Viêm Lưỡi Là Bệnh Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Chuyên mục sức khỏe
Tiểu đường
Bệnh tim mạch
Bệnh hô hấp
Ung thư - Ung bướu
Bệnh tiêu hóa
Tâm lý - Tâm thần
Xem tất cả chuyên mụcTâm điểm
Các chủ đề Tâm điểmCả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi
Chiến binh mẹ sinh mổ
Gia nhập đội ngũ Bác Sỹ Chuyên Gia
Cắt cơn chóng mặt
Kiểm tra sức khỏeCông cụ sức khỏe
Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?
Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm
Công cụ kiểm tra sức khoẻ da
Công cụ dự đoán chiều cao của bé
Theo dõi cử động của thai nhi
Tính ngay với Hello Bacsi app
5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!
Xem tất cả công cụCông cụ nổi bật
Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai
Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.
Xem thêmĐo chỉ số BMI
Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.
Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.
Xem thêmCộng đồngTìm cộng đồng của bạn
Mang thai
Tiểu đường
Nuôi dạy con
Bệnh truyền nhiễm
Sức khỏe phụ nữ
Sức khỏe tinh thần
Xem tất cả cộng đồngBài đăng nổi bật
Xem thêmCommunity AdminMang thai•7 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTCommunity AdminThể dục thể thao•2 months💁♀️ [Minigame] - TẢI APP - NHẬN NGAY 100KCommunity AdminThể dục thể thao•a month🌟 SĂN VOUCHER, ĐÓN LỄ HỘI CÙNG HELLOBACSI! 🌟Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppBệnh tai mũi họngBệnh về họngTổng quan
Viêm lưỡi là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị- Bệnh viêm lưỡi
- Triệu chứng viêm lưỡi là gì?
- Điểm mặt 5 nguyên nhân phổ biến gây viêm lưỡi
- Bệnh viêm lưỡi được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
- Phòng ngừa
Viêm lưỡi là tình trạng lưỡi bị viêm và sưng lên nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng có thể bao gồm thuốc kháng sinh, thay đổi chế độ ăn uống và cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu để hiểu hơn về bệnh viêm lưỡi, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh viêm lưỡi
Nhiều người thường thắc mắc bệnh viêm lưỡi là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, viêm lưỡi là tình trạng khiến lưỡi sưng tấy, thay đổi màu sắc và xuất hiện các biểu hiện bất thường trên lưỡi. Bệnh có thể làm cho các nhú lưỡi biến mất. Các nhú lưỡi này có chứa hàng nghìn nụ vị giác, giúp bạn có thể cảm nhận được thức ăn.
Viêm lưỡi có thể xuất hiện đột ngột (viêm lưỡi cấp tính) hoặc có thể tái phát theo thời gian (viêm lưỡi mãn tính).
Tình trạng viêm nghiêm trọng có thể gây đau, sưng và đỏ lưỡi. Do đó, nếu bị bệnh viêm lưỡi, bạn có thể phải thay đổi cách ăn uống và nói chuyện.
Có một số dạng viêm lưỡi khác nhau, cụ thể:
- Viêm lưỡi teo: Bệnh còn được gọi là viêm lưỡi Hunter, viêm lưỡi teo xảy ra khi bạn mất nhiều gai lưỡi (những vết sưng nhỏ trên lưỡi có chứa nụ vị giác). Khi điều này xảy ra, lưỡi của bạn có thể trông nhẵn và bóng.
- Viêm lưỡi hình thoi trung bình: Đặc trưng bởi một vùng đỏ, nhẵn, bằng phẳng hoặc nổi lên trên bề mặt lưỡi, loại viêm lưỡi này ảnh hưởng đến vùng giữa hoặc sau lưỡi của bạn. Hầu hết các chuyên gia tin rằng viêm lưỡi hình thoi trung bình là biểu hiện của tình trạng nhiễm nấm (viêm lưỡi do nấm candida).
- Lưỡi địa lý (lưỡi bản đồ) . Đôi khi được gọi là viêm lưỡi di chuyển lành tính, lưỡi địa lý gây ra các mảng thiếu nhú và các tổn thương màu đỏ nhẵn, giống như bản đồ. Mặc dù tình trạng này là viêm, nhưng nó hoàn toàn vô hại.
- Hội chứng bỏng lưỡi: Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến đầu lưỡi và vòm miệng của bạn. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi nhưng có phổ biến hơn ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Đó là lý do tại sao các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn gọi nó là viêm lưỡi mãn kinh.
Triệu chứng viêm lưỡi là gì?
Nhiều người thường thắc mắc dấu hiệu viêm gai lưỡi là gì, làm sao để nhận biết? Theo các chuyên gia sức khỏe, mỗi người sẽ có biểu hiện bệnh viêm lưỡi khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra. Các triệu chứng viêm lưỡi phổ biến của bệnh gồm:
- Sưng lưỡi
- Bị đau ở lưỡi
- Rát hoặc ngứa ở lưỡi
- Thay đổi cấu trúc bề mặt của lưỡi do thay đổi kích thước và hình dạng của nhú lưỡi
- Bề mặt lưỡi có nhiều màu sắc khác nhau
- Mất khả năng nói hoặc ăn uống bình thường
- Khó nuốt
Điểm mặt 5 nguyên nhân phổ biến gây viêm lưỡi
Theo các chuyên gia sức khỏe, một số tình trạng có thể gây ra bệnh viêm lưỡi như:
1. Phản ứng dị ứng
Phản ứng dị ứng với thuốc, thức ăn và các chất kích ứng tiềm ẩn khác có thể làm trầm trọng thêm các u nhú và các mô cơ của lưỡi. Chất kích ứng có thể có trong kem đánh răng và một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp.
2. Bệnh lý
Một số bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch có thể tấn công các cơ và nhú của lưỡi. Herpes simplex, một loại virus gây ra mụn rộp và mụn nước quanh miệng, có thể góp phần làm sưng, viêm và đau lưỡi.
Ngoài ra, những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như hội chứng Sjögren cũng có nguy cơ bị viêm lưỡi.
3. Nồng độ sắt trong máu thấp
Không đủ sắt trong máu có thể gây bệnh viêm lưỡi. Sắt điều chỉnh sự phát triển của tế bào bằng cách giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy đến các cơ quan, mô và cơ. Mức sắt trong máu thấp có thể dẫn đến lượng myoglobin thấp. Myoglobin là một protein trong các tế bào hồng cầu, rất quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp, bao gồm cả mô cơ của lưỡi.
4. Chấn thương miệng
Chấn thương do vết thương ở miệng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của lưỡi và cũng là nguyên nhân viêm lưỡi. Viêm có thể xảy ra do vết cắt và vết bỏng trên lưỡi hoặc các thiết bị nha khoa như mắc cài niềng răng.
5. Các nguyên nhân khác
Thực tế là bất cứ ai cũng có thể bị viêm lưỡi. Ngoài 4 nguyên nhân cơ bản kể trên, bạn có nhiều nguy cơ bị viêm lưỡi nếu:
- Có răng giả, đang niềng răng hoặc sử dụng các thiết bị miệng khác gây kích ứng lưỡi
- Thói quen ăn thức ăn cay
- Hút thuốc lá.
Bệnh viêm lưỡi có lây không?
Bản thân bệnh viêm lưỡi không lây. Nhưng bạn có thể truyền bất kỳ bệnh nhiễm trùng cơ bản nào sang cho người khác. Ví dụ, nếu bạn bị viêm lưỡi do mụn rộp miệng, nguy cơ nhiễm trùng có thể lây lan qua nước bọt.Bệnh viêm lưỡi được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ chỉ cần quan sát miệng của người bị viêm lưỡi để kiểm tra các vết sưng và phồng rộp bất thường trên lưỡi, nướu và các mô mềm. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước bọt và máu để làm xét nghiệm, từ đó giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị viêm lưỡi phù hợp.
Bệnh viêm lưỡi được điều trị như thế nào?
Nhiều người thường thắc mắc viêm lưỡi uống thuốc gì hay viêm gai lưỡi uống thuốc gì hay lưỡi bị viêm uống gì cho nhanh khỏi? Theo các chuyên gia sức khỏe, việc điều trị bệnh viêm lưỡi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nói chung, bệnh đáp ứng tốt với điều trị khi bác sĩ đã xác định được nguyên nhân cơ bản.
Các phương pháp điều trị viêm lưỡi phổ biến bao gồm:
Thuốc
Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho những người bị viêm lưỡi do bệnh hoặc nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng virus có thể giúp loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus tương ứng.
Trong một số trường hợp, các bác sĩ cũng có thể kê thuốc mỡ corticosteroid cho bạn dùng để giúp giảm đau nhức và tấy đỏ.
Bổ sung và thay đổi chế độ ăn uống
Nếu tình trạng thiếu hụt dưỡng chất của bạn là do bệnh lý có từ trước, chẳng hạn như bệnh celiac, bác sĩ có thể đề nghị điều trị kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát tình trạng sức khỏe cơ bản.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn dùng thực phẩm chức năng và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh nếu bị viêm lưỡi do thiếu dinh dưỡng.
Loại bỏ các yếu tố kích hoạt
Nếu bạn bị viêm lưỡi bùng phát sau khi ăn thức ăn cay, hãy tránh những thức ăn này trong một thời gian nhất định để lưỡi phục hồi. Nếu bạn dễ bị viêm lưỡi, bạn cũng nên bỏ hút thuốc và giảm uống rượu (nếu có).
Vệ sinh răng miệng tốt
Thói quen giữ vệ sinh răng miệng tốt giúp loại bỏ các vi sinh vật có hại có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hãy đánh răng 2- 3 lần/ngày bằng bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có chất florua không ăn mòn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày. Ngoài ra, đừng quên chải lưỡi.
Lưu ý
Nếu bạn bị viêm lưỡi mãn tính hoặc tái phát, hãy hỏi bác sĩ về các cách kiểm soát các triệu chứng trong thời gian bùng phát.Phòng ngừa
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm lưỡi?
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh bằng cách:
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên
- Tránh các chất kích thích, chẳng hạn như thức ăn cay – nóng, thuốc lá và thức ăn có tính axit.
Quá trình phục hồi bệnh sẽ mất thời gian và cần được điều trị thích hợp. Trong thời gian điều trị, bạn nên tránh ăn thức ăn có thể gây kích ứng lưỡi và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Nếu các triệu chứng không biến mất sau một thời gian, hãy đến gặp bác sĩ. Trong trường hợp lưỡi bị sưng nghiêm trọng và bắt đầu tắc nghẽn đường hô hấp, bạn nên gọi cấp cứu vì tình trạng sưng tấy nặng có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
[embed-health-tool-heart-rate]
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
Glossitis https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23987-glossitis Ngày truy cập 19/01/2023
Glossitis. https://medlineplus.gov/ency/article/001053.htm. Ngày truy cập 04/05/2018
Glossitis. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560627/. Ngày truy cập 4/5/2021
Glossitis https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/glossitis Ngày truy cập: 16/03/2022
Everything You Need to Know About Glossitis. https://www.healthline.com/health/glossitis. Ngày truy cập 04/05/2018
Glossitis. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322135. Ngày truy cập 4/5/2018
Glossitis. https://www.healthgrades.com/right-care/oral-health/glossitis. Ngày truy cập 4/5/2021
Lịch sử phiên bản
Phiên bản hiện tại
19/01/2023
Tác giả: Lan Quan
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi
Cập nhật bởi: Lan Quan
Bài viết liên quan
Những sự thật về lưỡi bạn nên nghe qua ít nhất một lần
Viêm lưỡi gà: Bạn đã biết rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị?
Tham vấn y khoa:
Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi
Đa khoa · Hello Bacsi
Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 19/01/2023
Quảng cáoBài viết này có hữu ích với bạn?
Quảng cáoQuảng cáoLoadingTừ khóa » đau Rát Bề Mặt Lưỡi
-
Đau Rát Lưỡi, Khô Miệng Kéo Dài: Đừng Bỏ Qua - Vinmec
-
7 Loại Bệnh Về Lưỡi Thường Gặp
-
Đau Rát Lưỡi Là Bệnh Gì? Có Phải Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý Nguy ...
-
Bị Tê đầu Lưỡi, Nóng Rát Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì
-
Triệu Chứng Lưỡi Rát - VOA Tiếng Việt
-
Dấu Hiệu Ung Thư Lưỡi Mà Bạn Dễ Dàng Bỏ Qua - Bệnh Viện K
-
Rát Lưỡi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Hạn Chế Tiến Triển Của ...
-
Bệnh Viêm Lưỡi ở Người Lớn điều Trị Thế Nào? - Nha Khoa Đông Nam®
-
Cảnh Giác Dấu Hiệu Bất Thường Của Lưỡi - VnExpress Sức Khỏe
-
Khô Miệng Rát Lưỡi Là Bệnh Gì? Triệu Chứng - Cách Chữa
-
Những Dấu Hiệu ở Lưỡi Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm, đi Khám Ngay ...
-
Thay đổi Màu Sắc Lưỡi Và Các Thay đổi Khác - Rối Loạn Nha Khoa
-
Hội Chứng Miệng Bỏng Rát: Nguyên Nhân Do đâu, điều Trị Thế Nào?
-
Đau Rát Lưỡi Là Bị Gì? Cách Chữa đau Rát Lưỡi Hiệu Quả Nhất - LinkedIn
-
Các Vấn đề Thường Gặp ở Lưỡi - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Viêm Lưỡi Bản đồ - Dấu Hiệu, Hướng Xử Lý - Sở Y Tế Nam Định
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Viêm Lưỡi | VIAM