Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Và Cách điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Đây không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí dẫn tới ung thư cổ tử cung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về căn bệnh này.
1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng tổn thương lành tính xảy ra khi các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển và xâm lấn ra bên ngoài. Lúc này, các tế bào lộ tuyến vẫn thực hiện chức năng tiết dịch như bình thường nên người bệnh sẽ có hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virus,… xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ đã quan hệ tình dục, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc vừa mới sinh xong. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung là do bẩm sinh.
Căn cứ vào mức độ tổn thương, bệnh được chia thành 3 cấp độ như sau:
- Cấp độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh, diện tích tổn thương nhỏ, chưa vượt quá 30%, các triệu chứng của bệnh chưa biểu hiện rõ, người bệnh rất khó để nhận biết.
- Cấp độ 2: Vùng lộ tuyến bị viêm chiếm 50% diện tích cổ tử cung. Các triệu chứng bệnh ngày càng biểu hiện rõ và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Cấp độ 3: Vùng lộ tuyến bị viêm chiếm tới trên 70% diện tích cổ tử cung. Các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như tắc cổ tử cung, viêm tử cung, thậm chí là ung thư cổ tử cung.
2. Dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung
Mỗi cấp độ viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:
2.1. Viêm lộ tuyến tử cung độ 1
Ở giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào tuyến chỉ mới phát triển ra ngoài, phần diện tích tổn thương của cổ tử cung chiếm tỷ lệ nhỏ. Tình trạng viêm nhiễm cũng chưa lan rộng nên chưa có dấu hiệu rõ ràng, không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và quan hệ tình dục.
Tuy nhiên dựa vào các dấu hiệu sau, bạn có thể nhận biết tử cung của mình đang gặp vấn đề:
- Khí hư ra bất thường so với chu kỳ rụng trứng bình thường.
- Khí hư có màu sắc lạ như trắng đục, vàng hoặc xanh,… kèm mùi hôi khó chịu.
- Vùng kín bị ngứa ngáy.
Nhìn chung, những biểu hiện do viêm lộ tuyến gây ra khá giống với bệnh lý phụ khoa khác. Do đó, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể. Nếu phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.
2.2. Viêm lộ tuyến tử cung độ 2
Ở cấp độ 2, diện tích cổ tử cung bị tổn thương đã chiếm khoảng 50 – 70%. Lúc này, các triệu chứng ở cấp độ 1 diễn ra thường xuyên và nặng hơn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, khi quan hệ tình dục, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, thậm chí là chảy máu âm đạo.
Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng sang bộ phận khác và dẫn đến các biến chứng như: viêm tắc vòi trứng, nấm sinh dục, làm giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ. Mặt khác, khi cổ tử cung bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.
>> Xem thêm: Viêm lộ tuyến bị chảy máu có sao không?
2.3. Viêm lộ tuyến tử cung độ 3
Khi bệnh tiến triển đến cấp độ 3 thì tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng trên 70% hoặc toàn bộ cổ tử cung. Các triệu chứng bệnh đã trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Âm đạo xung huyết, dễ trầy xước và chảy máu khi thực hiện các hoạt động giao hợp do các tế bào tuyến bị viêm nhiễm đã phát triển ra ngoài.
- Khí hư ra nhiều, màu lạ, mùi hôi, tanh khó chịu.
- Đau quặn vùng bụng dưới.
- Tiểu tiện cũng trở nên khó khăn, người bệnh đi tiểu nhiều lần và có thể bị tiểu buốt.
- Giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt,…
3. Nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lộ tuyến mà chị em thường bỏ qua. Điều này càng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây lên tình trạng viêm nhiễm. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh mà chị em cần chú ý:
3.1. Vệ sinh vùng kín sai cách
Một số chị em thường có thói quen thụt rửa âm đạo quá sâu, kì cọ mạnh, hoặc lạm dụng dung dịch vệ sinh chứa hương liệu và chất tẩy rửa mạnh,… Điều này khiến môi trường pH âm đạo bị mất cân bằng. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập, là nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung.
3.2. Quan hệ tình dục không an toàn
Việc quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, nhiều bạn tình, động tác mạnh bạo,… là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm lộ tuyến cổ tử cung. Ngoài ra, đây cũng là mối nguy cơ làm tăng khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV,…
3.3. Thay đổi nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ mang thai và sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh hoặc do sử dụng các loại thuốc tránh thai,… làm thay đổi môi trường âm đạo, cũng có thể gây viêm lộ tuyến cổ tử cung.
>> Xem thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai: Cần phải làm gì?
3.4. Mắc các bệnh lý phụ khoa khác
Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở chị em như viêm âm đạo, nhiễm nấm,… không điều trị sớm khiến vi khuẩn, nấm gây bệnh tấn công vào sâu bên trong. Từ đó, gây nên các bệnh lý viêm cổ tử cung.
3.5. Lạm dụng thủ thuật phụ khoa
Một số thủ thuật phụ khoa như nạo phá thai nhiều lần, đặt vòng âm đạo,… có thể làm tổn thương cổ tử cung. Nếu chị em không chăm sóc tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm.
3.6. Không khám sức khỏe phụ khoa định kỳ
Phần lớn chị em không có thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ và chỉ đi khám khi các triệu chứng bệnh đã nặng. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Lúc này, việc điều trị bệnh sẽ gặp khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí chữa trị.
4. Biến chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể lan rộng và gây ra các hậu quả nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống: Các triệu chứng như tăng tiết khí hư, khí hư có mùi hôi tanh, ngứa ngáy ở vùng kín… khiến chị em mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt, ảnh hưởng không tốt đến công việc, giảm chất lượng cuộc sống.
- Giảm ham muốn quan hệ tình dục: Vùng lộ tuyến bị sưng, viêm có thể gây đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, khí hư tiết nhiều, vùng kín có mùi lạ khiến chị em tự ti, giảm ham muốn, hoặc sợ mỗi khi gần gũi chồng.
- Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khác: Tình trạng tăng tiết dịch âm đạo sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh và lây lan sang bộ phận khác, làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung,…
- Nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn: Viêm lộ tuyến khiến môi trường pH âm đạo thay đổi, làm giảm khả năng sống sót của tinh trùng và có thể gây cản trở tinh trùng di chuyển đến gặp trứng, từ đó làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để các loại vi khuẩn phát triển mạnh và lây lan sang bộ phận khác của cơ quan sinh sản, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn cho người bệnh.
- Nguy cơ bị ung thư cổ tử cung: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Khi bệnh tái phát nhiều lần, viêm nhiễm nặng sẽ tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển. Nhiều trường hợp phát hiện muộn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Nguy cơ sảy thai, sinh non nếu mang thai: Chị em bị viêm lộ tuyến khi mang thai làm tăng nguy cơ bị sảy thai, dọa sảy thai, sinh non; trẻ sinh ra nhẹ cân, viêm da,…
5. Chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung
Để chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em có thể thực hiện các hạng mục kiểm tra và xét nghiệm cần thiết như:
- Siêu âm đầu dò: Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát được những tổn thương lại cổ tử cung, từ đó, xác định chính xác tình trạng và mức độ bệnh.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Giúp xác định nguyên nhân gây bệnh do nhiễm nấm, vi khuẩn,…
6. Phương pháp điều trị
Sau khi có chẩn đoán cụ thể về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho chị em phác đồ điều trị bệnh lý phù hợp và hiệu quả. Một số phương pháp chữa trị phổ biến thường được áp dụng, như sau:
6.1. Điều trị bằng thuốc
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc là phương pháp mà các bác sĩ sẽ áp dụng đối với giai đoạn đầu của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng, đó là:
- Thuốc kháng sinh: Dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm ở lộ tuyến cổ tử cung. Đối với việc sử dụng những loại thuốc này, cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc đặt âm đạo: Thường chỉ sử dụng cho những trường hợp viêm nhẹ.
6.2. Áp dụng các phương pháp chữa trị hiện đại
Trong trường viêm nhiễm lan rộng, việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp chữa trị hiện đại sau:
- Phương pháp áp lạnh: Đây là phương pháp sử dụng dụng cụ bằng kim loại chứa nitơ hóa lỏng ở nhiệt độ thấp (-50 độ C) để xâm nhập vào cổ tử cung, làm đông lạnh các tế bào viêm khiến chúng dần dần chết đi.
- Phương pháp đốt điện: Bác sĩ sử dụng dòng điện ở tần số cao tác động vào cổ tử cung để loại bỏ tế bào bị viêm. Các tế bào này sau khi bị đốt bỏ sẽ bong dần và đào thải ra ngoài theo dịch âm đạo.
- Phương pháp Dao LEEP: Được đánh giá mang lại hiệu quả cao và thời gian phục hồi nhanh chóng. Phương pháp này sử dụng sóng cao tần để tiếp xúc với vùng lộ tuyến bị viêm làm cho những tế bào bị hoại tử dần và loại bỏ tận gốc.
7. Cách phòng ngừa bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em cần lưu ý những vấn đề sau trong lối sống và sinh hoạt, bao gồm:
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ; cần tránh những hoạt động tình dục thô bạo gây tổn thương lên vùng kín.
- Thực hiện các thủ thuật như đặt vòng, nạo phá thai tại các cơ sở y tế uy tín.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ và đúng cách, không thụt rửa sâu âm đạo, lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo để tránh ẩm ướt sinh ra nấm. Đặc biệt, giữ vệ sinh vùng kín trong suốt thời gian hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Không mặc quần áo, đồ lót quá chật; chọn quần lót có chất liệu mềm mại, thoáng khí, thay hàng ngày không để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
- Dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Bởi thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở âm đạo, dẫn đến môi trường âm đạo dễ bị vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung mà chị em nên biết để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, do đó, chị em cần đi khám ngay nếu phát hiện triệu chứng bất thường.
Bài viết liên quan:
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung có gây vô sinh hiếm muộn không?
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Chị em băn khoăn: Viêm lộ tuyến cổ tử cung có lây không?
- Bệnh viêm lộ tuyến có chữa khỏi được không?
Nguồn tham khảo
- [1] Cervical ectropion (cervical erosion). https://www.jostrust.org.uk/information/cervix/cervical-ectropion
- [2] What to know about cervical ectropion. https://www.medicalnewstoday.com/articles/320298
- [3] Cervical Ectropion. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560709/
Từ khóa » Vi Khuẩn Gây Viêm Lộ Tuyến
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung
-
Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán ...
-
Cách điều Trị Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung độ 1 | Vinmec
-
Viêm Lộ Cổ Tuyến Tử Cung được Hiểu Như Nào? Dấu Hiệu, Nguyên ...
-
Cảnh Báo 5 Nguyên Nhân Gây Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung
-
Viêm Lộ Tuyến Tử Cung Và Cách Phòng Chống
-
Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Là Gì? Dấu Hiệu, Điều Trị
-
Nguyên Nhân Gây Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung
-
Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị ...
-
Cách Chữa Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Hiệu Quả Cao Hiện Nay
-
Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung: Dấu Hiệu & điều Trị
-
Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung: Nguyên Nhân Gây Khó Thụ Thai
-
Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung: Triệu Chứng, Các Cấp độ Bệnh Và Cách ...
-
Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Có Nguy Hiểm? - Medinet