Viêm Lưỡi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân & Điều Trị - Pacific Cross Vietnam
Nội dung bài viết / Table of Contents
- Viêm lưỡi là bệnh gì?
- Triệu chứng bị viêm lưỡi cần chú ý:
- Những dấu hiệu và triệu chứng viêm lưỡi là gì?
- Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân viêm lưỡi
- Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm lưỡi?
- Nguy cơ mắc phải chứng viêm lưỡi
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lưỡi?
- Chẩn đoán & điều trị viêm lưỡi hiệu quả
- Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm lưỡi?
- Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm lưỡi?
- Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bị viêm lưỡi
- Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh viêm lưỡi?
- Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm lưỡi
Bệnh viêm lưỡi là một tình trạng thường gặp và không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn khi ăn uống. Bệnh này thường xảy ra do một số nguyên nhân như thói quen hút thuốc, bị chấn thương trong khi ăn hoặc chải răng, tăng sản xuất acid trong dạ dày, hoặc do một số bệnh lý khác.
Viêm lưỡi là bệnh gì?
Viêm lưỡi là tình trạng bị đau lưỡi kéo dài dẫn đến sưng và viêm. Điều này thường làm cho bề mặt lưỡi trơn và nhẵn.
Có nhiều loại viêm lưỡi khác nhau bao gồm:
- Viêm lưỡi cấp tính là tình trạng viêm lưỡi xuất hiện đột ngột và thường có các triệu chứng nghiêm trọng. Đây là loại viêm lưỡi thường phát triển với một phản ứng dị ứng.
- Lưỡi bị đau mãn tính là tình trạng viêm lưỡi liên tục tái phát. Loại viêm lưỡi này có thể bắt đầu với triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác.
- Viêm lưỡi teo, còn được gọi là viêm lưỡi Hunter, xảy ra khi nhiều nhú lưỡi bị mất. Điều này dẫn đến những thay đổi về màu sắc và kết cấu của lưỡi. Đây là loại viêm lưỡi thường làm cho lưỡi bóng.
- Viêm lưỡi bản đồ là một bệnh lý miệng phổ biến, được đặc trưng bởi một hoặc nhiều vùng lưỡi sưng đỏ, có hình dạng và kích thước khác nhau, giống như bản đồ. Viêm lưỡi bản đồ thường gây ra cảm giác khó chịu, đau rát khi ăn hoặc nói, và có thể làm giảm khẩu vị của bạn.
Triệu chứng bị viêm lưỡi cần chú ý:
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm lưỡi là gì?
Các triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân viêm lưỡi gồm:
- Đau hoặc nhạy cảm ở lưỡi
- Sưng lưỡi
- Thay đổi màu sắc của lưỡi
- Không có khả năng nói chuyện, ăn uống hoặc nuốt
- Mất nhú trên bề mặt của lưỡi
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh lý, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân viêm lưỡi
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm lưỡi?
1. Phản ứng dị ứng
Các phản ứng dị ứng với thuốc, thực phẩm và các chất kích thích tiềm ẩn khác có thể làm nặng thêm tình trạng của nhú và các mô cơ của lưỡi. Các chất kích thích bao gồm kem đánh răng và một số loại thuốc điều trị cao huyết áp.
2. Các loại bệnh
Một số bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch có thể tấn công cơ và nhú lưỡi. Herpes simplex, một loại virus gây mụn rộp và phồng quanh miệng, có thể là nguyên nhân gây bệnh sưng viêm và đau ở lưỡi.
3. Nồng độ sắt thấp
Không đủ sắt trong máu có thể là nguyên nhân gây gây ra viêm lưỡi. Sắt điều hòa sự tăng trưởng tế bào bằng cách giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đến các cơ quan, mô và cơ bắp.
Nồng độ sắt trong máu thấp có thể dẫn đến mức myoglobin thấp. Myoglobin là một trong các protein của tế bào hồng cầu, rất quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp, bao gồm mô cơ của lưỡi.
4. Chấn thương miệng
Tổn thương gây ra do chấn thương miệng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của lưỡi. Viêm có thể xảy ra vì các vết cắt và vết bỏng trên lưỡi hoặc các thiết bị nha khoa như niềng răng.
5. Thiếu chất
Thiếu vitamin cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến về bệnh viêm lưỡi. Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất nuôi tế bào trong cơ thể.
Nguy cơ mắc phải chứng viêm lưỡi
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lưỡi?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm lưỡi như là:
- Chấn thương miệng
- Ăn thức ăn cay
- Đeo niềng răng hoặc răng giả gây kích thích lưỡi
- Bị nhiễm Herpes
- Nồng độ sắt trong máu thấp
- Bị dị ứng thức ăn
- Rối loạn hệ thống miễn dịch
Chẩn đoán & điều trị viêm lưỡi hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm lưỡi?
Nha sĩ hoặc bác sĩ có thể đánh giá tình trạng này. Họ sẽ khám lại răng miệng sạch sẽ hơn để kiểm tra các va đập bất thường và mụn nước trên lưỡi, nướu và các mô mềm trong lưỡi. Mẫu nước bọt và máu cũng có thể được lấy và gửi đến một phòng thí nghiệm để kiểm tra thêm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm lưỡi?
Các cách chữa viêm lưỡi thường bao gồm kết hợp các thuốc và biện pháp tại nhà.
Thuốc
Kháng sinh và các thuốc khác loại bỏ các bệnh nhiễm trùng có thể được kê toa nếu vi khuẩn có mặt trong cơ thể. Bác sĩ cũng có thể kê toa corticoid tại chỗ để giảm tấy đỏ và trị biểu hiện đau nhức ở người bị viêm gai lưỡi.
Chăm sóc tại nhà
Đánh răng nhiều lần trong ngày có thể cải thiện sức khỏe của lưỡi, nướu và giữ vệ sinh răng miệng. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến viêm lưỡi và ngăn chặn tình trạng tái phát.
Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bị viêm lưỡi
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh viêm lưỡi?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với trị bệnh viêm lưỡi này:
- Chăm sóc răng miệng tốt. Đánh răng sạch ít nhất 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần một ngày.
- Thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các chất để điều trị các vấn đề dinh dưỡng.
- Tránh các chất kích thích (như thức ăn nóng hoặc cay, rượu và thuốc lá) để giảm bớt sự khó chịu.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm lưỡi
Nếu bạn đang bị viêm lưỡi, có một số loại thực phẩm có thể giúp giảm đau và khó chịu. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bị viêm lưỡi:
- Thực phẩm mềm: Thức ăn mềm như bột, cơm, khoai tây nghiền, súp hay cháo có thể giúp giảm đau và giúp bạn ăn uống dễ dàng hơn.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Viêm lưỡi thường xuất hiện do thiếu hụt vitamin C. Vì vậy, hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi, dâu tây, táo, hồng xiêm, quả chua và cà chua vào chế độ ăn uống của bạn.
- Thực phẩm giàu protein: Hãy ăn những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu và trứng để giúp tăng cường sức đề kháng và giúp phục hồi các tế bào mô.
- Nước: Nước có thể giúp giảm đau và giữ cho miệng bạn ẩm.
- Tránh các loại thực phẩm cay, chua và cứng: Những thực phẩm này có thể làm tăng đau và khó chịu cho lưỡi của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn từ hôm nay, bạn đã từng nghĩ đến việc tích lũy một khoản tiền cho bản thân hay chưa? Các gói bảo hiểm sức khỏe được ra đời nhằm giúp mọi người chăm lo nhiều hơn cho bản thân.
Thấu hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe, Pacific Cross Việt Nam hy vọng được đồng hành để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân thân trên chặn đường phía trước. Chúng tôi cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp cho từng yêu cầu và ngân sách khác nhau của khách hàng. Và để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại tin nhắn TẠI ĐÂY.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Viêm cơ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu
- Viêm VA là gì: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi: nguyên nhân – cách điều trị
Nguồn tham khảo:
- Glossitis
- https://medlineplus.gov/ency/article/001053.htm.
- Everything You Need to Know About Glossitis
https://www.healthline.com/health/glossitis.
Từ khóa » V Lưỡi Là Gì
-
Giải Phẫu Lưỡi Người: Hình ảnh, Cấu Tạo, Chức Năng | Vinmec
-
Lưỡi: Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp - YouMed
-
Viêm Amidan Lưỡi: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Chiếc Lưỡi - Những Sự Thật Khó Tin Và Thú Vị
-
Viêm Lưỡi Là Bệnh Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Nốt đỏ ở Sau Lưỡi Và đáy Lưỡi, Có Phải Bị Ung Thư Không? | VOV.VN
-
U Nhú Lưỡi Có Nguy Hiểm Không Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
-
Viêm Họng Hạt ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Nhanh Chóng
-
Dính Thắng Lưỡi Trẻ Em: Phẫu Thuật Dính Thắng Lưỡi Bao Nhiêu Tiền
-
Ung Thư Lưỡi: Nguyên Nhân, Nhận Biết, Phòng Và điều Trị
-
Phẫu Thuật Cắt Lưỡi Bán Phần Trong điều Trị Ung Thư Lưỡi | BvNTP
-
Thức Dậy Giữa đêm Bị Khô Và đắng Miệng, Bác Sĩ Cảnh ... - Medinet
-
Chẩn đoán Và Điều Trị Rối Loạn Vị Giác | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Những Sự Thật Thú Vị Về Lưỡi | VIAM