Viêm Họng Mủ ở Trẻ Em? Các Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân

Viêm họng mủ ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con em các bạn

Vậy viêm họng mủ là gì? các dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh như thế nào.. Tất cả các câu hỏi thắc mắc liên quan sẽ được phòng khám đa khoa Pasteur chia sẻ đầy đủ qua bài viết sau đây để các bậc phụ huynh có thêm kiến thức cũng như thăm khám con em mình kịp thời.

Mục lục

Toggle
  • 1/ Viêm họng mủ là gì
  • 2/ Các dấu hiệu –  triệu chứng
  • 3/ Nguyên nhân gây bệnh
  • 4/ Viêm họng mủ có nguy hiểm không
  • 5/ Bệnh viêm họng mủ có lây không
  • 7/ Các cách ngăn ngừa

1/ Viêm họng mủ là gì

Viêm họng mủ hay còn được gọi là viêm họng có mủ, là bệnh lý hô hấp phổ biến do virus, vi khuẩn gây nên, làm cho cổ họng bị viêm nhiễm kéo dài, phát triển mạnh mẽ khiến cho vùng niêm mạc ở thành họng bị phình lên thành những hạt hoặc có mủ, làm cho hơi thở có mùi khó chịu và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt.

Viêm họng mủ là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm họng ở trẻ, lúc này, người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau rát khó chịu ở trong cổ họng

Viêm Họng Mủ Ở Trẻ

2/ Các dấu hiệu –  triệu chứng

Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm họng có mủ sẽ giúp việc điều trị đạt được kết quả cao hơn và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

  • Ho: Người bệnh có thể ho có đờm hoặc không. Các cơn ho kéo dài về đêm, triệu chứng này đặc biệt dễ thấy ở các bé bị viêm họng mủ.
  • Sốt: Viêm họng kèm theo sốt là phản ứng của cơ thể khi có virus, vi khuẩn xâm nhập. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, sốt cao hoặc cũng có thể không sốt.
  • Đau họng: Đau họng có mủ là triệu chứng rất điển hình. Bệnh nhân thường bị đau rát khi nuốt thức ăn, uống nước hoặc nuốt nước bọt.
  • Ngứa họng: Cảm giác này xuất hiện khi cổ họng hình thành các hạt chứa mủ. Lớp niêm mạc họng bị kích thích nên ngứa ngáy, khó chịu.
  • Cổ họng nhiều mủ: Đây là triệu chứng viêm họng mủ dễ nhận biết bằng mắt thường. Các nốt mủ màu trắng hoặc xanh nhạt xuất hiện ở thành họng. Khi ho hoặc khạc đờm chúng có thể theo ra ngoài.
  • Miệng hôi: Mủ trắng xuất hiện trong cổ họng sẽ khiến hơi thở nặng mùi.

Khi nhận thấy những triệu chứng trên cha mẹ cần đưa trẻ đi đến các địa chỉ khám nhi sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Lơ là trong chữa trị sẽ khiến bệnh tiến triển nặng thêm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

3/ Nguyên nhân gây bệnh

Một số các nguyên nhân dưới gây nên viêm họng mủ ở trẻ như

  • Viêm họng cấp: Trường hợp bệnh nhân bị viêm họng cấp nhưng không được điều trị triệt để sẽ là tác nhân hình thành viêm họng mủ.
  • Cổ họng bị khô: Tình trạng khô họng kéo dài do thời tiết hanh khô, thở bằng miệng lâu ngày sẽ là yếu tố gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
  • Vệ sinh răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và trú ngụ trong khoang miệng.
  • Dị ứng: Một số tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, bụi, lông thú là yếu tố gây tình trạng đau họng, kích thích họng, lâu dần tạo thành viêm họng mủ.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên nạp vào cơ thể các đồ ăn cay nóng, lạnh và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… là tác nhân kích thích vùng họng khiến gia tăng tỷ lệ mắc viêm họng mủ

4/ Viêm họng mủ có nguy hiểm không

Nếu bị viêm họng mủ mà không phát hiện và kịp thời điều trị sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau

  • Nhiễm trùng lan tỏa: Tai mũi họng thông với nhau nên khi họng bị viêm, người bệnh dễ gặp biến chứng tai – mũi như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Biến chứng đường thở: Viêm họng hốc mủ, áp xe thành họng, viêm tấy quanh amidan, viêm họng amidan hốc mủ, viêm phổi…
  • Biến chứng xa: Thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận.
  • Biến chứng khác: Nhiễm trùng máu, ung thư vòm họng…

Nguyên Nhân Viêm Họng Mủ Ở Trẻ

5/ Bệnh viêm họng mủ có lây không

Bệnh lý viêm họng mủ hoàn toàn có thể lây lan từ những người nhiễm bệnh tới người khỏe mạnh thông qua được dịch mũi và nước bọt.

6/ Trẻ bị viêm họng mủ cần làm gì

Khi trẻ bị viêm họng mủ, ngoài việc cho con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời thì cha mẹ cần phải:

  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày, nếu dịch mũi quá nhiều và đặc thì có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ.
  • Dùng khăn giấy mềm để lau sạch mũi, dãi cho trẻ rồi vứt ngay.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc co mạch.
  • Chế biến khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ nuốt cho trẻ, nên cho trẻ ăn theo nhu cầu và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

7/ Các cách ngăn ngừa

+ Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ

+ Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh (không ăn nhiều đồ ăn chua, cay, nóng, lạnh).

+ Bổ sung đầy đủ chất dưỡng , vitamin tăng cường sức đề kháng

+ Môi trường sạch, tránh khói bụi ô nhiễm

+ Luôn giữ cho cơ thể của trẻ tránh bị nhiễm lạnh, ăn chín, uống sôi

….

Ngoài ra nếu các bậc phụ huynh còn thắc mắc cũng như cần tư vấn trao đổi đầy đủ hơn về bệnh viêm họng mủ ở trẻ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của chuyên khoa nhi Pasteur Đà Nẵng để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe con em của mình cũng như đặt lịch thăm khám đầy đủ hơn nhé

Xem thêm

  • Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em
  • Bệnh viêm Amidan có nguy hiểm không
  • Dấu hiêu, triệu chứng bệnh hen ở trẻ
Admin( Bác sĩ )

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung

Từ khóa » Hình ảnh Vòm Họng Trẻ Sơ Sinh