Viêm Họng Xung Huyết: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và ...
Có thể bạn quan tâm
Viêm họng xung huyết là một bệnh lý rất phổ biến, có thể gây ra các biến chứng viêm mũi xoang cấp, viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm cầu thận cấp… hoại tử vùng cổ dẫn đến tử vong.
Viêm họng xung huyết là gì?
Viêm họng xung huyết (còn gọi là viêm họng cấp) là tình trạng tổn thương niêm mạc họng thường do virus tấn công, gây xung huyết, đau rát và sưng tấy. Căn bệnh này xảy ra quanh năm nhưng có tỷ lệ cao hơn vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh.
Đối tượng đến khám viêm họng xung huyết tại khoa Tai-mũi-họng hàng năm có cả trẻ em, thanh niên, trung niên và người cao tuổi với các triệu chứng viêm họng riêng biệt hoặc viêm họng đi kèm với viêm mũi xoang, viêm VA, viêm amidan, phát ban, sởi… Đây không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng song nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời, các biến chứng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân viêm họng xung huyết
Theo BS.CKI Trần Phương Thanh, Khoa Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, có 2 nguyên nhân gây ra viêm họng xung huyết đó là virus (chiếm hơn 60% trường hợp) và vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau nhiễm virus).
Trong đó, các loại virus gây bệnh thường là virus cúm, virus para-influenzae, Adenovirus, virus Coxsackie và vi khuẩn như liên cầu bêta tan huyết nhóm A, B, C, G; phế cầu, H. Influenza, tụ cầu vàng.
Nguồn lây nhiễm virus và vi khuẩn có thể đến từ không khí, môi trường, thức ăn hoặc liên quan đến các bệnh lý phổ biến như cảm lạnh, cảm cúm, bạch hầu, thủy đậu, quai bị…
Ngoài các loại virus, vi khuẩn kể trên thì một số yếu tố thuận lợi sau cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm họng sung huyết🙁1)
- Thời tiết thay đổi thất thường: Sự thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là các thời điểm giao mùa trong năm ở miền Bắc nước ta rất dễ gây viêm họng xung huyết. Điều này là do cơ thể không kịp thích ứng với những thay đổi từ môi trường, dẫn đến sức đề kháng suy giảm và dễ gây tổn hại đến vùng hầu họng.
- Suy giảm miễn dịch: Người mắc các bệnh như HIV/AIDS, tiểu đường, suy dinh dưỡng, ung thư… dễ mắc viêm họng xung huyết hơn do khả năng chống chọi kém với các tác nhân gây bệnh.
- Trào ngược dạ dày – thực quản: Axit dạ dày trào ngược có thể gây bỏng rát hoặc loét vòm họng, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Ô nhiễm môi trường: Môi trường khói bụi, hóa chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng xung huyết.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá là một trong các yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm họng xung huyết.
- Chế độ ăn không hợp lý: Thường xuyên ăn đồ cay, nóng, thực phẩm quá cứng, uống nhiều rượu bia cũng có thể gây tổn thương niêm mạc họng.
- Căng thẳng, stress kéo dài: Tâm lý không ổn định, hay thức khuya, suy nhược cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ viêm họng sung huyết.
- Nghề nghiệp: Những nghề phải nói, hát nhiều như ca sĩ, diễn giả, giáo viên… cũng dễ bị tổn thương niêm mạc họng hơn so với các đối tượng khác.
Dấu hiệu viêm họng xung huyết
Viêm họng xung huyết là bệnh cấp tính, diễn ra đột ngột với các triệu chứng điển hình như:
- Sốt trên 38 độ, đau đầu, mệt mỏi, khó thở, ớn lạnh, đau nhức toàn thân, chán ăn.
- Cảm giác đau nhói lên tai khi nói, ho hoặc nuốt hoặc cảm giác đau rát, vướng víu cổ họng dẫn đến ăn không ngon ở người lớn, lười ăn, quấy khóc ở trẻ nhỏ.
- Ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm, ho nhiều về đêm và sáng.
- Sổ mũi, nghẹt mũi, có thể chảy máu cam.
- Khi thăm khám có thể thấy niêm mạc họng tấy đỏ, phù nề; các tổ chức bạch huyết ở thành sau họng nổi rõ mao mạch và sưng nhẹ hạch góc hàm.
- Nếu nguyên nhân gây viêm họng xung huyết là do virus, các triệu chứng thường giảm dần và tự biến mất sau 3-5 ngày, nhưng bệnh có thể kéo dài hơn nếu có nguyên nhân từ vi khuẩn.
Các biến chứng nguy hiểm của viêm họng xung huyết
Viêm nhiễm, áp xe các khu vực lân cận là biến chứng thường gặp nhất của viêm họng xung huyết. Ngoài ra, bệnh còn có nguy cơ gây ra các biến chứng xa ở các bộ phận như tim, thận… Trường hợp nghiêm trọng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Biến chứng tại chỗ: Viêm sưng, áp xe khu vực thành sau họng và các khoang bên họng; Biến chứng viêm tấy hoại tử vùng cổ rất hiếm gặp nhưng có khả năng gây nguy cơ tử vong cao.
- Biến chứng ở các cơ quan lân cận: Viêm mũi xoang cấp, viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi…
- Biến chứng xa: Viêm họng xung huyết do liên cầu tan huyết có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm cầu thận cấp, thấp khớp…
Cách chữa viêm họng xung huyết
Sau khi thăm khám thực thể, nếu bác sĩ nghi ngờ có viêm họng xung huyết, người bệnh sẽ được xét nghiệm định loại virus hoặc vi khuẩn. Đối với các trường hợp không có xét nghiệm này, người bệnh từ 3 tuổi trở lên sẽ được điều trị theo phác đồ của bệnh viêm họng cấp do liên cầu.
1. Điều trị bằng thuốc
Người bệnh dùng các loại thuốc như thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng sinh… nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm họng xung huyết. Bác sĩ khuyến cáo, việc dùng thuốc kháng sinh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần phải uống đủ liều được chỉ định kể cả khi các triệu chứng đã hoàn toàn biến mất. Bởi vì việc dùng thuốc kháng sinh không đủ liều sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
Các loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm họng xung huyết bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Thường dùng nhóm beta lactam gồm Penicillin V, Penicillin G, Cephalosporin thế hệ 1 (như Cefalexin, Cefadroxil,…) hoặc Penicillin A (Amoxicillin). Nếu bị dị ứng với nhóm này, người bệnh có thể chuyển qua nhóm Macrolid. Nhóm này gồm các thuốc Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin…
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen…
- Thuốc chống viêm: Methylprednisolone, Prednisolon, Alpha Chymotrypsin…
2. Điều trị tại chỗ
Ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại chỗ có tác dụng sát khuẩn, giảm ho và đau rát cổ họng như súc họng bằng nước muối sinh lý, ngậm kẹo chứa các tinh dầu bạc hà, gừng, mật ong…
Phòng ngừa viêm họng xung huyết
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm họng xung huyết, bác sĩ gợi ý một số phương pháp phòng tránh đơn giản nhưng hiệu quả sau:
- Giữ ấm cơ thể, mũi, họng khi thời tiết chuyển lạnh bằng cách đeo khẩu trang, quàng khăn, mặc ấm, ăn/uống đồ nóng ấm.
- Hạn chế uống nước đá, đồ lạnh để tránh gây kích niêm mạc họng
- Phòng ngừa cảm cúm khi thời tiết giao mùa.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên súc họng bằng nước muối sinh lý
- Không uống rượu, hút thuốc hoặc/và có biện pháp bảo vệ nếu phải sống và làm việc trong môi trường hóa chất độc hại.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là uống đủ nước và ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, trái cây, rau xanh để tăng cường sức đề kháng; Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, các chất kích thích, đồ uống có ga… gây hại cho niêm mạc họng.
- Có chế độ làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng hoặc quá sức; Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe
Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm họng xung huyết
1. Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không?
Viêm họng xung huyết là bệnh cấp tính không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng của viêm họng xung huyết như hoại tử cổ; nhiễm trùng huyết, viêm màng tim, viêm cầu thận cấp thì có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra nên tìm hiểu thêm về bệnh viêm họng hạt là tình trạng của viêm họng mãn tính. Với các dấu hiệu đau họng, rát, vướng gây ho,.. để phân biệt được giữa các loại viêm họng.
2. Súc miệng bằng nước muối sinh lý có chữa khỏi viêm họng xung huyết được không?
Đối với tình trạng viêm họng xung huyết nhẹ, việc dùng nước muối sinh lý để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày, kết hợp với việc uống mật ong, trà gừng nóng… có thể giúp chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, đối với tình trạng viêm họng xung huyết nặng với biểu hiện sốt cao, ho nhiều, khó nuốt thì nước muối sinh lý chỉ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng. Người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám để được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
3. Nếu không mua được nước muối sinh lý thì tôi có thể dùng nước muối tự pha để ngậm khi bị viêm họng xung huyết không?
Bác sĩ khuyến cáo, việc dùng nước muối tự pha không đúng nồng độ có thể phản tác dụng. Bởi vì nước muối có nồng độ quá nhạt thì không thể giúp làm sạch vi khuẩn, còn nước muối nồng độ đậm đặc lại dễ làm loét các niêm mạc ở miệng và họng. Do đó, việc dùng nước muối sinh lý là tốt nhất. Tuy nhiên, trường hợp không thể mua được nước muối sinh lý mà phải tự pha nước muối để dùng thì người bệnh nên pha theo tỷ lệ 9g muối/1 lít nước tinh khiết để có được dung dịch nước muối với tỷ lệ 0,9%.
4. Viêm họng xung huyết nên ăn gì?
Tình trạng chung của người bị viêm họng xung huyết là đau rát cổ họng, khó nuốt, mệt mỏi, chán ăn, háo nước. Do đó, lúc này bạn nên ăn các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, bún, phở và ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, thịt, cá, sữa; thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, đu đủ, súp lơ, bông cải xanh…; thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc, hải sản, chuối, củ cải; đồng thời nên uống nhiều nước. Trà gừng, mật ong ấm là các thức uống rất tốt cho người bị viêm họng.
Ngoài ra, người bệnh cần tránh các thực phẩm có thể gây kích thích cổ họng như thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thực phẩm quá nhiều đường…
5. Khi nào nên đến bệnh viện khám và điều trị?
Trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng các triệu chứng viêm họng xung huyết không thuyên giảm hoặc trầm trọng hơn sau 3 ngày, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và điều trị.
Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chuyên thăm khám và chữa trị viêm họng xung huyết và các bệnh lý tai mũi họng khác. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất, cơ sở vật chất cao cấp, tiện nghi và đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để phục vụ cho việc khám chữa bệnh hiệu quả..
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Thông thường, viêm họng xung huyết không phải là bệnh quá nghiêm trọng. Nên đến cơ sở y tế nếu cơn đau họng của bạn kéo dài hơn một vài ngày. Để bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra và có phương pháp điều trị thích hợp.
Từ khóa » Sưng Vùng Cổ Họng
-
10 Nguyên Nhân Gây đau Họng Với Các Tuyến Bị Sưng | Vinmec
-
Viêm Sưng Họng, Nổi Hạch ở Cổ, Lưỡi, Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Vì Sao Cổ Họng Bị Sưng? Có Nguy Hiểm Không? Cách Trị
-
Tình Trạng đau Cổ Họng Và Những điều Cần Biết | Medlatec
-
Cổ Họng Bị Sưng: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị
-
Phân Biệt Viêm Họng Và Ung Thư Vòm Họng | Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Rát Cổ Họng Khó Nuốt Cảnh Báo điều Gì? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đau Họng Không Ho Là Tình Trạng Gì?
-
8 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau Họng Một Bên Và Cách Xử Lý
-
Viêm Họng: Phân Biệt, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Thông Báo Thông Báo - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Bắc Giang
-
NỔI HẠCH CỔ LÀ BỆNH GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
Viêm Họng Nổi Hạch Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital