Viêm Lộ Tuyến Môi Trên Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Chị em thường nghe nhắc đến viêm lộ tuyến nhưng bệnh có thể bắt đầu từ những vị trí khác nhau ở cổ tử cung như mép dưới hay môi trên… Nội dung dưới đây chia sẻ về tình trạng viêm lộ tuyến môi trên và mức độ nguy hiểm của bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Thế nào là viêm lộ tuyến môi trên?
Thế nào là viêm lộ tuyến môi trên?

1. Viêm lộ tuyến môi trên là gì?

Viêm lộ tuyến môi trên là cách gọi dựa vào vị trí của vùng lộ tuyến bên trong cổ tử cung và đây là 1 trong hai trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung là viêm lộ tuyến môi trên và viêm lộ tuyến môi dưới. Khi chị em bị viêm lộ tuyến môi trên tức là môi dưới của cổ tử cung vẫn chưa bị viêm nhiễm nhiều hoặc chưa quá nặng, có thể điều trị dứt điểm nếu kịp thời và đúng cách.

2. Biểu hiện khi bị mắc viêm lộ tuyến môi trên

Chị em có thể nhận biết viêm lộ tuyến môi trên qua những dấu hiệu, biểu hiện sau:

  • Vùng kín xuất hiện khí hư có màu vàng, màu xanh và có thể có mùi hôi rất khó chịu.
  • Chị em hay thấy bị đau bụng dưới và vùng xương chậu.
  • Quan hệ tình dục thấy đau rát.
  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, chảy máu bất thường khi không phải kỳ kinh.
  • Cơ thể bị suy nhược, có thể bị sốt, khi đi tiểu có hiện tượng bị buốt và rát ở vùng kín.

3. Nguyên nhân khiến nữ giới bị viêm lộ tuyến môi trên

Viêm lộ tuyến môi trên thường xảy ra với chị em từng nhiều lần sinh nở, phá thai hoặc có quan hệ tình dục bừa bãi. Một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến căn bệnh viêm lộ tuyến môi trên ở nữ giới bao gồm:

  • Thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa sâu, dùng nước rửa vệ sinh không an toàn… đều có thể làm môi trường âm đạo thay đổi, vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi và hoạt động quá mạnh bạo cũng có thể là nguyên nhân gây viêm lộ tuyến môi trên.
  • Nếu chị em dùng thuốc tránh thai có thành phần chứa nhiều Estrogen cũng là một trong những nguyên nhân của căn bệnh viêm lộ tuyến môi trên này.
  • Tử cung bị tổn thương do quá trình nạo hút và phá thai cũng dễ khiến chị em mắc bệnh viêm lộ tuyến.
Bị viêm lộ tuyến môi trên cũng có thể là do quan hệ tình dục quá mạnh bạo, bừa bãi
Bị viêm lộ tuyến môi trên cũng có thể là do quan hệ tình dục quá mạnh bạo, bừa bãi

4. Viêm lộ tuyến mép trên có nguy hiểm không?

Những biến chứng nguy hiểm mà chị em có thể gặp nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm lộ tuyến môi trên:

  • Nếu không kịp thời điều trị bệnh sẽ phát triển nặng và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
  • Chị em có thể mắc ung thư cổ tử cung nếu để tình trạng viêm lộ tuyến kéo dài do các tế bào tuyến tăng sinh gây phá vỡ về mặt cấu trúc, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư xuất hiện.
  • Do quan hệ thấy đau rát nên chị em có thể ngại quan hệ, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm của hai vợ chồng.

5. Điều trị viêm lộ tuyến môi trên thế nào cho nhanh khỏi?

Thấy có những dấu hiệu khác lạ như khí hư, đau bụng dưới hay thay đổi chu kỳ kinh nguyệt… thì chị em nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tình trạng viêm nhiễm để có phương pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc đặt âm đạo và uống thuốc kháng viêm. Nếu tình trạng viêm nhiễm không đạt kết quả tốt sau khi điều trị bằng thuốc thì có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa như đốt điện, laser, dao leep hay áp lạnh.

Để quá trình điều trị viêm lộ tuyến môi trên hiệu quả,nhanh chóng chị em có thể chọn dùng thêm viên uống hỗ trợ. Viên uống này có chứa Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh và Immune Gamma. Trong đó các kháng sinh thực vật sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại nhưng vẫn giữ nguyên vi khuẩn có lợi, giữ cân bằng môi trường âm đạo. Immune Gamma được chiết xuất từ thành cách tế bào có lợi sẽ giúp tăng sức đề kháng vùng kín, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Sản phẩm thích hợp hỗ trợ quá trình điều trị thêm hiệu quả và an toàn.

Chị em khi đang điều trị cũng nên chú ý kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hẳn và chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hàng ngày. Không nên thụt rửa sâu và chọn dùng gel vệ sinh có nano bạc, chiết xuất trà xanh, cây mít, bạc hà, pH 4 – 6.

>>Xem thêm: Viêm lộ tuyến mép dưới là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Từ khóa » Vị Trí Viêm Lộ Tuyến