Viêm Loét Dạ Dày Có Lây Không? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...

Viêm loét dạ dày có lây không? Ngày đăng 27/03/2020 | 11:18 | Lượt xem: 5737

Viêm loét dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, chủ yếu do vi khuẩn Hp gây ra. Đây là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, nên có nhiều người cho rằng nó là bệnh truyền nhiễm. Vậy bệnh viêm loét dạ dày có lây được không? Nếu có thì sẽ lây qua những đường nào?

TIN LIÊN QUAN

Viêm loét dạ dày có lây không?

Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

Viêm loét dạ dày có căn nguyên do vi khuẩn Hp (tên đầy đủ là Helicobacter pylori) gây ra. Đây là loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể từ ngoài môi trường, thông qua thức ăn và không chí. Chính vì thế, viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh nếu họ vô tình ăn phải đồ ăn, hoặc hít phải không khí khi người bệnh hắt hơi. Đặc biệt, những người thường xuyên hoạt động chung trong một môi trường, cụ thể là người trong gia đình sẽ có tỷ lệ lây bệnh cao hơn.

Viêm loét dạ dày lây qua những đường nào?

Do vi khuẩn Hp gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, nên con đường lây viêm loét dạ dày giống với bị lây vi khuẩn Hp. Các con đường lây nhiễm có thể là:

- Đường miệng - miệng: Đây là đường dễ dàng lây truyền bệnh viêm loét dạ dày nhất. Vi khuẩn Hp có thể lây khi hai người tiếp xúc nước bọt, dịch tiết ở đường tiêu hóa với nhau, dẫn tới việc phát tán vi khuẩn Hp được xảy ra. Lúc này, người khỏe mạnh có thể mang theo vi khuẩn trong nước bọt của đối phương mà nuốt vào bụng, dẫn tới việc bị viêm loét dạ dày do lây vi khuẩn Hp.

- Đường phân - miệng: Vi khuẩn bị đào thải qua phân, và dễ dàng lây lan trong cộng đồng do thói quen ăn đồ sống, nhất là các loại rau sống được bón bằng phân hữu cơ.

- Đường khác: Có thể kể tới việc sử dụng hoặc khám chung bằng các thiết bị y tế nội soi dạ dày, tai mũi họng, dụng cụ nha khoa… Chính vì thế, việc vệ sinh và tiệt trùng thiết bị y tế là điều vô cùng cần thiết dể phòng tránh các bệnh lây nhiễm.

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày không khó nhận biết vì chúng có triệu chứng khá rõ ràng như:

- Đau bụng khó chịu: Người bệnh xuất hiện những cơn đau tức vùng bụng trên, đôi khi lan cả ra sau lưng. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên.

- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị do axit trong dạ dày tăng bất thường.

- Buồn nôn: Viêm loét dạ dày làm mất cân bằng tiêu hóa gây nên triệu chứng buồn nôn.

- Giảm cân đột ngột: Khi dạ dày hay tá tràng bị viêm loét, ngăn chặn khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn khiến cân nặng của người bệnh giảm đột ngột.

- Ăn không ngon: Đau sau khi ăn cũng là triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày, điều này khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng, ăn không ngon.

- Xuất huyết dạ dày: Nôn ra máu kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào cũng là biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng. Khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa để điều trị càng sớm càng tốt.

- Đi ngoài ra phân đen: Viêm loét khiến quá trình tiêu hóa không còn khả năng hoạt động bình thường dẫn đến chứng đi ngoài ra phân đen.

Cách phòng ngừa lây lan khuẩn Hp

Thói quen sinh hoạt chung, ăn uống chung mâm, chung bát đũa là một điều kiện để vi khuẩn Hp có thể lây lan, khiến mọi người trong gia đình dễ dàng bị lây bệnh viêm loét dạ dày của nhau. Để hạn chế vấn đề này, mọi người có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:

- Nên chia mỗi người một phần ăn riêng biệt, không nên dùng chung các món canh, nước chấm. Mỗi người có một bát canh, bát nước chấm và thìa đũa riêng. Điều này có thể khiến tâm trạng người bệnh không vui, nhưng đây là cách tốt nhất để bệnh không bị lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.

- Xử lý các chất thải một cách hợp lý và sạch sẽ. Tuyệt đối không sử dụng phân để bón và tưới những loại rau ăn lá. Các thành viên cần có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt không ăn đồ sống, như là gỏi, rau sống…

- Đối với những người có vấn đề về dạ dày - tá tràng, cần phải tránh xa rượu bia, đồ ăn chua cay và đặc biệt là thuốc lá. Những chất như vậy có thể khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn.

Viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là trường hợp không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Vi khuẩn Hp có thể gây ra nhiều loại bệnh lý mãn tính ở dạ dày. cùng với đó, các nhà khoa học cũng đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị viêm loét dạ dày có nguy cơ cao phát triển thành bệnh ung thư.

Cụ thể, tỷ lệ những người bị dạ dày do khuẩn Hp gây ra như sau:

- Có khoảng 90% người bị bệnh viêm dạ dày có kết quả dương tính với vi khuẩn Hp.

- 75 - 85% người viêm loét dạ dày - tá tràng có vi khuẩn Hp trong dịch vị.

- 80 - 95% các ca thủng dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.

Với những nguy hiểm đã nói ở trên, người bệnh không nên chủ quan, hãy mau chóng tới gặp bác sĩ để có thể chẩn đoán và điều trị khi có bất kỳ dấu hiệu khác biệt nào về hệ tiêu hóa.

Quang Tuấn

ad syt ad

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 437 Lượt truy cập trong tuần: 64266 Lượt truy cập trong tháng: 197327 Lượt truy cập trong năm: 2795999 Tổng số lượt truy cập: 46863387 Về đầu trang

Từ khóa » Khuẩn Hp Dạ Dày Có Lây Không