuốc lá, cũng như tránh xa những nơi có khói thuốc lá;
– Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên súc họng với nước muối giúp làm sạch họng, ngăn chặn sự tập trung cư ngụ của vi khuẩn;
– Điều trị dứt điểm các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm amidan… và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (nếu có);
– Hạn chế qua lại các nơi bị ô nhiễm hoặc đeo khẩu trang mỗi khi phải ra khỏi nhà;
– Giữ vệ sinh mũi bằng cách hút dịch mũi, không để dịch mũi có cơ hội chảy xuống họng, gây kích ứng niêm mạc họng;
– Luôn luôn rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn sau khi ho, hắt hơi, đi vệ sinh… và hạn chế đưa tay lên vùng mũi, miệng;
4. Tổng kết
Có thể nói, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì viêm họng mãn tính không quá nguy hiểm. Do đó, ngay khi thấy bản thân có dấu hiệu đau họng, ho hoặc các dấu hiệu viêm mũi, viêm xoang… thì phải nhanh chóng đi kiểm tra để được điều trị kịp thời, tránh bệnh trở thành mạn tính.
Từ khóa » Viêm Họng Mãn Tính
-
Viêm Họng Mạn Tính | Vinmec
-
Viêm Họng Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Và Những điều Cần Lưu ý - Sở Y Tế
-
Giải đáp Thắc Mắc: Viêm Họng Mạn Tính Có Chữa Khỏi được Không?
-
Bệnh Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Hỏi đáp Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Có Chữa được Không? | TCI Hospital
-
[Bạn Hỏi - Bác Sĩ Trả Lời] - Viêm Họng Mãn Tính
-
Viêm Họng Mãn Tính: Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
-
Viêm Họng Mạn Tính Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Họng Hạt Mãn Tính: Biến Chứng & Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Bệnh Viêm Họng Mãn Tính: Chẩn đoán Và Cách điều Trị
-
Viêm Họng Mãn Tính Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa
-
Viêm Họng Hạt - Bệnh Dai Dẳng Cần điều Trị Dứt điểm
-
Viêm Họng Hạt Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị HIỆU QUẢ