VIÊM HỌNG VÀ AMYDAL CẤP: Chẩn đoán Và điều Trị Cụ Thể

Đăng nhập Tham gia Đăng nhập Hoan nghênh!đăng nhập vào tài khoản của bạn Tài khoản mật khẩu của bạn Quên mật khẩu? Đăng kí Hoan nghênh!Đăng ký email của bạn Tài khoản Mật khẩu đã được gửi vào email của bạn. Khôi phục mật khẩu Khởi tạo mật khẩu email của bạn TÌM KIẾM Thứ Sáu, Tháng Năm 17, 2024
  • Đăng nhập/Đăng ký
Đăng nhập Đăng nhập tài khoản Tài khoản mật khẩu của bạn Forgot your password? Get help Create an account Create an account Welcome! Register for an account email của bạn Tài khoản Mật khẩu đã được gửi vào email của bạn. Khôi phục mật khẩu Khởi tạo mật khẩu email của bạn Mật khẩu đã được gửi vào email của bạn. Bác sĩ Tai mũi họng Hà Nội Trang chủ Họng - Thanh quản Viêm Amidan cấp và mạn tính VIÊM HỌNG VÀ AMYDAL CẤP: Chẩn đoán và điều trị cụ thể Chia sẻ Facebook Tweet

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán 1.1 Lâm sàng Toàn thân : Thương có sốt, mệt mỏi, hạch góc hàm sưng đau Cơ năng: – Đau họng, có thể đau xiên lên tai trong viêm Amydal mủ – Thường có ho Thực thể – Họng viêm đỏ, niêm mạc họng miệng có thể có loét nông, có chấm mủ – Amydal viêm đỏ, có thể có mủ trên bề mặt – Nghe phổi không có rale 1.2 Cận lâm sàng – Cần ngoáy họng, phết mủ amydal soi trực tiếp, cấy làm kháng sinh đồ – Huyết học : Bạch cầu, VSS thường tăng cao – Sinh hóa : CRP thường tăng – X quang tim phổi : Không có tổn thương

2. Điều trị Kháng sinh – Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ + Trẻ em : Cefixim 20 mg / kg x 2 lần uống cách 12 giờ x 7 ngày. Trường hợp trẻ đã dùng kháng sinh rồi mà không đỡ hoặc trong tiền sử đã dùng nhiều loại kháng sinh trong những đợt bệnh nhiễm khuẩn khác thì cho tiêm Cefotaxim 50mg / kg x 2 lần tiêm TM cách 12 giờ x 7 ngày + Người lớn : Cefotaxim 1g x 2 lần tiêm TM cách 12 giờ x 7 ngày – Khi đã có kết quả kháng sinh đồ + Nếu các thuốc đang dùng có hiệu quả tiếp tục dùng đủ 7 ngày + Nếu không hiệu quả : Thay thuốc theo kháng sinh đồ x 7 ngày Hạ sốt, giảm đau – Trẻ em : Uống paracetamol 10mg / kg x 2-4 lần / ngày ( hoặc đặt hậu môn mỗi lần 1-2 viên 80mg ) đến khi hết sốt – Người lớn : Uống paracetamol 0,5g x 1-2 viên x 2 lần / ngày đến khi hết sốt và đau Chống viêm, chống phù nề – Người lớn : Alphachymotrypsin x 3 viên / lần x 2 lần uống / ngày x 7 ngày – Trẻ em : Alphachymotrypsin x 1 viên / 10kg / lần x 2 lần uống / ngày x 7 ngày An thần, chống dị ứng, chống ngứa họng gây ho : siro Phenergan 0,1% 0,5ml / kg x 2 lần uống cách 12 giờ hoặc Clorpheniramin 0,2mg / kg x 2 lần uống / ngày x 5-7 ngày ( người lớn 1 viên 4mg x 2 lần uống sáng chiều ) Bù nước, điện giải cho uống dung dịch Oresol theo nhu cầu của người bệnh thay nước uống hàng ngày

3. Theo dõi 3.1 Lâm sàng – Toàn thân : Những ngày có sốt theo dõi mạch, nhiệt độ 4-6 giờ một lần, khi hết sốt 12 giờ 1 lần – Tình trạng niêm mạc họng, miệng, Amydal – Các dấu hiệu tổn thương đường hô hấp dưới – Các dấu hiệu màng não 3.2 Cận lâm sàng Làm lại xét nghiệm huyết học, VSS, X quang phổi nếu đỡ chậm, sau 3-5 ngày ngoáy họng làm lại xét nghiệm vi trùng nếu lần đầu vi khuẩn không mọc

4. Chăm sóc – Tùy tuổi và tình trạng bệnh mà có chỉ định chăm sóc cụ thể – Chế độ ăn : Sữa, cháo, cơm tùy theo tình trạng đau của bệnh nhân – Chấm họng bằng SMC , Glycerin Borat hoặc xanh Metylen 2% ngày 1-2 lần – Súc họng bằng nước muối 0,9% 8-10 lần trong ngày, trẻ lớn có thể xúc bằng nước TB hoặc dung dịch Listerin 6-8 lần / ngày – Khí dung mũi họng : 0,5ml Hydrocortisol 2,5% + 1 ống Gentamicin 40mg ngày 1-2 lần x 5 ngày – Giáo dục sức khỏe : Hướng dẫn vệ sinh mũi họng : Đánh răng ngay sau khi ăn, súc họng nước muối nhạt nhiều lần trong ngày, thường xuyên; cần điều trị tích cực các bệnh răng miệng; cần cắt Amydal nếu mỗi năm > 6 lần đau Amydal và sốt phải nghỉ học, nghỉ làm hoặc đã có biểu hiện viêm khớp, viêm tim hoặc Amydal quá phát có cơn ngừng thở khi ngủ.

5. Tiêu chuẩn khỏi bệnh – Hết sốt – Hết đau họng – Họng và Amydal hết mủ, hết xung huyết

Comments

comments

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

VIÊM AMYDAL MẠN TÍNH: Chẩn đoán và điều trị cụ thể

Viêm Amidan cấp và mạn tính

BÌNH LUẬN Hủy trả lời

Bình luận của bạn Vui lòng nhập tên của bạn ở đây Bạn đã nhập sai địa chir email Vui lòng nhập email của bạn ở đây

Notify me of follow-up comments by email.

Notify me of new posts by email.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Đặt câu hỏi

Bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng sẽ giải đáp các thắc mắc của quý vị trên fanpage Facebook.

Bác sĩ Tai Mũi Họng ENT
VỀ CHÚNG TÔIbstaimuihong.vn là nơi chia sẻ các bài viết, tài liệu về bệnh học và điều trị các bệnh Tai mũi họng dành cho các bác sĩ. Nội dung không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn chuyên môn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị.THEO DÕI CHÚNG TÔI © 2018. Bác sĩ Tai Mũi Họng Hà Nội error: Content is protected !! NHIỀU BÀI VIẾT HƠN

Viêm Amidan cấp và mạn tính

VIÊM AMYDAL MẠN TÍNH: Chẩn đoán và điều trị cụ thể

Chuyển đến thanh công cụ
  • Đăng nhập
  • Ghi danh
  • ProtectionProtection

Từ khóa » Dung Dịch Smc Chấm Họng