Viêm Kết Mạc Cấp Tính: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
Viêm kết mạc cấp tính là bệnh về mắt có thể liên quan đến một số bệnh lý như giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt hay mất thị lực do kết mạc co rút.
Viêm kết mạc cấp tính là gì?
Kết mạc là một màng mỏng trong suốt có chứa các mạch máu, bao phủ lên củng mạc của nhãn cầu (lòng trắng) và mặt trong của sụn mi, tạo nên hai túi cùng đồ trên và dưới. Khi viêm cấp tính, các mạch máu ở kết mạc sung huyết làm cho kết mạc phù và đỏ, vì vậy người ta thường gọi viêm kết mạc cấp là đau mắt đỏ.
Bệnh có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng thường có những đợt bùng phát thành dịch, nhất là vào những thời điểm giao mùa.
Viêm kết mạc cấp tính rất dễ lây với mức độ tấn công trong nội bộ gia đình lên đến 50%. Khoảng 35–50% bệnh nhân phát triển các biến chứng.
Không giống như viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm kết mạc cấp tính liên quan đến các bệnh lý quan trọng như:
– Giảm thị lực hoặc độ nhạy ánh sáng do thâm nhiễm dưới biểu mô dai dẳng (giác mạc viêm tích tụ)
– Chảy nước mắt mãn tính (chảy nước mắt quá mức) từ các vấn đề thoát lệ đạo.
– Mất thị lực do kết mạc co rút và kết mạc bị dính một phần hay toàn phần (sẹo kết mạc).
Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp tính
Bệnh viêm kết mạc cấp tính thường có các triệu chứng điển hình như: cộm xốn, ngứa mắt, sưng đỏ mí và kết mạc, chảy rỉ ghèn và nước mắt, nhất là vào buổi sáng ghèn làm dính chặt lông mi rất khó mở mắt khiến người bệnh khó chịu, phải thường xuyên dụi mắt.
Một số trường hợp viêm kết mạc cấp do virus sẽ bị nổi hạch trước tai sưng và đau. Nếu nguyên nhân là vi trùng thì ghèn thường có màu vàng đặc như mủ còn do virus thì thường trắng trong, dai kéo thành sợi. Một số có thể kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, khò khè.
Bình thường bệnh sẽ giảm dần và hết sau 5-7 ngày. Nếu bị biến chứng viêm giác mạc (lòng đen) sẽ có biểu hiện chảy nước mắt, nhìn mờ, chói mắt khi nhìn ra ánh sáng. Trường hợp này nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây loét giác mạc rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới thị lực lâu dài.
Một số trường hợp tiến triển nặng, các sợi Fibrin trong dịch tiết của kết mạc sẽ kết hợp với tế bào viêm và vi khuẩn tạo thành một màng giả bám chặt ở mặt trong kết mạc, gây sưng húp mi mắt, loét trợt biểu mô giác mạc rất nguy hiểm. Có thể kèm theo xuất huyết kết mạc và chảy nước mắt lẫn máu hồng.
Hình thái và nguyên nhân của viêm kết mạc cấp tính
Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái
– Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
– Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.
– Viêm kết mạc do virus: Là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc, bệnh thường kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành dịch.
Nguyên nhân của viêm kết mạc cấp tính
– Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), hiếm gặp do não mô cầu (Neisseria Menigitidis).
– Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. Dipptheria) và liên cầu ( Streptococcus Pyogene), phế cầu.
– Viêm kết mạc do virus: do virus Adeno virus, Entero virus…
Bệnh viêm kết mạc cấp tính là bệnh dễ lây lan
Viêm kết mạc xảy ra do virus, vi khuẩn nên có khả năng lây lan cao thậm chí bùng phát thành dịch. Con đường lây nhiễm viêm kết mạc chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với ghèn, gỉ mắt của người bệnh hay dịch tiết ở mắt, qua các vật dụng trung gian như khăn mặt, kính, chậu rửa mặt…
Bệnh cũng lây qua đường hơi thở và đường nước bọt như khi nói chuyện gân, ho, hôn… Do vậy, cần cách ly người bệnh đau mắt đỏ và có các biện pháp dự phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm như đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn, không dùng chung các vật dụng cá nhân…
Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần có những lưu ý nhất định, tuân thủ chỉ định của bác sĩ cũng như uống thuốc đủ liều để hồi phục nhanh, giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe do bệnh gây ra.
Điều trị viêm kết mạc cấp tính
Viêm kết mạc cấp tính là bệnh nhiễm trùng mắt nên việc điều trị khá đơn giản bằng các thuốc giảm nhẹ triệu chứng, kháng viêm, kháng sinh nhỏ tại chỗ và toàn thân. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng chỉ định và không kịp thời có thể có những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.
Khi có các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp tính cần đi khám và điều trị đúng theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc, hoặc dùng thuốc của người này điều trị cho người khác. Đặc biệt là những thuốc có chất corticosteroid không có chỉ định của bác sĩ.
Có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị như đắp khăn mặt ấm lên mắt làm giảm đau và khó chịu, rửa mặt bằng xà phòng nhẹ hoặc dầu gội đầu trẻ em để loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh, dùng nước muối sinh lý để rửa mắt và làm mềm lông mi, nhất là vào buổi sáng. Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Cách phòng ngừa bệnh viêm kết mạc cấp tính
– Để phòng bệnh, cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh.
– Dùng riêng khăn, chậu rửa mặt khi bị bệnh để tránh lây lan sang người khác.
– Tránh chạm vào mắt không bị nhiễm sau khi đã chạm vào mắt bị nhiễm.
– Khi đi đường bụi phải đeo kính, tra nước muối sinh lý để rửa mắt, rửa tay xà phòng thường xuyên.
– Không tự ý mua thuốc tra nhỏ hoặc dùng thuốc của người khác tra nhỏ khi bị bệnh. Không tự đắp lá trầu, lá dâu vào mắt… vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Ths.BS Đỗ Minh Lâm
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17970823
https://www.msdmanuals.com/professional/eye-disorders/conjunctival-and-scleral-disorders/acute-bacterial-conjunctivitis
https://www2.health.vic.gov.au/public-health/infectious-diseases/disease-information-advice/acute-bacterial-conjunctivitis
https://www.healio.com/pediatrics/eye-care/news/online/%7B364d4d0f-901c-41dc-ad8b-ab2fac10edf0%7D/pediatric-acute-bacterial-conjunctivitis-an-update
https://emedicine.medscape.com/article/1191730-overview
Từ khóa » đau Mắt đỏ Có Màng Trong Mắt
-
Bệnh Viêm Kết Mạc (đau Mắt đỏ)
-
Bệnh Viêm Kết Mạc Mắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị Và ...
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Viêm Kết Mạc Là Gì Và Viêm Kết Mạc Mắt Có Nguy Hiểm Không?
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị Và Cách ...
-
Mắt đỏ - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Kết Mạc (Đau Mắt đỏ, Viêm Kết Mạc Mãn Tính...)
-
Đau Mắt đỏ Kéo Màng Có Nguy Hiểm Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bệnh Viêm Kết Mạc (Đau Mắt đỏ) - TTN
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Mắt đỏ | Bệnh Viện đa Khoa Sóc Sơn
-
Mắt Bị đỏ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Đau Mắt đỏ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Viêm Kết Mạc (Đau Mắt đỏ)
-
Bệnh đau Mắt đỏ ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Các Thuốc Dùng Trị đau Mắt đỏ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Viêm Kết Mạc Mắt: Nguyên Nhân, điều Trị Và Phòng Tránh Lây Nhiễm
-
Cách Khắc Phục Dị ứng ở Mắt