Viêm Họng Nên Ăn Và Kiêng Gì để Giảm Đau, Nhanh Hết?
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Một khi đã phát triển, bệnh đau họng sẽ làm đau và gây ra cảm giác khó nuốt khi ăn. Khi các biểu hiện xảy ra, người bị viêm họng thường lo lắng khi không biết nên ăn gì, kiêng gì để giảm bớt tình trạng bệnh.
Vấn đề ăn uống trong thời gian điều trị rất quan trọng. Vì lúc này cơ thể lấy nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm để chữa lành những tổn thương.
Việc ăn uống đúng cách có thể làm giảm cơn đau họng và thậm chí đẩy nhanh quá trình phục hồi. Đồng thời, cần tránh sử dụng các thực phẩm không phù hợp để ngăn chặn một số triệu chứng gây đau và khó chịu.
Bị viêm họng nên ăn gì nhanh hết đau?
Vì họng là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nên việc ăn uống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm họng. Theo kết quả thống kê đa số trường hợp khỏi bệnh trong thời gian ngắn khi bệnh nhân áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp mà không cần dùng thuốc.
Điều này được lý giải như sau: Vitamin, chất chống oxy hóa, hoạt chất chống viêm cùng nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm có khả năng có khả năng xoa dịu cảm giác đau rát cổ họng, sát khuẩn, giảm viêm, giảm chứng khó nuốt, nuốt đau và khắc phục bệnh viêm họng.
Như vây, người bị viêm họng nên chú ý ăn gì và kiêng gì? Cụ thể các nhóm thực phẩm cùng các loại thực phẩm dưới đây có thể giúp bạn xoa dịu tình trạng đau rát và chữa bệnh viêm họng gồm:
1. Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C được xác định là nhóm thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm họng. Nguyên nhân là do thành phần vitamin C trong nhóm thực phẩm này có khả năng sát khuẩn vùng hầu họng. Đồng thời phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm nhiễm, xoa dịu cơn đau và giảm sưng cổ họng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa,có tác dụng làm bền thành họng, nâng cao sức khỏe niêm mạc, tạo hàng rào bảo vệ để chống tác nhân gây bệnh xâm nhập và tiến triển.
Ngoài ra việc thường xuyên bổ sung vitamin C vào thực đơn ăn uống còn giúp bạn nhanh chóng cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, trị viêm họng và khắc phục nhiều bệnh lý khác liên quan đến viêm nhiễm.
Vì thế khi bị viêm họng, bạn nên các thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng viêm, giảm đau rát cổ họng và những vấn đề liên quan.
Những loại thực phẩm giàu vitamin C gồm:
- Cam
- Bông cải xanh
- Quả lý đen
- Dâu tây
- Kiwi
- Đu đủ
- Ớt chuông đỏ, ớt chuông xanh
- Ổi
- Cải xanh
- Quả dứa
- Quả xoài…
2. Thực phẩm giàu kẽm
Để nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể, rị viêm họng, chống lại những bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và hệ hô hấp, bạn nên tăng cường bổ sung kẽm vào thực đơn dinh dưỡng.
Theo kết quả nghiên cứu, việc dung nạp một lượng kẽm cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bạn củng cố hệ miễn dịch, kích thích sự phát triển và các hoạt động của tế bào miễn dịch (lympho bào B, lympho bào T và những đại trực bào). Từ đó hình thành một hàng rào miễn dịch và bảo vệ vững chắc, đảm bảo cơ thể, bao gồm cả vùng hầu họng được bảo vệ tốt trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Điều này giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh viêm họng hiệu quả.
Ngoài ra việc thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu kẽm còn mang đến những lợi ích sau:
- Phát triển cơ thể toàn diện: Làn da khỏe mạnh, cơ bắp phát triển, tóc chắc khỏe, tốt cho mắt, điều hòa vị giác, kích thích phát triển hệ tiêu hóa…
- Kích thích sự hấp thu và chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng khác, điển hình như mangan, magie, canxi, đồng, nhôm… và nhiều enzym trong cơ thể.
- Tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động của những tuyến nội tiết trong cơ thể: Tuyến sinh dục, tuyến thượng thận, tuyến yên…
- Kẽm là nguyên tố giúp phát triển xương và cấu tạo nên xương.
- Kích thích sự phát triển và cải thiện não bộ.
Các loại thực phẩm giàu kẽm gồm:
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Trứng
- Sữa
- Hạt khô
- Các loại hạt
- Cây họ đậu như đậu lăng, đậu xanh
- Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, thịt lợn, thịt cừu, thịt bò
- Các loại động vật có vỏ như hến, sò, cua, hàu…
- Socola đen
- Một số loại rau…
3. Thực phẩm mềm và dễ nuốt
Những người bị viêm họng nên ăn những loại thực phẩm mềm và dễ nuốt như cháo, súp, canh, thịt hầm… Bởi khi bị viêm họng, cổ họng sẽ có dấu hiệu sưng to kèm theo tình trạng đỏ ửng niêm mạc, viêm, đau rát, khó nuốt, ngứa họng và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Trong khi đó cháo, súp, canh, thịt hầm và những loại thực phẩm mềm và dễ nuốt khác có khả năng xoa dịu cơn đau và cảm giác khó chịu đi kèm.
Bên cạnh đó các loại thực phẩm mềm và dễ nuốt thường không gây kích ứng niêm mạc họng, không tạo cảm giác đau rát do không ma sát với thành họng.
Để làm dịu cổ họng và tăng cường bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn có thể bổ sung vào thực đơn những loại thức ăn mềm và dễ nuốt sau:
- Cháo thịt bằm
- Cháo bí đỏ
- Cháo yến mạch
- Súp gà, súp cua
- Canh rau củ
- Canh thịt hầm…
4. Thực phẩm trơn, mát
Tương tự như các loại thực phẩm mềm và dễ nuốt, nhóm thực phẩm trơn, mát cũng cần được thêm vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để cải thiện tốt tình trạng viêm, sưng, đau họng và những vấn đề liên quan. Những món ăn thanh mát, điển hình như canh rau có thể giúp bạn làm dịu niêm mạc họng, giúp giảm đau, cổ họng thanh mát, cải thiện tình trạng sưng viêm và hỗ trợ tốt quá trình chữa viêm họng.
Bên cạnh đó do mang đặc tính trơn nên việc nhai và nuốt những loại thực phẩm này sẽ không tạo ra cảm giác vướng hay đau rát cổ họng, người bị đau họng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc nuốt thức ăn.
Ngoài ra việc thêm vào thực đơn ăn uống những loại thực phẩm trơn, mát còn giúp bạn thanh nhiệt cơ thể, cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa, phòng ngừa cảm giác đau rát cổ họng và bệnh viêm họng tái phát.
Vì thế khi bị đau họng hay viêm họng, bạn có thể thêm vào thực đơn ăn uống những loại thực phẩm trơn, mát sau:
- Canh rau mồng tơi
- Canh mướp
- Canh bầu, bí
- Canh rau sâm
- Canh rau đay…
5. Những món ăn luộc
Việc chiên, xào, rán hay chế biến cầu kỳ, nhiều gia vị khiến thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, khô ráp, quá mặn hoặc quá ngọt. Khi đó việc sử dụng những loại thực phẩm này sẽ khiến cổ họng của bạn bị kích ứng, tạo phản ứng viêm, có cảm giác khó nuốt, nóng rát và khó chịu. Đồng thời làm nặng thêm bệnh viêm họng, khiến cổ họng sưng, đau và mang đến nhiều bất lợi khác cho quá trình điều trị bệnh.
Chính vì thế, thay vì sử dụng những món ăn được chế biến cầu kỳ, bạn chỉ nên ăn những món hấp hoặc luộc để làm dịu niêm mạc, giảm đau rát, thúc đẩy quá trình quá trình chữa viêm và làm lành tổn thương. Mỗi ngày bạn hãy thêm vào thực đơn ăn uống các loại rau củ luộc như mồng tơi, cà rốt, rau cải, bầu, mướp hoặc ăn những món ăn mềm và dễ nuốt như ngũ cốc trộn sữa.
Những loại thực phẩm nêu trên khá mềm, thanh mát, dễ nhai nuốt, không tạo phản ứng viêm, không gây kích ứng cổ họng. Bên cạnh đó các loại rau củ quả luộc và ngũ cốc còn giàu vitamin, giàu khoáng chất, rất tốt cho cổ họng và sức khỏe tổng thể.
6. Trứng
Trứng được xác định là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể trong bảng thành phần dinh dưỡng của một quả trứng chứa một lượng lớn protein, canxi, lipid, chất kẽm, chất sắt, vitamin A, folat cùng nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng khác.
Khi mang những dưỡng chất nêu trên vào cơ thể, chúng sẽ phát huy tác dụng làm bền thành mạch, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Đồng thời tạo một hàng rào bảo vệ giúp chống lại sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó các chuyên gia cho rằng trứng luộc chính là một loại thực phẩm nên được ưu tiên sử dụng trong quá trình điều trị bệnh viêm họng. Bởi ngoài việc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trứng luộc còn rất mềm, dễ nuốt, không gây kích ứng và không tạo cảm giác khó chịu cho cổ họng.
Ngoài ra nếu ăn trứng luộc với một vài miếng gan bò, bạn có thể bổ sung lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Đồng thời có thể tận dụng chất đạm lysine trong loại thực phẩm này để chống lại sự xâm nhập và các hoạt động gây hại của siêu vi. Người bệnh không nên ăn trứng chiên vì có thể gây kích ứng cổ họng do chứa nhiều dầu mỡ.
7. Bạc hà
Tinh dầu là thành phần chính của lá bạc hà. Trong tinh dầu chứa hai hoạt chất chủ yếu là menthone và menthol. Bên cạnh đó hai hoạt chất quan trọng là limonen và camphenn cũng được tìm thấy trong tinh dầu bạc hà. Trong Y học cổ truyền, lá bạc hà mang tính mát, có khả năng quy vào kinh phế, can.
Nhờ đặc tính mát và có thành phần là những hoạt chất quan trọng (đặc biệt là menthol), lá bạc hà có khả năng sát khuẩn và kháng viêm mạnh. Vì thế loại thực phẩm này có tác dụng ức chế hoạt động gây viêm của các tác nhân gây bệnh. Đồng thời loại bỏ tác nhân, làm sạch hầu họng và phòng ngừa sự xâm nhập trở lại của các loại vi khuẩn.
Bên cạnh đó menthol cũng các hoạt chất khác trong tinh dầu bạc hà còn có tác dụng giảm viêm, tiêu đờm, giảm đau, giảm sưng, chống ho và làm thông niêm mạc. Chính vì thế các chuyên gia khuyến cáo người bị viêm họng nên sử dụng lá bạc hà để làm dịu niêm mạc, chữa viêm họng và cải thiện những triệu chứng khó chịu đi kèm như ho khan, ho có đờm, sưng, đau họng, nuốt đau, nuốt rát.
Người bị viêm họng sốt có kèm chứng sổ mũi cũng nên sử dụng lá bạc hà để cải thiện tình trạng sổ mũi. Nguyên nhân là do loại thảo dược này có tác dụng làm co mạch và thông mũi.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý không sử dụng lá bạc hà cho những bệnh nhân đang bị đau, đỏ, rát, sưng họng nghiêm trọng.
8. Sữa chua
Trong thành phần của sữa chua gồm rất nhiều lợi khuẩn, vitamin cùng các khoáng chất quan trọng có khả năng hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc họng và cơ thể khỏi sự rất công của vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh khác.
Bên cạnh đó các thành phần có lợi trong sữa chua còn có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng. Đồng thời giúp làm dịu cảm giác sưng đau niêm mạc họng, giảm viêm và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Hơn thế loại thực phẩm này còn kích thích và thúc đẩy các hoạt động của hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ăn uống ngon miệng cho người bị viêm họng.
Ngoài ra sữa chua cũng được đánh giá là một loại thực phẩm mềm, trơn, dễ nuốt và mát nên có thể loại bỏ tình trạng kích thích ở thành họng, làm dịu cổ họng, thanh lọc cơ thể.
Tuy nhiên khi sử dụng sữa chua bạn cần lưu ý, không nên ăn loại thực phẩm này vào lúc quá no hoặc quá đói, nên ăn giữa hai bữa ăn chính. Bên cạnh đó bạn cần tránh sử dụng sữa chua trong thời gian chữa bệnh với thuốc kháng sinh bởi điều này có thể làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc.
9. Gừng
Gừng là một loại thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn uống khi bị viêm họng. Nguyên nhân là do thành phần zingeron, shogaol, zingerol, zingiberol, zingiberene, nonanal… được tìm thấy trong gừng đều là những hoạt chất có khả năng kháng viêm và chống khuẩn cực mạnh. Những hoạt chất này có tác dụng loại bỏ nhanh vi khuẩn, nấm và nhân gây hại khác trong vùng hầu họng, giúp giảm viêm và loại bỏ cảm giác đau rát.
Bên cạnh đó các thành phần quan trọng khác được tìm thấy trong gừng như vitamin, chất đạm, khoáng chất (canxi, magie, sắt, phốt pho, kali, kẽm) còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương tại cổ họng, đảm bảo các hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và củng cố sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra nhờ đặc tính ấm, gừng còn có tác dụng làm ấm cổ họng, giúp giảm viêm, giảm đau rát cổ họng, phòng ngừa và khắc phục triệu chứng ho, chống buồn nôn, cảm lạnh, làm thông xoang, thúc đẩy tuần hoàn máu… Do đó bạn có thể kết hợp gừng cùng các nguyên liệu khác để tạo món ăn thơm ngon hoặc uống trà gừng vào mỗi buổi sáng và tối để cải thiện bệnh viêm họng.
10. Tỏi
Hoạt chất allicin trong tỏi hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn, giảm đau và làm sạch cổ họng. Ngoài ra chất này còn có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, chống lại sự xâm nhập và lây lan của các tác nhân gây bệnh.
Chính vì thế, việc thêm tỏi vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh viêm họng, viêm amidan và nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ hô hấp. Mỗi ngày bạn có thể ăn sống 2 tép tỏi hoặc chế biến tỏi cùng các nguyên liệu khác để tạo thành món ăn thơm ngon.
11. Củ nghệ
Nhờ chứa thành phần quan trọng là hoạt chất curcumin, nghệ không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mà còn có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương hiệu quả. Bên cạnh đó nghệ còn có tác dụng củng cố hệ miễn dịch và hàng rào bảo vệ niêm mạc họng, giúp làm dịu nhanh cảm giác đau rát, giảm ho, giảm viêm và đẩy nhanh quá trình khắc phục bệnh viêm họng.
Để điều trị bệnh viêm họng, bạn có thể thêm củ nghệ vào bữa ăn hàng ngày hoặc hòa tan 1 muỗng cà phê bột nghệ cùng 200ml sữa tươi ấm/ nước ấm và uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
12. Mật ong nguyên chất
Mật ong nguyên chất có tác dụng làm dịu cảm giác đau rát tại vùng hầu họng hiệu quả, làm lành tổn thương, kháng viêm, giảm sưng và chữa đau họng. Nguyên nhân là do trong loại nguyên liệu thiên nhiên này chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra việc uống nước mật ong ấm hoặc thêm mật ong vào những bữa ăn hàng ngày còn giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, chữa ho khan, ho có đờm, ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa bệnh ung thư, giúp tăng cường trí nhớ…
13. Một số loại thực phẩm khác
- Nước ép từ quả lựu: Theo nghiên cứu thì nước ép từ quả lựu có khả năng tránh nhiễm trùng và giảm viêm khá hiệu quả.
- Chuối: Là loại trái cây mềm và tốt cho sức khỏe. Những quả chuối sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau họng.
- Súp gà: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì súp gà có khả năng chống viêm nhiễm và làm thông đường thở khá hiệu quả. Nhờ đó mà hạn chế được các triệu chứng của bệnh đau họng.
- Cây xô thơm: Loại thảo dược được sử dụng để điều trị bệnh trong thời gian dài, khá hữu dụng đối với việc điều trị bệnh viêm họng.
- Trà: Dùng trà ấm, đồ uống không có cồn cùng một vài đồ uống khác có thể làm cho bệnh viêm họng được cải thiện.
- Sinh tố và sữa chua: Là những thực phẩm mềm, chứa nhiều nước, không những cung cấp dinh dưỡng để điều trị những tổn thương mà còn làm cổ họng dịu lại.
- Rau củ đã được chế biến: Cà rốt, bắp cải và nhiều loại rau khác đều tốt cho người bị viêm họng. Nhưng chú ý là chỉ dùng khi đã nấu chín mềm.
- Trứng cuộn: Cung cấp nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa trứng cuộn là thực phẩm mềm, không làm tổn thương vùng cổ họng bị viêm khi ăn.
Món ăn tốt cho người bị viêm họng
Một vài món ăn dưới đây có thể giúp bạn cải thiện tốt bệnh viêm trọng trong thời gian ngắn:
1. Cháo lá tía tô
Công dụng:
- Điều trị viêm họng, giảm kích ứng, dễ nuốt
- Tiêu đờm, chữa sốt, tức ngực khó thở, giải cảm.
Nguyên liệu:
- Lá tía tô
- Gạo
- Thị, trứng.
Cách thực hiện:
- Mang 1 nắm lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ và sắc để lấy nước
- Mang gạo vo sạch, nấu cùng với nước lá tía tô đến khi nhừ thành cháo
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
- Thêm thịt bằm, trứng và một ít lá tía tô tươi
- Ăn ngay khi còn nóng.
2. Canh hẹ nấu đậu hủ
Công dụng:
- Chữa ho, giảm viêm và đau họng
- Chống viêm, sát khuẩn, tiêu đờm, giải độc.
Nguyên liệu:
- 1 bó hẹ
- 1 gói đậu hủ non
- 100 gram thịt heo
- Rau mùi, hành, gia vị.
Cách thực hiện:
- Mang thịt rửa sạch, băm nhỏ và nêm nếm gia vị
- Hành, rau, hẹ rửa sạch, ngâm nước muối và cắt khúc vừa ăn
- Phi hành trong chảo dầu, thêm thịt, đảo đều cho đến khi thịt săn lại
- Thêm nước, thêm đậu hũ non đã cắt khúc, nấu sôi trong 10 phút, thêm hẹ và nêm nếm gia vị
- Tắt bếp, ăn khi còn nóng.
6 Thực phẩm người bị viêm họng nên kiêng ăn
Bên cạnh vấn đề “Viêm họng nên ăn gì”, người bệnh cũng cần kiêng dùng những loại thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị. Điều này sẽ giúp bạn giảm phát sinh những vấn đề không mong muốn, bệnh nhanh chóng được khắc phục.
1. Thực phẩm giòn, cứng
Những loại đồ ăn có nhiều cạnh sắc nhọn, như bánh quy giòn, bánh mì nướng khô, các loại hạt hoặc rau sống có thể làm cho triệu chứng đau họng ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này có khả năng tác động tiêu cực, gây trầy xước niêm mạc họng và làm nặng thêm mức độ nghiêm trọng của những tổn thương tại cổ họng.
Ngoài ra những loại thực phẩm giòn, cứng còn khiến người bị viêm họng khó nhai nuốt, thường gây kích thích và ma sát cổ họng.
2. Thực phẩm/ đồ uống lạnh
Các chuyên gia khuyến cáo người bị viêm họng tuyệt đối không nên thêm các loại thực phẩm/ đồ uống lạnh vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày. Điển hình như kem lạnh, nước đá… Bởi việc sử dụng những loại thực phẩm này sẽ khiến tổn thương tại cổ họng bị kích thích, lan rộng, gây viêm, sưng to và làm cản trở quá trình điều trị bệnh viêm họng.
3. Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng
Người bị viêm họng cần tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng. Nguyên nhân là do loại thực phẩm này có thể gây kích ứng niêm mạc họng, làm nặng hơn tình trạng sưng và viêm họng. Đặc biệt thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng có thể khiến người bệnh khó nuốt và có cảm giác đau đớn nghiêm trọng, gây nóng rát cổ họng, nóng trong người, làm ảnh hưởng đến hoạt động nhai nuốt cho những lần sau.
4. Thức ăn ngọt, chứa nhiều đường
Thức ăn ngọt, chứa nhiều đường cũng được xếp vào danh sách những loại có khả năng gây kích ứng cổ họng, người bệnh cần kiêng trong quá trình chữa viêm. Bởi trong loại thực phẩm này chứa chất arginine, chất này có khả năng tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra arginine còn kích thích cổ họng tiết ra nhiều dịch nhờn, gây ứ đờm trong cổ họng, kích thích phản ứng viêm, tạo cảm giác khó chịu ở họng và khiến bệnh viêm họng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Đồ uống/ thực phẩm chứa cồn
Trong thời gian điều trị bệnh viêm họng, người bệnh cần tránh thêm đồ uống hoặc thực phẩm chứa cồn như cơm rượu, bia, các loại rượu… vào chế độ ăn uống. Bởi việc sử dụng những loại thực phẩm, đồ uống này không chỉ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng mà còn làm nặng hơn tình trạng viêm họng, khiến cổ họng sưng đỏ, viêm nhiễm nghiêm trọng và làm chậm quá trình làm lành tổn thương. Hơn nữa, đồ uống có cồn còn có tính háo nước, không tốt cho người bị viêm họng.
6. Một số loại thực phẩm khác
- Thực phẩm muối chua: Thường chứa nhiều giấm và muối có thể làm cho tình trạng viêm họng ngày càng nghiêm trọng.
- Nước ép cà chua và nước sốt: Trong cà chua cũng có tính axit có thể không tốt cho cổ họng của người bị viêm họng.
- Gia vị gây kích ứng: Một số loại gia vị có thể làm giảm đau họng nhưng một số khác có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Chẳng hạn như: ớt, nước sốt nóng, hạt nhục đậu khấu,…
- Thuốc lá: Không phải là một loại thực phẩm, nhưng khi bị đau họng nên tránh xa khói thuốc lá. Thậm chí người khỏe mạnh cũng nên hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Một số biện pháp làm giảm đau họng tại nhà mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:
- Giữ nước: Uống nhiều đồ uống không cồn để cổ họng không bị khô và giảm đau.
- Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm giảm viêm. Tuy nhiên tùy theo đối tượng mà pha nước muối với tỉ lệ phù hợp.
- Làm dịu cổ họng bằng cách tránh đồ ăn và đồ uống quá nóng. Cách này có thể giảm kích ứng cổ họng.
- Dùng thuốc trị đau họng: thuốc ho và kẹo ngậm có thể giảm đau họng khá hiệu quả
- Thuốc giảm đau không kê đơn: acetaminophen, acetaminophen, naproxen,… có thể làm giảm triệu chứng ho. Tuy nhiên để tránh hội chứng Reye’s không nên dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi.
- Chú ý độ ẩm: không khí khô có thể làm cho tổn thương ở cổ họng trầm trọng hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm là một trong những biện pháp nên áp dụng.
Trường hợp cần gặp bác sĩ
Đau họng thường chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng nếu triệu chứng kéo dài hơn 6 ngày thì nên đi khám bác sĩ. Nếu đau họng do virus với các triệu chứng: ho, sổ mũi, giọng khàn, mắt hồng… có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà.
Khi đau họng do vi khuẩn thì cần có các biện pháp của bác sĩ. Cụ thể trong trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như: nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng Amidan, viêm cầu thận… Thông thường bệnh nhân bị viêm cầu khuẩn hay có các triệu chứng: sốt, đau họng, khó nuốt, sưng hạch bạch huyết, không ho…
Qua những gì chia sẻ có lẽ người bệnh đã biết nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị viêm họng. Từ đó dễ dàng hơn cho việc lựa chọn những thực phẩm tốt có khả năng điều trị bệnh và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể hoạt động tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau Họng Nên Uống Gì? 15 Loại Nước Dễ Làm, Giảm Nhanh Tình Trạng Bệnh
- Viêm Họng Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
Từ khóa » Viêm Họng Cấp Tính Nên ăn Gì
-
Nên ăn Gì Và Uống Gì Khi Bị đau Họng? | Vinmec
-
Bị đau Họng Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Bệnh Mau Khỏi, Tránh Tái Phát
-
Viêm Họng Nên ăn Gì Và Kiêng Gì để Chóng Khỏi Bệnh? - Hello Bacsi
-
Bị Viêm Họng Hạt Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Nhanh Khỏi Bệnh?
-
Nên ăn Gì Và Uống Gì Khi Bị đau Họng? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Viêm Họng Nên Kiêng ăn Gì để Nhanh Khỏi? - Sở Y Tế Tỉnh Hà Tĩnh
-
Viêm Họng Nên Ăn Gì Kiêng Gì Để Bệnh Không Tái Phát?
-
Viêm Họng ăn Gì để Mau Chóng Hồi Phục - Bạn đã Biết? | TCI Hospital
-
Viêm Họng Cấp Mãn Tính Là Gì ? Nên ăn Uống Gì
-
Viêm Họng Mãn Tính Kiêng Gì Và Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?
-
Viêm Thanh Quản Nên ăn Gì Và Kiêng ăn Gì?
-
Bệnh Viêm Họng Nên Và Không Nên ăn Gì?
-
Viêm Họng Mãn Tính Kiêng Gì Và Nên ăn Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bị Viêm Họng Cấp Kiêng ăn Gì để Nhanh Khỏi Bệnh? - Dược Phẩm Á Âu